Cuộc họp 4 bên giữa Nga, Đức, Pháp và Ukraine tại Kazakhstan vào 15.1 tới thu hút sự chú ý lớn của báo chí thế giới. Đơn giản vì cuộc họp này sẽ quyết định bức tranh chính trị thế giới trong năm 2015.
Mỹ luôn là nhân vật chính trong các sự kiện lớn thế giới bị loại khỏi cuộc họp ở Kazakhstan. Điều này khiến lãnh đạo Mỹ, Barack Obama có cảm xúc rất khó diễn tả.
Có lẽ cảm thấy mất mặt khi đứng ngoài sự kiện quan trọng này, lãnh đạo Mỹ - Anh quyết định tìm đến nhau để giết thời gian và để cho thế giới biết họ vẫn không đứng ngoài cuộc chơi tại khủng hoảng Ukraine. Trong lúc lãnh đạo Pháp, Đức, Nga, Ukraine ngồi họp bàn tại Kazakhstan thì ông Obama sẽ cùng với Thủ tướng David Cameron sẽ ngồi ăn tối với nhau tại Nhà Trắng.
Hôm thứ Bảy tuần trước, Nhà Trắng công bố tin ông Cameron sẽ đến Mỹ vào 15.1 trong một chuyến thăm 2 ngày bao gồm một bữa ăn tối vào thứ Năm và hai bên sẽ họp tại phòng Bầu dục vào thứ Sáu tới. Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ và Anh đã làm việc chặt chẽ trong năm 2014 về một số vấn đề cấp bách nhất trên toàn cầu và hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận làm thế nào để thúc đẩy chúng trong năm 2015.
"Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về một loạt vấn đề bao gồm tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế, an ninh mạng, Iran, Isil, chống khủng bố, Ebola và hành động của Nga ở Ukraine", một tuyên bố của Nhà Trắng.
Có thể dễ dàng nhận thấy cuộc gặp gỡ của Mỹ và Anh rơi vào thời điểm đặc biệt vì nó không sớm hơn, không muộn hơn so với cuộc họp thượng đỉnh ở Kazakhstan mà trùng ngay 15.1.
Tuy nhiên, báo Nga cho rằng cuộc gặp của hai lãnh đạo Mỹ và Anh được sắp xếp một cách cập rập, vội vã chỉ nhằm để chữa thẹn vì không được dự cuộc họp 4 bên.
Theo báo Nga, nếu Anh và Mỹ cần trao đối hợp tác vấn đề quốc tế thì họ có thể điện đàm và nếu muốn gặp nhau thắt chặt tình đồng minh thì có thể chọn một thời điểm khác thay vì khoảng thời gian khá bận rộn của cả hai.
Hôm thứ Hai, ông Obama vừa phải phát biểu tại Ủy ban Thương mại Liên bang để thảo luận về các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng. Trong khi đó, ông Cameron vừa sang Pháp tham dự một cuộc tuần hành chống khủng bố ở Paris.
Đơn giản là cả Mỹ và Anh muốn chứng tỏ cho thế giới thấy họ vẫn là những nước lãnh đạo toàn cầu và có trách nhiệm trong mọi vấn đề quốc tế quan trọng nhất. Vì vậy, họ cần một hành động mang tính biểu tượng để chứng minh cho mọi người thấy họ vẫn không đứng ngoài những sự kiện lớn mà cách tốt nhất là gặp gỡ nhau.
Như vậy thì ít ra thông tin cuộc gặp gỡ của ông Obama và Cameron giữa tuần này cũng xuất hiện bên cạnh cuộc họp thượng đỉnh 4 bên ở Kazakhstan. Chỉ có điều, cuộc gặp gỡ của ông Obama và Cameron chẳng có gì đáng bàn khi Anh luôn ủng hộ Mỹ trong mọi vấn đề quốc tế.
Anh Tú (theo Itar Tass)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét