CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Vì sao phương Tây muốn hòa giải với Nga?

phuong Tay

Một trong những vấn đề nóng nhất cả về phương diện kinh tế lẫn chính trị trong tuần này là việc EU đang muốn dàn xếp để nối lại các quan hệ kinh tế với Nga thông qua việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế với nước này. Dễ dàng nhận ra cuộc phong tỏa kinh tế này đã đem lại những thiệt hại lớn cho cả Nga lẫn EU, nhưng điều gì đóng vai trò chủ đạo để phương Tây quyết định hòa giải với Nga ở thời điểm hiện tại. Câu trả lời lại nằm ở một nơi khác.

Gần như sẽ chẳng ai tin lời phát biểu của ngoại trưởng Phần Lan, ông Erkki Tuomioja khi ông này tuyên bố việc phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt không phải để dằn mặt Nga hay gây thiệt hại lâu dài lên nước này mà  chỉ để dọn đường cho dàn xếp chính trị cuộc xung đột ở Ukraina. 

Thực tế khi kinh tế Nga rơi vào tình trạng hiểm nghèo nhất, phương Tây đã làm ngơ trước những nỗ lực muốn nối lại quan hệ kinh tế của tổng thống Putin. Và giờ đây, khi EU lại là người chủ động hàn gắn mối quan hệ kinh tế này, hẳn phải có một nguyên nhân khác.
Câu trả lời cho vấn đề này nằm ở những xáo trộn về chính trị đang diễn ra ở Hy Lạp, đe dọa có thể dẫn đến tình trạng đất nước Nam Âu này có khả năng rời khỏi khu vực đồng tiền chung Eurozone. 
Cùng với quá trình phục hồi kinh tế chậm chạp, vấn đề Hy Lạp đang thực sự là hai mối lo ngại lớn nhất của phương Tây vào thời điểm hiện tại. Khi sự hồi phục nền kinh tế vẫn đang diễn ra quá ì ạch, việc Hy Lạp có thể rời bỏ khu vực đồng tiền chung có thể trở thành một thảm họa kinh tế thực sự cho EU.
Sở dĩ như thế, là vì cuộc bầu cử sắp tới ở Hy Lạp gần như chắc chắn sẽ đưa một đảng cánh tả là đảng Syriza lên cầm quyền, đồng nghĩa với việc chính phủ mới của Hy Lạp nhiều khả năng sẽ phủ quyết các chính sách thắt lưng buộc bụng mà IMF và EU đang buộc Hy Lạp chấp nhận như điều kiện cho các khoản vay của nước này. 
Điều kiện mà đảng này đưa ra là các chủ nợ phải giảm bớt nợ công cho Hy Lạp đang ở mức khoảng 175% GDP. Đảng cánh tả Syriza sở dĩ nhận được sự ủng hộ cao của người dân Hy Lạp là vì cương lĩnh chống thắt lưng buộc bụng vốn đang gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân Hy Lạp, và việc yêu cầu giảm nợ công có thể khiến Hy Lạp nới lỏng chính sách thắt lưng buộc bụng để đổi lấy sự ủng hộ của người dân.
Theo giới phân tích, đây chỉ là một sự mặc cả. Cả đảng Syriza lẫn một phần lớn người dân Hy Lạp không muốn rời khỏi EU, nhưng Hy Lạp muốn tận dụng việc EU sẽ gặp ảnh hưởng nặng nếu nước này rời khỏi khu vực đồng tiền chung để đòi các chủ nợ phải giảm mức nợ công cho Hy Lạp. Một khi nợ công giảm, chính phủ Hy Lạp sẽ không phải tăng thêm thuế và có thể tăng mức chi tiêu công, giảm mức thắt lưng buộc bụng.
Có thể thấy, đối tượng mà Hy Lạp nhắm đến trong vụ việc này là các thành viên chủ chốt của EU như Đức và Pháp. Việc Hy Lạp rời EU không đem lại hậu quả lớn cho các thành viên khác, nhưng với Đức và Pháp thì sẽ là một tổn thất lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế Châu Âu vẫn đang phục hồi chậm thì việc Hy Lạp rời EU sẽ là một đòn mạnh giáng vào nền kinh tế Đức và Pháp vốn cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề.
Vì thế, không có gì lạ khi Đức và Pháp đang là hai nước tích cực nhất ủng hộ việc nối lại quan hệ kinh tế với Nga thông qua việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Một phần là do các lệnh trừng phạt này đã gần như vô hiệu khi Nga đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng quan trọng hơn là Đức và Pháp cần một quân bài nặng ký đủ để ép Hy Lạp. Theo đó, một khi nối lại quan hệ kinh tế với Nga, thì dù Hy Lạp có rời khỏi EU hay không cũng không còn là vấn đề quá lớn với Đức và Pháp.
Thủ tướng Đức Angela Merkel vì thế cũng đang là người tỏ thái độ cứng rắn và cương quyết nhất đối với vụ việc bằng cách tuyên bố sẵn sàng để Hy Lạp có thể rời khỏi EU, dù Đức sẽ là nước thiệt hại nặng nề nhất nếu điều này xảy ra. Theo giới phân tích, việc nối lại các quan hệ kinh tế với Nga là điều có khả năng xảy ra rất cao, khi mà Nga dù vừa mới thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhưng mức tăng trưởng trong năm 2015 của nước này vẫn bị đánh giá thấp do các lệnh trừng phạt, một khi các lệnh trừng phạt này được dỡ bỏ kinh tế Nga sẽ có khả năng khởi sắc trở lại.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét