Ngày 9.7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các đơn vị chức năng khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử” tại Bảo tàng Lịch sử quân sự VN.
- Làm rõ cơ sở pháp lý về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
- Triển lãm hình ảnh, tư liệu về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
- Arsenal cam kết sửa ngay sai sót thiếu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Triển lãm là sự tiếp nối các lần trưng bày hồi tháng 1.2013 tại Đà Nẵng và tháng 6 tại Hà Tĩnh, nhưng đã được mở rộng và có thêm phần chú giải bằng tiếng Anh và tiếng Trung, nhằm cung cấp các tư liệu về chủ quyền của VN với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hệ thống và chuẩn xác. Hơn 300 tài liệu, bản đồ được trưng bày cho thấy một quá trình khai phá - xác lập - thực thi chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các triều đại, nhà nước VN có tính liên tục từ thế kỷ 17 đến nay.
Trong đó phải kể đến 19 tập châu bản vương triều Nguyễn (1802 - 1945), trong số 734 tập với hàng trăm nghìn trang văn bản gốc chứa nhiều thông tin quý giá, khẳng định các nhà nước phong kiến VN đã thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo một cách liên tục, hòa bình, bằng các hành động do nhà nước tổ chức với sự chỉ đạo trực tiếp của nhà vua.
Hơn 100 bản đồ trong triển lãm được chia ra thành các nhóm: Bản đồ do các triều đại nhà nước của VN vẽ vào thế kỷ 17 - 18 đã có xác định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; bản đồ do các nước phương Tây vẽ về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN từ thế kỷ 16; bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa do phương Tây và Trung Quốc vẽ...
Tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn - Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng, một trong những người thực hiện dự án này - cho biết: Các tư liệu, hiện vật, bản đồ tại triển lãm đã được số hóa và tới đây sẽ phối hợp với Bộ TTTT để quảng bá rộng rãi hơn nữa những thông tin quý giá này đến đông đảo người dân.
Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ năm 1838, triều Minh Mạng, có thể hiện 2 địa danh Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa bằng chữ Hán. |
Trong đó phải kể đến 19 tập châu bản vương triều Nguyễn (1802 - 1945), trong số 734 tập với hàng trăm nghìn trang văn bản gốc chứa nhiều thông tin quý giá, khẳng định các nhà nước phong kiến VN đã thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo một cách liên tục, hòa bình, bằng các hành động do nhà nước tổ chức với sự chỉ đạo trực tiếp của nhà vua.
Hơn 100 bản đồ trong triển lãm được chia ra thành các nhóm: Bản đồ do các triều đại nhà nước của VN vẽ vào thế kỷ 17 - 18 đã có xác định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; bản đồ do các nước phương Tây vẽ về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN từ thế kỷ 16; bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa do phương Tây và Trung Quốc vẽ...
Tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn - Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng, một trong những người thực hiện dự án này - cho biết: Các tư liệu, hiện vật, bản đồ tại triển lãm đã được số hóa và tới đây sẽ phối hợp với Bộ TTTT để quảng bá rộng rãi hơn nữa những thông tin quý giá này đến đông đảo người dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét