Trước sự kiện Maidan, Mỹ cũng đã từng thử thúc đẩy “Cách mạng màu” ở Nga, qua sự kiện “Quảng trường Bolotnaya” nhưng Moscow đã không để Washington đạt ý nguyện.
Ukraine không nên gia nhập Liên minh châu Âu và NATO
Reuters hôm 12-1 đã đăng tải bài viết của tác giả Andrei Tsygankov chỉ ra những lý do Ukraine không nên gia nhập NATO là Washington chỉ coi Kiev là “con tốt thí” hay “tên lính tiền tiêu” trong chiến lược chống Nga. Càng nghe theo Mỹ và NATO, Ukraine sẽ càng khủng hoảng trầm trọng hơn.
Kết hợp với quan điểm của một số chuyên gia Nga, chúng ta có thể nhận thấy một điều là chừng nào Mỹ còn chưa thay đổi quan điểm thù địch với Nga thì cuộc khủng hoảng ở Ukraine còn chưa có hy vọng chấm dứt, thậm chí nó có thể lan rộng ra cả châu Âu.
Theo ông Tsygankov, có rất nhiều lý do khiến phương Tây muốn kiềm chế Nga. Điều quan trọng nhất là họ không muốn thấy sự trỗi dậy của một “Gấu Nga” hùng mạnh, dẫn đầu những thế lực chống Mỹ và NATO, phá vỡ thế độc tôn của Mỹ, hình thành một thế giới đa cực.
Bởi vậy, một số nước phương Tây tin rằng thay đổi chế độ thân Nga ở Ukraine, vũ trang cho chính quyền mới ở Kiev, kết nạp Ukraine vào NATO với mục đích biến quốc gia này thành tiền đồn chống Nga là cách tốt nhất để Moscow vướng vào những rắc rối, sa lầy trong khủng hoảng. Đó là một ý tưởng nguy hiểm.
Từ khi ông Putin lên nắm quyền, Nga đã có sự hồi sinh thần kỳ, điều đó khiến cho Mỹ và NATO cảm thấy bất an. Cuộc chiến tranh ở Gruzia năm 2008, vụ sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và cuộc chiến khí đốt ở Ukraine là những lý do khiến châu Âu và Mỹ lo ngại về cái gọi là sự "bành trướng" của Nga.
Khác với vụ Quảng trường Maidan-Ukraine, Nga đã dập tắt cuộc biểu tình trên “Quảng trường Bolotnaya” |
Có nhiều lý do để tin rằng hành động này sẽ được Moscow coi là sự khiêu khích đối với Nga. Sự mở rộng ảnh hưởng của phương Tây ở Đông Âu, sự bành trướng sang phía đông của NATO, sự tăng cường lực lượng, vũ khí và các cơ chế quân sự mới như lực lượng phản ứng nhanh của khối này ở châu Âu sẽ được Nga coi là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của mình.
Các chuyên gia chính sách đối ngoại của Nga xem NATO vẫn là một mối đe dọa hữu hình nhất đối với đất nước của mình và tin rằng tổ chức quân sự này đang tạo ra một liên minh phương Tây chống lại Nga thông qua các cuộc cách mạng màu ở các nước thuộc Liên Xô cũ như Gruzia, Kyrgyzstan và Ukraine.
Đỉnh cao của sự khiêu khích này là việc phương Tây hỗ trợ cuộc biểu tình lật đổ chính phủ hợp hiến của ông Yanukovych ở Kiev, xây dựng chính quyền thân phương Tây hiếu chiến đã được Tổng thống Putin xem là hành động "vượt qua ranh giới, khiêu khích, hành động vô trách nhiệm và thiếu chuyên nghiệp".
Hoa Kỳ tiến hành những sự việc này bằng con đường mà họ đã “đi mòn lối”. và đã thành công ở nhiều nơi trên thế giới ví dụ như Ai Cập, Lybia, và trực tiếp vụ biểu tình ủng hộ xu hướng theo về EU, kết thúc bằng bạo loạn và lật đổ chính quyền ở quảng trường Độc Lập ở thủ đô Kiev của Ukraine.
Nguy cơ xảy ra một cuộc đảo chính mới đang tồn tại ở tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, nằm trong Cộng đồng các Quốc gia Độc lập SNG (hay còn gọi là CIS). Washington đã khéo léo sử dụng các vấn đề dân tộc ở Ukraine cho mục đích riêng của họ. Và Euromaidan mới chỉ là khởi đầu mà thôi. Dường như sẽ còn nhiều “con tốt” giống như Kiev.
Ukraine chỉ là “con tốt thí” trong cuộc đấu giữa Nga với phương Tây |
Hiện nay, Ukraine đã “tan đàn xẻ nghé”, đất nước đứng trước bờ vực nội chiến, những hy vọng về một sự hòa hợp dân tộc và thống nhất đất nước đang dần tắt lịm khi chính quyền Kiev vẫn đang “cố sống cố chết” đi theo con đường mà “lãnh tụ” Mỹ và các thế lực phương Tây khác đã vạch ra.
Tác giả Andrei Tsygankov cho rằng, phương sách tốt nhất là Ukraine nên học tập Phần Lan, tuyên bố rõ ràng về mục đích trung lập, đứng giữa trung hòa mối quan hệ, thậm chí là cầu nối giữa Nga với phương Tây. Khi đó, Kiev sẽ được lợi rất nhiều và không phải gặp bất ổn và nội chiến liên miên như hiện nay.
Phương Tây đã từng âm mưu thúc đẩy cách mạng màu ở Nga
Theo nhà phân tích chính trị Ukraine Yury Gorodnenko, xung đột sắc tộc và nội chiến ở đất nước này là hậu quả của chính sách giấu mặt của Washington, chủ yếu là hướng tới chống Moscow, còn Kiev chỉ là một quân bài không hơn không kém.
Ông Gorodnenko nhấn mạnh, Hoa Kỳ sẽ không chỉ giới hạn bởi một nước Ukraine mà thôi. Bất kỳ quốc gia nào trong không gian Liên Xô cũ cũng có thể là mục tiêu tiếp theo. Thậm chí, phương Tây cũng đã âm mưu thúc đẩy cách mạng màu ở Nga nhưng đã bị Moscow bóp nghẹt ngay từ trứng nước.
Ông Gorodnenko cho rằng, Ukraine là sự tấn công gián tiếp của Mỹ chống Nga. Tất cả mọi việc xảy ra ở đất nước này không nhằm chống lại Kiev, mà cốt lõi là Washington muốn loại bỏ đối thủ cạnh tranh chính của mình là Moscow. Mỹ không thể tấn công trực tiếp nên đã thông qua phe đối lập, với sự kiện “Quảng trường Bolotnaya”.
Chừng nào Mỹ chưa thay đổi quan điểm thù địch với Nga, tình hình Ukraine vẫn sẽ không có lối thoát |
“Các thế lực chống Nga đã nỗ lực cho một cuộc chính biến như ở Ukraine nhưng họ đã thất bại toàn diện. Do đó họ cố gắng để làm mất ổn định tình hình ở các nước láng giềng với Nga. Biên giới mở cửa và các vấn đề kinh tế chủ yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Nga” - ông Yury Gorodnenko kết luận.
Nhắc lại chuyện ngày 6-5-2012, “Cuộc tuần hành triệu người” ở Moscow - hoạt động xuống đường của các phe phái đối lập Nga (có đăng ký trước) nhưng nhằm mục đích kích động bạo lực, khởi đầu trong hòa bình và kết thúc bằng những cuộc xô xát.
Kịch bản này không khác gì so với vụ chính biến ở Quảng trường Độc Lập - Ukraine, do Mỹ và phương Tây giật dây.
Ông Sergei Mitrokhin, Chủ tịch đảng đối lập Yabloko nói rằng: “Ngay từ đầu, các đối tượng cấp tiến và cách mạng đã kéo tấm mềm về phía mình, không cho bất cứ lực lượng chính trị khác cơ hội tham gia toàn diện và đã có bộ phận tham gia tuần hành thừa nhận, họ bị những người cùng biểu tình thúc ép hành động cực đoan”.
Thêm vào đó, được biết là các nhà tổ chức diễu hành còn tuyển người làm lá chắn sống, sử dụng họ nhằm tổ chức một hành động mù quáng, để sau đó đổ lỗi cho cảnh sát về những gì đã xảy ra. Kịch bản này có khác gì so với cuộc bạo loạn trên quảng trường Maidan ở Ukraine?
"Cuộc tuần hành triệu người" đã được lên kế hoạch trước dưới hình thức một hành động khiêu khích có chuẩn bị và tính toán kỹ, không hề là một sự kiện tự phát. Một số lượng lớn bình xịt, pháo bông, bom xăng và những thứ khác đã được chuẩn bị với số lượng lớn. Mục đích của họ là đổ lỗi cho cảnh sát về những gì đã xảy ra.
Nếu Kiev không tận dụng cơ hội cuối cùng, mọi chuyện sẽ vô phương cứu vãn |
Một số ý kiến đánh giá hành động của cảnh sát chống người biểu tình là hung bạo và không phù hợp với tình huống nhưng nhát ngôn của cảnh sát Moscow khẳng định rằng, cơ quan an ninh đã không vượt quá thẩm quyền và chỉ hành động với mục đích gìn giữ trật tự mà các nhà tổ chức biểu tình tìm cách phá vỡ.
Và ông Putin đã ra lệnh cho cảnh sát “hành động chính xác” để dập tắt nguy cơ bạo loạn này. Sau cuộc mít tinh với sự tham gia của từ 50.000 đến 100.000, được tổ chức ngay trước ngày Tổng thống Putin nhậm chức, đã có hơn 400 người đã bị bắt và hàng chục người bị thương.
Tác giả Tsygankov cho rằng Tổng thống Nga Putin sẽ không cho phép Mỹ được “trêu ngươi mình”.
Ông Putin đã nhiều lần thử thách ý chí của phương Tây thông qua các cuộc tuần tra áp sát không phận của các nước này bằng không quân ném bom chiến lược, bắt giữ nhân viên Estonia chỉ hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Tallinn...
Các động thái của NATO đã làm gia tăng thái độ thù địch của nhân dân Nga đối với khối liên minh quân sự này. Do đó, việc NATO hay EU kết nạp Ukraine sẽ chỉ khiến Nga đi từ trạng thái giận dữ sang hành động phản ứng quyết liệt và có thể gây ra một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn tại châu Âu.
Mọi cố gắng ngoại giao của Nga cùng những nguyện vọng của nhân dân đông nam Ukraine dường như không khiến cho chính quyền Ukraine thay đổi suy nghĩ về con đường phát triển của đất nước này. Có thể nói, nếu Kiev không tận dụng cơ hội cuối cùng vì tương lai của chính dân tộc Ukraine thì mọi chuyện sẽ vô phương cứu vãn.
Thiên Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét