CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Hoàng Sa dưới thời cai quản của vua Gia Long

VOV.VN - Vua Gia Long đã có một sự nghiệp lẫy lừng trên biển. Ông đã ghi mốc son trong lịch sử bằng việc khẳng định chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.

Thủy quân vốn là sức mạnh của quân đội nhà Nguyễn. Từ thời chúa Nguyễn lực lượng thủy quân đã là một binh chủng tinh nhuệ và hùng mạnh, là một lực lượng chủ chốt trong việc bảo vệ đất nước và quản lý, giám sát an ninh vùng biển, đường biển. Vua Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) rất chú trọng phát triển lực lượng thủy quân và kỹ thuật đóng tàu, đặc biệt là tàu chiến.
Vua Gia Long, vị vua đầu tiên, người sáng lập ra vương triều
nhà Nguyễn (Ảnh tư liệu)


Nhà vua đã lệnh cho Bộ Công biên soạn cuốn “Duyên hải lục” ghi chép độ sâu của thủy triều ven biển và cây số đường biển. M.A. Dubois de Jancigny, phái viên của Chính phủ Pháp ở Trung Quốc và Đông Dương đã mô tả lực lượng hải quân của vua Gia Long như sau: “Hạm đội bao gồm những pháo thuyền mang theo từ 16 đến 22 khẩu đại bác. Những thuyền lớn có từ 50 đến 70 mái chèo, những thuyền nhỏ có hơn 40 hoặc 44 mái chèo”.
Cùng với việc phát triển thủy quân, vua Gia Long đã có công lớn trong việc thực thi, khẳng định chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông. Đây là sự nghiệp lẫy lừng, quan trọng và là dấu son trong cuộc đời của vị vua có số phận đặc biệt này. Ngay từ khi lên ngôi, dù phải lo toan rất nhiều việc ngổn ngang sau những năm dài chiến tranh, quản lý cả một vùng lãnh thổ quốc gia rộng lớn nhất từ trước tới thời điểm đó, nhưng vua Gia Long đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng về vấn đề biển đảo.
Thời vua Gia Long, sách “Đại Nam thực lục” (Quốc sử quán triều Nguyễn) đã ghi chép 3 lần vua Gia Long phái quân ra Hoàng Sa để thực thi chủ quyền vào các năm: 1803, 1815, 1816. Hải đội Hoàng Sa được thành lập và hoạt động từ thời chúa Nguyễn xứ Đàng Trong và bị gián đoạn trong thời gian chiến tranh. Ngay khi mới lên ngôi, vào năm 1803, vua Gia Long đã cho khôi phục lại đội Hoàng Sa. Đội quân này không chỉ hoạt động ở vùng biển đảo Hoàng Sa mà kiêm quản các đội khác như đội Bắc Hải (Trường Sa) nên phạm vi hoạt động rộng khắp các đảo trên Biển Đông, cho tới các đảo phía nam ở khu vực Hà Tiên.
Những ghi chép về đội Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn nằm trong sách
"Đại Nam thực lục" (Ảnh tư liệu)
Liền trong 2 năm 1815, 1816, vua Gia Long sai thủy binh đi đo đạc thủy trình, thăm dò đường biển. Sử nhà Nguyễn ghi vắn tắt về việc này, song nhiều hồi ký, ghi chép của người phương Tây lại ghi khá cụ thể và khách quan, khẳng định việc xác lập chủ quyền của vua Gia Long ở Hoàng Sa và còn ghi nhận vua Gia Long trực tiếp ra cắm cờ ở Bãi Cát Vàng.
Trong cuốn hồi ký “Ghi chép về xứ Cochinchie”, một cố vấn người Pháp của vua Gia Long là J.B.Chaigneau đã viết: “Quần đảo Paracels gồm nhiều đảo nhỏ, ghềnh và mỏm đá không có dân cư. Vào năm 1816, vị Hoàng đế bấy giờ (tức vua Gia Long) đã tiếp nhận chủ quyền trên quần đảo này”.
Còn giám mục Jean Louis Taberd viết trong cuốn “Bức tranh Thế giới - Lịch sử và mô tả các dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán của họ”, được xuất bản tại Paris vào năm 1833 như sau: “Quần đảo Paracels mà người Việt gọi là Bãi Cát Vàng gồm rất nhiều hoang đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên… Những hoang đảo này đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong. Chúng tôi không rõ họ có thiết lập một cơ sở nào tại đó không; nhưng có điều chúng tôi biết chắc là Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của Ngài; vì vậy mà Ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong…
Sau đó, giám mục Jean Louis Taberd một lần nữa nhắc lại sự việc này trong một bài báo phát hành ở Ấn Độ năm 1849 với nội dung: “Năm 1816, nhà vua đã tới long trọng cắm cờ quốc gia của ông và chính thức giữ chủ quyền các hòn đảo này mà hình như không một ai tranh giành với ông”.
Đặc biệt, trong cuốn “Từ điển Latin - Việt” của giám mục Jean Louis Taberd được xuất bản năm 1838, có đính kèm tấm “An Nam Đại quốc họa đồ”. Trong đó có hình vẽ Paracels (tức Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa), ghi rõ tọa độ và khẳng định Hoàng Sa thuộc về Việt Nam.
An Nam Đại quốc họa đồ xuất bản năm 1838, có vẽ hình quần đảo
Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam (Ảnh tư liệu)
Như vậy, tiếp nối truyền thống các chúa Nguyễn, vua Gia Long đã tiếp tục duy trì hoạt động của Hải đội Hoàng Sa, thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa nói riêng và các hải đảo trên các vùng biển của Việt Nam nói chung – với tính pháp lý và quốc tế ở mức độ cao hơn./.

 Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Thế kỷ XIX

- Năm 1802: Vua Gia Long lên ngôi hoàng đế, lập triều đại Nguyễn

- Năm 1805: Vua Gia Long ra lệnh kiểm kê tình hình ruộng đất từ Nam ra Bắc để làm Bộ Địa bạ Gia Long (hoàn thành năm 1836 đời vua Minh Mạng).

- Năm 1815: Theo lệnh vua, Cai bạ Phạm Quang Ánh ra Hoàng Sa thăm dò thủy trình.

- Năm 1816: Thủy quân và đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét và đo đạc thủy trình.

- Năm 1820: Jean Baptiste Chaigneau viết trong tờ trình về xứ Cochinchina rằng Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ của xứ Cochinchina.

- Năm 1821: Trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú nói rõ ràng về Hoàng Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Nam).

- Năm 1833: Vua Minh Mạng chỉ thị cho Bộ công chuẩn bị thuyền ra Hoàng Sa để dựng bia, lập miếu, trồng cây.

- Năm 1834: Vua Minh Mạng sai Giám thành đội trưởng Trương Phúc Sĩ cùng 20 thủy thủ ra Hoàng Sa vẽ bản đồ đường biển.

- Năm 1835: Vua sai Phạm Văn Nguyên chở vật liệu ra xây miếu, dựng bia ở Hoàng Sa.

- Năm 1836: Vua cho chỉ thị cụ thể về vẽ bản đồ các đảo Hoàng Sa và đường biển đi tới các tỉnh ven bờ. Thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật ra Hoàng Sa xem xét đo đạc và cắm mốc để đánh dấu.

- Năm 1838: Giám mục Jean Louis Taberd công bố: An Nam đại quốc họa đồ trong đó có vẽ một phần Hoàng Sa với cái tên Cát Vàng nằm ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam như Cù Lao Ré, Cù Lao Thu, Cù Lao Chàm v.v.

- Năm 1842: Bài tựa cuốn “Hải lục” của Vương Bính Nam viết: “Vạn Lý Trường Sa là đất nổi giữa biển, dài vài ngàn dặm, là phên dậu của An Nam”.

- Năm 1844: Hoàng triều nhất thống tổng đồ và bản đồ tỉnh Quảng Đông đều không vẽ hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa. (trong cuốn “Trung ngoại đại dư đồ thuyết”).

- Năm 1847: Theo lời tâu của Bộ công, vua Thiệu Trị đồng ý năm này không cử đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa như mọi năm vì bận nhiều công việc.

- Năm 1849: Trong bài “Địa lý đế quốc Cochinchina”, tiến sĩ Gutlaff có một đoạn dài nói về quần đảo Cát Vàng (tức Hoàng Sa).

- Năm 1850: Trong cuốn “Thế giới lịch sử và miêu tả về tất cả các dân tộc: Nhật Bản, Đông Dương, Xây-lan v.v…”, Dubois de Jancigny có đoạn nói người xứ Cochinchina đã chiếm hữu quần đảo Cát Vàng.

- Trong cuốn “Bức tranh xứ Cochinchin” E. Contenbert và L. de Roany nói xứ này có quần đảo Cát Vàng (năm 1862).

- Năm 1884: Việt Nam và Pháp ký Hiệp ước trong đó Việt Nam thừa nhận và chấp nhận sự bảo hộ của Pháp.

Trong Công ước sơ bộ ký với Pháp tại Thiên Tân ngày 11 tháng 5 năm 1884. Trung Quốc cam kết tôn trọng các hiệp ước đã ký và sẽ ký giữa Pháp và triều đình Huế.

- Năm 1876: Trong cuốn “Việt sử cương giám khảo lược”, Nguyễn Thông có đoạn nói về quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam.

- Năm 1885: Ngày 26-2, Định ước chung Berlin nêu những điều kiện chiếm hữu những lãnh thổ mới ở châu Phi, trước hết là chiếm hữu thật sự.

- Năm 1894: Trong “Hoàng triều nhất thống dư đồ”, bản đồ “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ” không vẽ Tây Sa và Nam Sa. Lời giải thích nói rõ điểm cực Nam của Trung Quốc là Châu Nhai, phủ Quỳnh Châu ở vĩ độ 18013’ Bắc.

- Năm 1895 - 1896: Anh phản đối Trung Quốc về việc dân Hải Nam đã lấy đồng trên hai tầu Bellona và Imezi Maru bị đắm ở Hoàng Sa, nhà cầm quyền Quảng Đông trả lời là Paracels không thuộc Trung Quốc, nên Trung Quốc không có trách nhiệm gì.

- Năm 1898: Hiệp ước Paris ký ngày 10-12-1898 vạch rõ biên giới phía tây Philippin là kinh tuyến 1180 Đông, không gồm một đảo nào của quần đảo Hoàng Sa.

- Năm 1899: toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề nghị xây dựng một hải đăng tại đảo Hoàng Sa.

- Năm 1905; Trong “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, bản đồ đế quốc Đại Thanh và bản đồ của tỉnh Quảng Đông không vẽ Tây Sa và Nam Sa.

- Năm 1906: Trong cuốn “Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư” phần tổng luận ghi rõ điểm cực Nam của Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Nhai, ở vĩ tuyến 18013’ Bắc. 
chuongxedap:

Thế kỷ XX

- Năm 1909: Ngày 6-6-1909 đô đốc Lý Chuẩn mang ba pháo hạm tới đảo Phú Lâm, bắn súng, kéo cờ đi qua một số đảo khác rồi rút về Quảng Châu.

- Năm 1921: ngày 30 tháng 3 năm 1921, nhà cầm quyền Quảng Đông công bố lệnh sáp nhập các đảo Tây Sa vào Nhai huyện thuộc Hải Nam.

- Năm 1920: Từ năm này, tầu của Hải quân Pháp tăng cường tuần tiễu vùng quần đảo Hoàng Sa để chống buôn lậu.

- Năm 1925: Viện Hải dương học Nha Trang phái tàu De Lanessan ra nghiên cứu vùng quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 3 tháng 3 năm 1925, Thượng thư Bộ binh Triều đình Huế Thân Trọng Huề khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa từ trước đến nay vẫn thuộc Việt Nam, không có gì phải bàn bạc cả.

- Năm 1927: Tàu De Lannessan ra quần đảo Trường Sa nghiên cứu.

- Năm 1929: Phái đoàn Perrier-Rouville đề nghị xây 4 hải đăng ở bốn góc quần đảo Hoàng Sa (đảo Tri Tôn, đảo Bắc, đảo Linh Côn, đá Bombay).

- Trong bản báo cáo ngày 22-1-1929, Khâm sứ Trung kỳ Le Fol nhấn mạnh chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa được khẳng định từ lâu và nhắc lại tuyên bố của thượng thư Thân Trọng Huề.

- Năm 1930: Thông báo hạm La malicieuse ra Hoàng Sa.

- Năm 1931: Tàu L’INCONSTANT (tháng 3), pháo hạm Aviso (tháng 5-1932) ra Hoàng Sa.

- Năm 1931: ngày 4 tháng 12 năm 1931 và ngày 24-4-1932 Chính phủ Pháp phản đối Chính phủ Trung Quốc về việc nhà cầm quyền Quảng Đông có ý định cho đấu thầu việc khai thác phốt-phát trên quần đảo Paracels.

- Năm 1932: Chính phủ Pháp gửi công sứ quán Trung Quốc tại Paris một công hàm khẳng định chủ quyền của Pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và đề nghị với Trung Quốc hoặc dàn xếp hữu nghị hoặc một giải pháp qua trọng tài.

Ngày 29-9-1932 công sứ quán Trung Quốc bác bỏ quan điểm của Pháp và khước từ việc đưa ra trọng tài.

- Năm 1933: Ngày 26-7-1933, Bộ Ngoại giao Pháp công bố thông tri về việc Pháp đã cho những đơn vị Hải quân chiếm hữu từ 13-4-1930 đến 22-4-1933 các đảo: Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ và các đảo phụ cận.

    + Ngày 21-12-1933, Thống đốc Nam Kỳ J. Krautheimer ký Nghị định sáp nhập các đảo trên vào địa phận tỉnh Bà Rịa.

    + Ngày 24-7-1933, Chính phủ Pháp thông báo cho Chính phủ Nhật việc Pháp chiếm hữu các đảo thuộc Trường Sa, Chính phủ Nhật phản đối việc chiếm hữu đó.

- Năm 1937:

    + Ngày 18-2, Bộ Ngoại giao Pháp gửi công hàm cho Sứ quán Trung Quốc đề nghị một giải pháp hữu nghị hoặc một giải pháp qua Trọng tài. Phía Trung Quốc không hưởng ứng.

    + Tháng 10, kỹ sư J. Gauthier được cử ra Hoàng Sa nghiên cứu việc xây hải đăng, căn cứ thủy phi cơ và kế hoạch đưa lính Bảo an ra Hoàng Sa.

- Năm 1938:

    + Ngày 30-3-1938, Hoàng đế Bảo Đại sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên.

    + Ngày 5-6-1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévie lập một đơn vị đại lý hành chính tại Hoàng Sa.

    + Dựng bia chủ quyền tại đảo Hoàng Sa với dòng chữ: “CỘNG HÒA PHÁP-VƯƠNG QUỐC AN NAM - QUẦN ĐẢO HOÀNG SA 1816 - ĐẢO HOÀNG SA 1938”.

    + Xây dựng một hải đăng, hai trạm khí tượng tại đảo Hoàng Sa và đảo Phú Lâm (sau được Tổ chức khí tượng thế giới đăng ký dưới số 48860, 48859) và một đài VTĐ tại đảo Hoàng Sa, một đài khác tại đảo Trường Sa.

    + Tháng 6, một đơn vị Bảo an ra Hoàng Sa.

- Năm 1939:

    + Ngày 5-5-1939, Toàn quyền Đông Dương chia quần đảo Hoàng Sa làm hai đơn vị đại lý hành chính.

    + Nhật Bản chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    + Tháng 9, chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.

- Năm 1943:

    + Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Anh - Trung (Roosevelt, Churchill, Tưởng Giới Thạch) họp tại Cairo, ra tuyên bố nói Nhật Bản sẽ rút khỏi Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ mà không nói gì đến Paracels và Sparatly. 
chuongxedap:

- Năm 1945:

    + Hội nghị Postdam tán thành việc thi hành Tuyên bố Cairo và chia Đông Dương làm hai phần với vĩ tuyến 16 làm giới tuyến, giao cho Trung Hoa dân quốc tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở lên.

    + Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.


- Năm 1946:

    + Ngày 28-2-1946, Pháp và Trung Hoa dân quốc ký hiệp định Trùng Khánh, quy định Trung Quốc rút quân khỏi Bắc Việt Nam và nhường việc tiếp nhận sự đầu hàng quân Nhật cho quân Pháp.

    + Ngày 6-3-1946, Pháp ký Hiệp định sơ bộ với Việt Nam dân chủ cộng hòa và công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ, quân đội, quốc hội, tài chính riêng và thành viên khối Liên hợp Pháp.

    + Từ 20 đến 27 tháng 5-1946, một tàu chiến Pháp ra nắm tình hình đảo Hoàng Sa sau khi Nhật rút đi.

    + Ngày 11-10-1946, Ủy ban liên bộ thuộc Chính phủ lâm thời Pháp quyết định cần khẳng định chủ quyền của Pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và thể hiện việc đó bằng việc xây dựng một trạm khí tượng tại Hoàng Sa.

    + Ngày 19-12-1946 cuộc chiến tranh Việt - Pháp bắt đầu.


- Năm 1947:

    + Ngày 7-1-1947, Nam Kinh công bố quân Quốc dân đảng chiếm Tây Sa, sự thật là chiếm đảo Phú Lâm.

    + Ngày 17-1-1947, pháo hạm Tonkinois của Pháp ra Hoàng Sa yêu cầu quân Tưởng rút khỏi Phú Lâm nhưng họ khước từ. Quân Pháp lên đóng trên đảo Hoàng Sa.

    + Ngày 4-7-1947, Bộ Ngoại giao Pháp đề nghị với Trung Quốc hoặc bàn bạc hữu nghị hoặc đưa vấn đề ra tòa án Trọng tài. Trung Quốc khước từ và vì bị thua trên lục địa đã phải rút quân khỏi Phú Lâm.


- Năm 1949:

    + Tháng 4, Hoàng thân Bửu Lộc, chánh văn phòng Hoàng đế Bảo Đại, tuyên bố tại Sài Gòn khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

    + Ngày 17-5-1949, Tổng thống Quirino tuyên bố quần đảo Hoàng Sa phải thuộc Philippin, thừa nhận các trạm khí tượng do Pháp xây dựng ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (trạm Phú Lâm 48859, trạm Hoàng Sa 48860, trạm Ba Bình 489189).

    + Ngày 8-3, Pháp và Chính phủ Bảo Đại ký Hiệp định trao trả độc lập cho Chính phủ Bảo Đại.

    + Ngày 1 tháng 10, Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.


- Năm 1950:

    + 14-10, Chính phủ Pháp chính thức trao lại chính phủ Bảo Đại việc quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


- Năm 1951:

    + Tháng 9, Tại Hội nghị San Francisco, đại biểu Liên Xô đề nghị trao quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nhưng đề nghị đó bị bác bỏ (48 phiếu trên 51). Ngày 7-9, Thủ tướng Trần Văn Hữu đại biểu Việt Nam khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, không ai phản đối. Ngày 8-9-1951, Hòa ước với Nhật được ký trong đó ghi Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Paracels và quần đảo Spratly, không nói gì đến việc trao trả hai quần đảo đó cho Trung Quốc.


- Năm 1952:

Trong hòa ước Nhật Bản và Trung Hoa dân quốc cũng chỉ ghi là Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với Đài Loan, Bành Hồ cũng như đối với Paracels và Spratly. Cũng không nói gì đến việc trao trả Tây Sa và Nam Sa cho Trung Quốc.


- Năm 1954:

Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Hội nghị công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam, nhưng nước Việt Nam tạm chia làm hai miền với vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, Việt Nam dân chủ cộng hòa quản lý miền Bắc, chính quyền miền Nam quản lý miền Nam, trong khi chờ tái thống nhất đất nước.


- Năm 1956:

    + Tháng 4, Pháp rút quân khỏi Đông Dương kể cả ở Hoàng Sa. Chính quyền Sài Gòn kịp thay thế quân Pháp tại phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa, không ra kịp phần phía Đông cho nên phần này bị quân đội Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chiếm mất.

    + Ngày 8-6, Bộ trưởng Ngoại giao Sài Gòn tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa.

    + Ngày 22-8, một đơn vị hải quân Việt Nam ra quần đảo Trường Sa.


- Năm 1958:

    + Ngày 4-9-1958, chính phủ CHNDTH ra tuyên bố quy định hải phận Trung Quốc rộng 12 hải lý.

    + Ngày 14-9, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai ủng hộ việc Trung Quốc quy định hải phận rộng 12 hải lý và nói sẽ chỉ thị cho các cơ quan có liên quan của Việt Nam tôn trọng hải phận 12 hải lý đó.


- Năm 1959:

    + Đêm 20 rạng 21-2, một số “ngư dân có vũ trang” Trung Quốc đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hòa nhưng bị quân Việt Nam chặn đánh. 82 “ngư dân” bị bắt, 5 thuyền đánh cá “có vũ trang” bị bắt. 
chuongxedap:

- Năm 1960:

    + Ngày 24-4, chính quyền Sài Gòn sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này xã Định Hải, huyện Hòa Vang.


- Năm 1965:

    + Ngày 24-4, Tổng thống Mỹ ấn định toàn bộ nước Việt Nam và các vùng kế cận rộng khoảng 100 hải lý từ bờ biển Việt Nam trở ra là khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang Mỹ.

    + Ngày 9-5, Chính phủ VNDCCH ra tuyên bố phản đối việc quy định đó, trong đó có câu xâm phạm “vùng biển Tây Sa của Trung Quốc”.


- Năm 1969:

    + Xã Định Hải nhập vào xã Hòa Long, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

    + Ngày 6-6-1969, thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam.


- Năm 1971:

    + Đại sứ Malaysia hỏi Bộ ngoại giao Sài Gòn, nói đảo Trường Sa nằm trong lãnh thổ nước Cộng hòa SonghratiMeade. Bộ Ngoại giao Sài Gòn trả lời đảo Trường Sa là một đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    + Philippin đòi Đài Loan rút khỏi Itu Aba và cho quân đóng các đảo Vĩnh Viễn, Song Tử Đông, Loại Ta và Thị Tứ.

    + Ngày 13-7, Tại Hội nghị ASPAC, ngoại trưởng Sài Gòn Trần Văn Lắm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


- Năm 1972:

Tống thống Nixon và Thủ tướng Chu Ân Lai ký thông báo chung Thượng Hải.


- Năm 1973:

    + Ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973 về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, quân Mỹ rút khỏi Việt Nam.

    + Ký Định ước Paris về Việt Nam ngày 2-3-1973 giữa các bên tham gia Hiệp định Paris và một số nước khác trong đó có Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

    + Ngày 6-9, Chính quyền Sài Gòn nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.


- Năm 1974:

    + Ngày 11-1, Bắc Kinh tuyên bố phản khảng chính quyền Sài Gòn sáp nhập quần đảo Trường Sa vào Phước Hải.

    + Ngày 20-1, máy bay Trung Quốc ném bom xuống ba đạo Hữu Nhật, Quang Anh và Hoàng Sa, sau đó quân Trung Quốc đánh chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.

    + Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố về tình hình quần đảo Hoàng Sa để biện hộ hành động xâm lược của quân Trung Quốc.

    + Đại diện chính quyền Sài Gòn tại Liên hợp quốc gửi công hàm thông báo hành động xâm lược của quân Trung Quốc tại Hoàng Sa cho Chủ tịch HĐBA và Tổng thư ký Liên HQ, chính quyền Sài Gòn thông báo tình hình ở Trường Sa cho các bên ký kết Định ước Paris và các nước khác trên thế giới.

    + Ngày 18-1, Đài Loan gửi công hàm cho Sài Gòn đòi chủ quyền đối với 4 quần đảo trong Biển Đông. Ngày 29-1, Bộ Ngoại giao Sài Gòn trả lời Đài Loan, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    + Ngày 2-1, Phó trưởng đoàn đại biểu CPCMLTCHMN ra tuyên bố 3 điểm nhân việc Trung Quốc đánh chiếm phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

    + Qua trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Arthur Hummel, Mỹ cho Sài Gòn biết họ không quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa.

    + Ngày 1-2, Sài Gòn đưa quân tăng cường quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh cho hành động đó là khiêu khích đối với họ.

    + Ngày 5-2, Philippin phản đối Sài Gòn đưa lực lượng ra 5 đảo thuộc Trường Sa. Qua đại sứ ở Manila, Sài Gòn khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

    + Ngày 30-3, Đại biểu Sài Gòn khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng kinh tế Viễn Đông họp ở Colombo.

    + Ngày 2-7, Đại biểu Sài Gòn tại Hội nghị Luật biển, họp tại Caracas, tố cáo Bắc Kinh đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. 
chuongxedap:

- Năm 1975:

    + Ngày 14-2, Bộ Ngoại giao Sài Gòn công bố sách trắng về Hoàng Sa và Trường Sa.

    + Từ 13-4 đến 28-4, hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng các đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn, An Bang đang bị quân đội Sài Gòn đóng giữ.

    + Ngày 30-4, Chính phủ Sài Gòn tan rã, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng.

    + Ngày 9-9, Đại biểu CPCMLT tại Hội nghị khí tượng thế giới họp tại Colombo yêu cầu Tổ chức khí tượng thế giới tiếp tục đăng ký đài khí tượng Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

    + Ngày 10-9, Bắc Kinh gửi công hàm cho VNDCCH khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa.

    + Ngày 24-9, Trong cuộc gặp Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn dẫn đầu, Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố sau này hai bên sẽ bàn bạc vấn đề Tây Sa và Nam Sa.


- Tháng 7-1976, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời.


- Năm 1978:

    + Philippin chiếm thêm đảo Panata trong quần đảo Trường Sa, nâng tổng số đảo họ chiếm lên 7 đảo.

    + Tống thống Philippin ký sắc lệnh 11-6-1978 coi hầu hết quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường Sa) là lãnh thổ Philippin, gọi là Kalayaan.

    + Tháng 3, Hội nghị hành chính thế giới về thông tin vô tuyến điện thông qua một nghị quyết cho phép Trung Quốc sử dụng một số tần số trên vùng trời Hoàng Sa.


- Năm 1977:

    + Ngày 12 tháng 5, chính phủ Việt Nam tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

    + Tháng 9, khi đi thăm Philippin và tháng 10 khi đi thăm Malaysia, thủ tướng Phạm Văn Đồng đồng ý với Tổng thống Ferdinand Marcos và thủ tướng Hussein On rằng hai bên sẽ giải quyết mọi tranh chấp và bất đồng bằng thương lượng hòa bình.


- Năm 1979:

    + Ngày 17-2, Trung Quốc cho 60 vạn quân xâm lược lãnh thổ thuộc 6 tỉnh Bắc Việt Nam để cho Việt Nam một “bài học”.

    + Ngày 15-3, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố sách trắng về vấn đề biên giới Việt - Trung trong đó có đoạn tố cáo Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

    + Ngày 26-4, bắt đầu các cuộc thương lượng Việt Trung cấp thứ trưởng ngoại giao về quan hệ giữa hai nước.

    + Ngày 3-7, hàng không dân dụng Trung Quốc thiết lập 4 “vùng nguy hiểm” trên cả vùng trời Hoàng Sa, buộc các nước muốn đi qua phải xin phép Trung Quốc.

    + Ngày 30-7, Trung Quốc công bố một tài liệu để chứng minh rằng Việt Nam đã “thừa nhận” chủ quyền Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 7-8, Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ luận điệu của Bắc Kinh.

    + Trung Quốc buộc các nước có máy bay dân sự qua khu vực Hoàng Sa phải tuân theo các quy định của Trung Quốc.

    + Ngày 8-9, Bộ ngoại giao Việt Nam công bố một số tài liệu về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

    + Ngày 28-9, Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ việc Philippin sáp nhập hầu hết lãnh thổ Trường Sa vào lãnh thổ Philippin.

    + Ngày 21-12, Malaysia xuất bản bản đồ về lãnh hải Malaysia và ranh giới thềm lục địa Malaysia có chỗ vi phạm lòng biển Trường Sa của Việt Nam.


- Năm 1980:

    + Ngày 30-1, Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố văn kiện về Tây sa và Nam Sa. Ngày 5-2 Bộ ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố vạch trần thủ đoạn xuyên tạc của Trung Quốc trong văn kiện ngày 30-1-1980.

    + Ngày 29-4, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Malaysia, phản đối việc Malaysia công bố bản đồ Malaysia lấn vào vùng biển và thềm lục địa Việt Nam tại vùng Trường Sa.

    + Ngày 8-5, nhân chuyến viếng thăm và hội đàm với Malaysia, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã khẳng định An Bang là của Việt Nam.

    + Tháng 6, Tại Hội nghị khí tượng khu vực Châu Á II họp tại Giơ-ne-vơ, đại biểu Việt Nam tuyên bố trạm khí tượng của Trung Quốc tại Sanhudao (đảo Hoàng Sa của Việt Nam) là bất hợp pháp. Kết quả là trạm Hoàng Sa của Việt Nam được giữ nguyên trạng trong danh sách các trạm như cũ.

    + Ngày 13-6, Việt Nam yêu cầu OMM đăng ký trạm khí tượng Trường Sa vào mạng lưới OMM.

    + Philippin chiếm đóng đảo Condor trong quần đảo Trường Sa. Ngày 26-7, ngày 11-8 Việt Nam gửi công hàm phản đối.

Vua chúa Việt quyết tâm bảo vệ chủ quyền như thế nào?

Câu chuyện vua Minh Mạng và Vạn lý Hoàng Sa

VUA MINH MẠNG VÀ CHUYỆN TRẤN NHẬM HOÀNG SA

Độc chiêu trấn giữ Hoàng Sa của vua Minh Mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét