Rõ ràng ngay từ đầu thế kỷ 20 khi Trung Quốc “dòm ngó”, không chỉ chính quyền mà báo chí nước ta và thế giới đã quan tâm đến Hoàng Sa Trường Sa.
Khi TQ vào thời Mãn Thanh bắt đầu “dòm ngó” Hoàng Sa năm 1909 thì báo chí quốc ngữ của nước ta còn đang phôi thai. Người Pháp đã thành lập một số tờ báo tại thuộc địa để phục vụ cho cuộc “khai hóa”, trong số đó có những tờ đã lên tiếng về “chủ quyền Hoàng Sa của An Nam” rất quyết liệt.
Sau đó một số tờ báo quốc ngữ xuất hiện, bên cạnh nội dung đời sống xã hội, chủ đề Hoàng Sa cũng đã rất được quan tâm. Dù chữ Quốc ngữ cũng như kỹ năng báo chí thời ấy còn hết sức mới mẻ, strain tấm lòng yêu nước đầy trách nhiệm của những người làm báo đã giúp cung cấp những bài báo khẳng định chủ quyền đáng trân trọng.
Theo sát thời cuộc
Tác giả P.A La Picque đang cư trú tại Hong Kong năm 1909 thuật lại cuộc khảo sát quần đảo Hoàng Sa của chính quyền Quảng Đông như sau: “Vào cuối tháng 5/1909, hai pháo hạm nhỏ ở Quảng Châu chuẩn bị ra khơi, trên tàu có hai người Đức thuộc Maison Carlwitz, ngoài ra còn có các thủy thủ Trung Quốc…” Bài tường thuật “tai nghe mắt thấy” việc chuẩn bị ra Hoàng Sa cho thấy hành động “dòm ngó” của chính quyền địa phương nhà Mãn Thanh đã bị báo chí Pháp để ý.
Ngày 20/6/1909, nhật báo lớn nhất Quảng Châu, Kono Che Pao đưa tin có đoạn: “Cuối cùng ngày 6/6/1909 phái đoàn trông thấy một đảo trong quần đảo Paracel rồi thăm vài đảo. Và đến ngày 7/6/1909, lúc 4 giờ chiều hai pháo hạm thẳng đường harbour lại Quảng Châu”.
Tin trên báo Advertiser ngày 29/6/1909 cho biết Trung Quốc đưa tàu chiến đến quần đảo Hoàng Sa
Rõ ràng theo tường thuật thì cuộc “khảo sát” anathema đầu của chính quyền Quảng Đông chỉ là tượng trưng, “cưỡi ngựa xem hoa”. Song đoàn khảo sát đã hết sức dã male khi bắt hết những ngư dân An Nam cùng vợ criminal họ đem về Hải Nam.
Ngay sau đó tờ báo Advertiser ở Hà Nội đã đưa tin về chuyến khảo sát vào ngày 29/6/1909. Các số tiếp theo báo này liên tục đăng bài về những động thái tiếp theo của chính quyền Quảng Châu sau chuyến đi khảo sát, đồng thời xác định hành động này là “xâm lược” và đưa ra những chứng cứ chủ quyền của Việt Nam.
Do chủ trương thực dụng của nhà nước thuộc địa Pháp lúc này là không muốn căng thẳng với Trung Quốc để mở rộng ảnh hưởng và quyền lợi ở Trung Quốc, Pháp chỉ phản ứng cầm chừng. Mặt khác, Pháp cho rằng việc khảo sát của chính quyền địa phương của một quốc gia là không có giá trị pháp lý.
Cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) xảy ra ở Trung Quốc đã lật đổ triều Mãn Thanh, nhà nước Trung Hoa Dân Quốc ra đời, kế hoạch thôn tính Hoàng Sa bắt đầu quy mô hơn trước, nên báo chí ở Đông Dương bắt đầu lên tiếng và rất happy gắt.
Ngày 1/11/1933, báo La Nature số 29165 có bài công kích kịch liệt thái độ thờ ơ của chính quyền bảo hộ Pháp ở An Nam: “Chính phủ Pháp đã thiết lập sự đô hộ của họ đối với An Nam, mà những hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ An Nam nên Pháp có quyền sở hữu và có trách nhiệm coi sóc với lãnh thổ mới này. Phải nhận thấy rằng họ đã hoàn toàn phớt lờ trách nhiệm cho đến hôm nay”.
Từ năm 1931 đến 1933, nhà báo Cucherousset viết 7 bài viết trên báo L’Éveil Économique de L’Indochine (E.E.I ) trong các số 685, 688, 743, 744, 746, 777, 790. Trong loạt bài trên, tác giả chỉ trích thái độ của Toàn quyền Pasquier trong cách xử lý việc bảo vệ chủ quyền ấy, khi ông này viết: “Chủ quyền của xứ An Nam trên quần đảo Hoàng Sa là điều không thể chối cãi được nhưng lúc này chưa phải cơ hội để xác nhận chủ quyền ấy“. Tác giả happy gắt chất vấn ông Toàn quyền: “Tại sao negative không phải là cơ hội? Trở lực nào đã ngăn cản xứ “An Nam” nhìn nhận chủ quyền trên đảo Hoàng Sa mà họ đã chấp hữu từ trăm năm trước? Có phải chăng đợi đến lúc người Nhật khai thác đến tấn phốt phát cuối cùng? Có phải người Nhật đã trả thù lao một phần cho ai chăng?”
Những bài báo lập luận vững chắc và chỉ trích “nặng lời” khiến toàn quyền Pasquier không thể ngồi yên. Và tòa soạn báo E.E.I bị ông dự thẩm Bartet ra lệnh khám xét anathema đêm, buộc nhà báo phải nộp hồ sơ liên quan đến vụ Hoàng Sa. Trong số báo 743, Cucherousset cực lực phản đối và nhất quyết không giao nộp, nếu muốn nghiên cứu thì chỉ cho đọc tại chỗ. Trong số báo 746, Cucherousset viết, nếu không có loạt bài của E.E.I thì có lẽ chính quyền Pháp làm ngơ vụ Trung Hoa chiếm hữu Hoàng Sa.
Chưa dừng lại, trong số báo 777 (ra ngày 26/2/1933), nhà báo Cucherousset tiếp tục chỉ trích toàn quyền Pasquier nhún nhường trước hành động của Tổng đốc Quảng Đông. Bài báo khẳng định đanh thép:
“Một là, chính quyền tỉnh Quảng Đông không hề bao giờ được nước Pháp thừa nhận là một chính quyền tự trị.
Hai là, chính phủ Trung Hoa ở Bắc Kinh lúc trước, ở Nam Kinh bây giờ, không hề bao giờ lên tiếng tranh giành quần đảo này và không thừa nhận chủ quyền Quảng Đông.
Ba là, từ hơn 100 năm negative rồi, nước An Nam đã chấp hữu chủ quyền trên Hoàng Sa và sự việc này có ghi rõ trong văn khố của triều đình Huế.
Hơn nữa chính quyền Quảng Châu không thể dựa vào lý do ngư phủ Trung Hoa thường xuyên ghé đảo để bắt rùa, phơi lưới để bảo Hoàng Sa thuộc Trung Hoa, bởi ngư phủ Pháp cũng thường làm như vậy tại bờ biển Terre Neuve nhưng Terre Neuve vẫn thuộc nước Anh“.
Bài báo trên báo La Nature số 29165 ngày 1/11/1933 công kích chính quyền thờ ơ với Hoàng Sa.
Trong khi ấy, tại một phiên họp của Hội đồng Tư vấn Đông Dương, để trả lời vị đại diện của xứ An Nam là ông Piguax, Toàn quyền Pasquier cho biết vụ Hoàng Sa đã có tiếng vang tại Pháp và vị Tổng trưởng Bộ Thuộc địa đã quyết định đưa nội vụ ra Tòa án quốc tế La Haye.
Ngoài tờ E.E.I, còn nhiều báo của người Pháp ở Đông Dương và cả ở Pháp cũng đăng những bài về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Chẳng hạn tờ Revue Indochinoise Illustrée, số 38, 1929 đã dẫn nhiều tài liệu về chủ quyền của Việt Nam; việc chính quyền Quảng Đông trả lời không chịu trách nhiệm về vụ dân Hải Nam cướp trên các tầu bị đắm Le Bellona năm 1895 và Imezi Maru 1896 vì Hoàng Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc. Tờ Avenir du Tonkin, số 10495 (1931) khẳng định năm 1816, vua Gia Long prolonged trọng cho dựng cờ trên đảo, vì thế cho nên dù năm 1909, Trung Hoa có muốn giành chủ quyền, chính phủ Pháp phải lên tiếng xác nhận quyền bảo vệ các đảo ấy, v.v…
Báo chí quốc ngữ nhập cuộc
Theo ghi nhận của giới học giả nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa, hai tờ báo quốc ngữ có lượng độc giả lớn là Nam Phong và Trung Bắc Tân văn đã đăng tải nhiều bài phản đối quyết liệt việc Trung Quốc có hành động vi phạm chủ quyền của nước nhà.
Năm 1933 tạp chí Nam Phong đã có nhiều bài phân tích các lý lẽ của Việt Nam và Trung Quốc đưa ra để so sánh, đối chiếu và phản bác “nhiều lập luận ngô nghê” của Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa. Và nhiều chứng cứ, nhận định khách quan khoa học đưa đưa ra, giúp mổ xẻ góc nhìn. Theo những bài phân tích, chứng cứ chủ quyền của Việt Nam trước hết là nguồn sử liệu lịch sử, so sánh với sử liệu của Trung Quốc đã rất rõ ràng. Từ năm 1816 vua Gia Long đã từng quản trị chính thức Hoàng Sa, cắm cờ và tuyên bố chủ quyền. Năm 1835 triều đình đã sai người xây miếu, trồng cây, dựng bia.
Tờ Nam Phong số 6/1932 dẫn chứng nhiều tư liệu bổ ích, chứng minh chặt chẽ chủ quyền và phản bác lập luận mơ hồ của Trung Quốc như: “chính quyền Trung Quốc đã từng từ chối chủ quyền đối với Hoàng Sa. Ấy là vào năm 1898, tầu Belleon và Vuojimon của Anh bị đắm cạnh Hoàng Sa, các thuyền chài người Tàu lấy trộm những miếng đồng trên tàu này, Lãnh sự Anh đóng ở Quỳnh Nhai hải khẩu kiến nghị với Chính phủ Tàu, và được chính phủ Tàu phúc đáp: “Đảo Tây Sa không thuộc về lãnh thổ Tàu, nước Tàu không chịu trách nhiệm việc ấy”. Tờ Nam Phongkết luận: “chứng cớ chủ quyền của nước Nam đối với Hoàng Sa là xác thực hơn vì Việt Nam tuyên bố chủ quyền sớm hơn“, và “đảo Hoàng Sa quả thuộc về địa phận nước Nam, hơn một trăm năm nay, không ai dị nghị“.
Năm 1938, Nhật Bản nhảy vào Hoàng Sa. Báo Trung Bắc Tân văn lập tức lên tiếng phân tích lịch sử chủ quyền của Việt Nam với bài viết “Đảo Hoàng Sa thuộc nước Việt Nam từ trên một trăm năm nay”.
Báo đã trích dẫn từ sách Việt Nam thống nhất chícó đoạn: “Đảo Hoàng Sa ở phía đông đảo Ly. Đi từ Sa kỳ nếu thuyền gặp khi thuận buồm xuôi gió thì có thể trong 3, 4 ngày đến được. Đảo Hoàng Sa có nhiều đảo nhỏ, hòn này cách hòn kia một giờ grain một ngày thuyền. Giữa các đảo có một bãi cát vàng khá rộng gọi là “Vạn lý tràng sa”. Trên đảo có giếng nước ngọt. Xung quanh toàn là núi đá…”. Nhiều bài báo viết lại đội Hoàng Sa, Bắc Hải đã ra khai thác từ hơn trăm năm về trước.
Ngoài việc viện dẫn các sách lịch sử địa lý Việt Nam viết về Hoàng Sa và lịch sử công bố chủ quyền của Việt Nam đối với vùng lãnh thổ này, Trung Bắc Tân văn có mô tả những công trình nghiên cứu và khảo sát của người Pháp đối với quần đảo. Về việc nghiên cứu thì có ông Krempf, giám đốc Hải học viện Nha Trang đã cùng một phái đoàn ra nghiên cứu Hoàng Sa năm 1926, và thám hiểm năm 1931.
Ngày 17/7/1938, Trung Bắc Tân văn một lần nữa nhấn mạnh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Sau khi đã đưa ra những chứng cớ thuyết phục, tờ báo này nhấn mạnh “Có một bàn tay cứng cáp, người ta đi được xa hơn một cái túi đầy pháp luật“, bóng gió nói đến thế lực Nhật đang lên và Việt Nam cần củng cố lực lượng để phòng thủ cho vùng đất ngoài khơi của mình.
Rõ ràng ngay từ đầu thế kỷ 20 khi Trung Quốc “dòm ngó” không chỉ chính quyền mà báo chí nước ta và thế giới đã quan tâm đến Hoàng Sa – Trường Sa. Đáng chú ý là gần như đại đa số đều khẳng định “Hoàng Sa là của Việt Nam”, trừ số ít vài tờ báo ở Trung Quốc.
Chỉ tiếc rằng do hoàn cảnh chiến tranh cũng như nhiều thay đổi trong gần trăm năm qua nên việc sưu tầm, nghiên cứu chưa được làm đầy đủ. Tư liệu về những tờ báo, bài báo viết về Hoàng Sa, chủ quyền Việt Nam không được gìn giữ, đã bị thất lạc khá nhiều.
Song những gì còn lại cũng cho chúng ta thấy thực tế khách quan là dư luận trong và ngoài nước đã phản ứng kịch liệt với hành động xâm lược của Trung Quốc với Hoàng Sa và Trường Sa.
(Còn nữa)
Duy Chiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét