CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Pháp bàn giao hay chịu thiệt ôm 2 đống sắt vụn Mistral?

Pháp đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn là bàn giao tàu đổ bộ trực thăng Mistral cho Nga hay bồi thường xong, ngồi ôm 2 đống sắt vụn?

Mỹ, NATO không san sẻ gánh nặng cho Pháp
Cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra ở Ukraine vào năm 2014 đang tiếp tục tác động mạnh vào các quá trình chính trị và kinh tế bên ngoài biên giới nước này. Cả Mỹ, châu Âu và NATO đều không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của trừng phạt và đáp trả. Đặc biệt là Paris đang đứng trước những khó khăn lớn.
Một trong những hậu quả của cuộc khủng hoảng là việc Pháp hoãn xuất khẩu sang Nga tàu đổ bộ lớp Mistral theo thỏa thuận liên chính phủ đã ký kết trước đấy. Mặc dù Pháp nỗ lực biện minh cho động thái này với lý do hoàn cảnh bất khả kháng, vấn đề sẽ không khỏi gây ảnh hưởng nhất định trên thị trường vũ khí toàn cầu.
Lẽ ra, tàu đổ bộ lớp Mistral đầu tiên của Nga là “Vladivostok” phải được bàn giao cho bên đặt hàng là lực lượng Hải quân Nga vào ngày 14 tháng 11 năm 2014. Nhưng dưới sức ép của Mỹ và NATO lên Tổng thống Pháp Francois Hollande, việc bàn giao đã không diễn ra với lí do không liên quan gì đến hợp đồng là “chờ tình hình cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine tốt lên!”.
Pháp từ chối chuyển Mistral cho Nga, hy vọng ràng buộc thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine với điều kiện giao hàng, mặc dù những sự kiện này không hề liên quan tới hợp đồng thương mại giữa Nga và Pháp cũng như không thuộc khái niệm bất khả kháng được quy định trong hợp đồng.

Về phần mình, Nga đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và đang hoàn thành hạ tầng cảng tại Vladivostok để tiếp nhận tàu sân bay trực thăng đầu tiên.
Pháp chỉ có hai cách hành động là hoặc chuyển tàu cho Nga, hoặc chịu số tiền phạt gần 3 tỷ Euro và tìm người mua khác nhưng nước này sẽ phải chi ra số tiền không nhỏ để tu sửa tàu vì Nga sẽ tháo lấy phần đuôi và toàn bộ hệ thống cáp thông tin liên lạc trên tàu.
Thế nhưng, kể cả Pháp có sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế vì mục tiêu chính trị thì vẫn không dễ gì thực hiện điều này. Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã đề xuất Pháp bồi thường tiền cho Nga và sử dụng các tàu Mistral. Nhưng nếu thực sự cần thì người Pháp đã tự đóng tàu cho mình từ lâu nay.
Phap-chiu-thiet-vi-Mistral_bao-Dat-Viet.jpg
Phap-chiu-thiet-vi-Mistral_bao-Dat-Viet.jpg
Nếu bán ra nước ngoài, Pháp cũng khó có thể tìm ra khách hàng mua Mistral vì chả có ai “hồ hởi” với việc mua lại con tàu này. Thứ nhất là chi phí con tàu sẽ bị đội lên rất cao, thứ 2 là con tàu được chế tạo với định hướng cho trực thăng Ka-52K của Nga, bởi vậy ai sẽ hy vọng mua được các siêu trực thăng này?
Việc bán lại tàu Mistral cho các đối tác khác trong NATO như Canada và Đức là không khả thi. Các tàu sân bay trực thăng được thiết kế chứa máy bay trực thăng Nga và trang bị hệ thống liên lạc viễn thông, định vị của Nga. Chẳng có quốc gia NATO nào đó chịu đầu tư thêm hàng trăm triệu Euro tái thiết.
Ông Oleg Vladykin, biên tập viên tuần báo Quan sát quân sự độc lập của Nga cho biết: “Về tính năng của tàu, trước hết cần nói tới các thiết bị điện. Tất cả được thực hiện theo tiêu chuẩn Nga, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng Nga, nghĩa là các hệ thống vũ khí và trang thiết bị kết nối với mạng năng lượng khác hẳn tiêu chuẩn NATO và nhiều nước khác.”
Hơn thế, thiết bị điện tử của Nga cũng đã được lắp đặt trên Mistral. Trong trường hợp bán lại cho bên thứ ba, để trả lại tài sản cho Nga, Pháp cần phải “cưa đứt” vài modul trên tàu trả cho Nga. Lúc đó, con tàu đổ bộ trực thăng Mistral kiêu hùng sẽ chả khác nào “đống sắt vụn”.
Hướng bàn giao cho quân đội Ukraine
Paris đứng trước nguy cơ phải ôm hai con tàu đổ bộ trực thăng chẳng ai cần ngoại trừ Nga. Đã có đề nghị giao lại Mistral cho Ukraine nhưng đó không là gì khác ngoài nỗ lực thu hút sự chú ý tới Ukraine và giả sử nếu có là thật thì Kiev cũng không biết phải làm gì với chúng.
Ông Jacek Saryusz-Wolski, nghị sĩ Nghị viện châu Âu đã kêu gọi Pháp chuyển cho Ukraine quản lý tàu sân bay trực thăng Mistral để nước này "có thể bảo vệ vùng bờ Biển Đen trước sự bành trướng thế lực của Nga". Ý kiến này được nhà nghiên cứu Perekhod đánh giá là chẳng khác gì một “trò hề”.
Quân đội Ukraine hầu như không còn loại máy bay trực thăng nào có khả năng hoạt động, do đó mang cái tàu của Pháp về để làm gì? Ngay cả tiền để duy trì hoạt động của nó Ukraine cũng chả có thì lấy gì mà mua máy bay, làm sao mà vận hành được? - ông Perekhod cho biết.
Không ít người đã bật cười khi các “Ông nghị” châu Âu đưa ra cái ý tưởng kỳ quặc này. Hải quân Ukraine không những là tàu khu trục mà ngay cả một tàu hộ vệ cũng chả có cái nào ra hồn thì có mang tàu sân bay trực thăng này về đặt trên biển Đen cũng chỉ để làm bia tập bắn cho các chiến hạm Nga ở đây.
Việc phá hợp đồng Mistral có thể ảnh hưởng đến hợp đồng mua 126 chiếc Rafale của Ấn Độ
Việc phá hợp đồng Mistral có thể ảnh hưởng đến hợp đồng mua 126 chiếc Rafale của Ấn Độ
Chuyên gia quân sự độc lập Vladislav Shurigin cho biết ý kiến như sau:
Thứ nhất, ở Ukraine không có chỗ bố trí các tàu Mistral. Odessa là cảng duy nhất ít nhiều có thể phù hợp, nhưng tàu Mistral lại vô nghĩa với Ukraine vì nước này không có hạm đội Hải quân. Là chiến hạm chở trực thăng nhưng Mistral không thuộc loại tàu tấn công và cần được các tàu khác yểm trợ.
Thứ hai, tàu Mistral trong tay Ukraine trên Biển Đen là yếu tố vô dụng vì Ukraine không có chỗ nào cho các hoạt động đổ bộ. Với sức mạnh quân sự yếu ớt như vậy, Ukraine lo thân mình còn chưa xong nói gì đến đổ bộ tấn công ai?
Trước hết, Kiev sẽ phải mua lại của Paris mấy tàu sân bay trực thăng này, trong khi Ukaraine đang rất thiếu tiền, phải đi xin viện trợ quân sự từng đồng một. Ukraine cũng không có 16 trực thăng để bố trí trên tàu mà nếu muốn thì chỉ có thể mua trực thăng Nga, bởi các phương tiện khác đều không phù hợp.
Việc không bàn giao tàu sẽ khiến Pháp chịu rất nhiều thiệt hại. Một là người lao động Pháp mất việc, hai là phải trả lại tiền ứng trước để đóng tàu, đồng thời chịu phạt nặng, ba là vừa làm tăng chi phí của các công ty trong nước vì vấn đề "Mistral neo đậu ngoài kế hoạch" tại cảng Saint-Nazaire.
Hậu quả ghê gớm nhất là việc phá vỡ hợp đồng này sẽ phá hoại uy tín nhà cung cấp đáng tin cậy trên thị trường vũ khí thế giới. Nhiều nước muốn mua vũ khí quân sự của Pháp sẽ phải cân nhắc những rủi ro chính trị sẽ gặp phải. Thêm nữa, Paris sẽ phải đối mặt với làn sóng phản đối sự thiếu tự chủ trong chính sách đối ngoại trong chính nước mình.
Đối với Nga, thiếu Mistral không hẳn là vấn đề nghiêm trọng. Đúng là các tàu sân bay trực thăng sẽ cho phép lực lượng Hải quân Nga tăng cường sức mạnh, nhưng chúng chỉ là một trong các mắt xích của chuỗi hoạt động hiện đại hóa quân đội vẫn đang được xúc tiến.
Nga sẽ tiếp tục mở rộng hạ tầng cảng ở Vladivostok để đợi Mistral và những con tàu đổ bộ trực thăng khác trong tương lai. Tuy nhiên, xét tình hình hiện nay, cảng sẽ là nơi bố trí các tàu đổ bộ trực thăng hoàn toàn do Nga tự sản xuất, hiện đã bắt đầu được triển khai.
Huy Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét