CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Chính sử Trung Quốc: Lãnh thổ Trung Quốc chỉ kéo dài đến đảo Hải Nam

Từ thời Tần, Hán chính sử Trung Quốc luôn khẳng định lãnh thổ của họ chỉ kéo dài tới đảo Hải Nam và Hoàng Sa, Trường Sa chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Bản đồ cổ khẳng định lãnh thổ Trung Quốc chỉ kéo dài đến đảo Hải Nam.


Như một sự phối hợp có chủ đích, cùng với việc gia tăng các hành động leo thang căng thẳng trên Biển Đông, Trung Quốc ra sức ngụy biện lịch sử làm cơ sở lập luận chủ yếu cho các tuyên bố chủ quyền liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông. Thế nhưng, trên thực tế, trong 22 Thế kỷ từ thời Tần, Hán chính sử Trung Quốc luôn khẳng định lãnh thổ của họ chỉ kéo dài tới đảo Hải Nam và Hoàng Sa, Trường Sa chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Nghiên cứu lịch sử Biển Đông từ các nguồn thư tịch cổ, Nhà nghiên cứu Hán Nôm Phạm Hoàng Quân khẳng định, từ thời Hán cách đây khoảng 2.000 năm cho đến sau Thế chiến thứ II, không có tài liệu nào ghi rằng Biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Cuốn sách sớm nhất được Trung Quốc dẫn ra làm căn cứ về cái gọi là “chủ quyền” của họ đối với Hoàng Sa và Trường Sa là cuốn Dị vật chí của Dương Phù thời Đông Hán. Nhưng thực ra thì đây chỉ là những ghi chép về các hiện tượng mà được cho là lạ hay gọi là dị vật bên ngoài Trung Quốc, nên không thể coi là chứng lý về chủ quyền.
Ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu Hán Nôm cho biết: “Dị vật chí xuất hiện khoảng năm 1150, tức là vào đời hậu Hán. Ở trong Dị vật chí chỉ có một đoạn ngắn ghi lại vùng biển có nhiều đá san hồ, có đá nam châm thì ghe thuyền phải cẩn thận khi đi qua đó. Ghi chép như thế không thể nói rằng người Trung Quốc có đến đó. Dị vật chí còn có một tên khác là Giao Chỉ chí tức là những vật lạ, những điều lạ ở bên ngoài Trung Quốc”.
Giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nói: “Họ chứng minh về mặt kiến tạo chỉ có vùng (Hoàng Sa) và (Trường Sa) mới có từ thạch, tức đá nam châm cho nên họ đi đến kết luận là gì? Từ thạch là bể san hô có từ tính nam châm thì đó là người Trung Quốc nói về Trường Sa, Hoàng Sa. Và kết luận là từ thời Đông Hán, người Trung Quốc đã tìm thấy nó, phát hiện nó và khẳng định đấy là của mình. Cái cách đó về mặt sử liệu là cắt xén, là gán ghép theo ý mình, chứ không có ý nghĩa về mặt khoa học".
Muộn hơn nữa, dưới triều nhà Minh, Đô Đốc Thái giám Trịnh Hòa sau 7 lần vượt Điển Đông để khai phá Ấn Độ Dương vào đầu thế kỷ 15 đã ghi lại trong ký sự và tập bản đồ vẽ lại cuộc hành trình vĩ đại này trên mấy trăm trang giấy bản. Trong đó, Trịnh Hòa vẫn coi Giao Chỉ dương, tức là Biển Đông và các đảo nằm trong đó đều thuộc chủ quyền Giao Chỉ quốc, tức nước Đại Việt sau này.
Ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu Hán Nôm chia sẻ: “Bản đồ hàng hải Trịnh Hòa là bản đồ hải hành vẽ những tuyến đường biển từ Trung Quốc đi về các nước Đông Nam Á và đi qua đến phía Đông của châu Phi. Vùng biển cuối của Hải Nam đó là vùng biển Thất Châu, phía Đông Nam của đảo Hải Nam, rồi đến nơi giáp giới khu vực biển đó gọi là Giao Chỉ Dương, tức là vùng biển của Việt Nam".
GS.TS. Nhà giáo Nhân dân Ngô Văn Lệ, nguyên Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, ĐHQG TP.HCM cho biết: “Một thời gian dài Trịnh Hòa có làm một cuộc hành trình dài ở biển nhưng mà chưa thấy và chưa có lúc nào nói tới Trường Sa, Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Vì vậy, những gì người Trung Quốc đòi quyền và chủ quyền trên hai quần đảo này là thiếu căn cứ khoa học, không có căn cứ xác thực để khẳng định điều đó”.
Một bằng chứng nữa là cuốn sách “Hải ngoại ký sự” được viết vào thế kỷ 17 bởi một nhà sư Trung Quốc tên là Thích Đại Sán sau khi được chúa Nguyễn Phúc Chu mời đến Đàng Trong. Khi về nước ông đã xuất bản cuốn sách kể về chuyến đi này. Trong đó, nhà sư đã thuật lại rằng: Các chúa Nguyễn đã tổ chức các đội binh thuyền ra Hoàng Sa và Trường Sa (mà ông gọi chung là Vạn lý Trường Sa) để “thu lượm vàng bạc, khí cụ của các thuyền hư hỏng dạt vào”. Điều này hoàn toàn trùng hợp với sử sách Việt Nam.
Rõ ràng, các tài liệu cổ của Trung Quốc, chủ yếu là chính sử, địa phương chí (tức là lịch sử các địa phương) và cả các bản đồ cổ do Nhà nước phong kiến Trung Quốc phát hành qua nhiều triều đại đều cho thấy: Người Việt đã phát hiện và chiếm hữu thực sự quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong nhiều thế kỷ một cách hòa bình và liên tục, không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc.
Theo VOV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét