CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

CHÍNH SÁCH ĐƯỜNG LƯỠI BÒ CỦA TRUNG QUỐC

Đưa đường lưỡi bò vào bản đồ trực tuyến "Map World" khi lời cam kết của Trung Quốc cùng ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) chưa kịp lắng xuống khiến công luận một lần nữa phải lấy làm khó hiểu. Phải chăng, có một khoảng cách giữa những mỹ từ và hành động thực chất của cường quốc đang trỗi dậy này?
Đường yêu sách vô lý

Đường "lưỡi bò", "chữ U" hay "đứt đoạn"... là những cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của Biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven Biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines.
Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Quốc (Quốc dân Đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn).
Công hàm của Trung Quốc đệ trình lên Ủy ban Liên hợp quốc về thềm lục địa mở rộng ngày 7/5/2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về ý nghĩa pháp lý quốc tế của đường yêu sách 9 đoạn và cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc chính thức công bố sơ đồ đường yêu sách này với thế giới.
Ngoại trừ các học giả Trung Quốc, tất cả các học giả nước ngoài đều chỉ rõ, đường lưỡi bò của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.
Vùng nước trong "đường lưỡi bò" chiếm 80% diện tích Biển Ðông mà Trung Quốc cho là "vùng nước lịch sử" là không thể chấp nhận được. Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách như vậy và sẽ không chấp nhận một vùng biển lớn nhất nhì thế giới thuộc về quyền tài phán của một nước.

Thậm chí, Indonesia, một nước không hề dính líu đến tranh chấp Biển Đông cũng phải chính thức gửi công hàm phản đối "đường lưỡi bò", cho rằng bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc là "rõ ràng không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước Luật biển 1982".
Thế giới sẽ nghĩ gì về hành động vừa qua của Trung Quốc trong khi mới tháng 10/2010, nước này cùng ASEAN đã long trọng "cam kết triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới thông qua bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận, qua đó góp phần vào hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực"?
Đáng nói hơn, động thái này xảy ra chỉ vài ngày trước khi cuộc họp cấp ngoại trưởng Trung Quốc - ASEAN để kỷ niệm 20 năm hợp tác.
 Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét