CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Nga tiếp tục truy vấn vụ MH17: Sự im lặng của Kiev

 Sau nghi vấn đại úy Voloshin Vladislav của Ukraine bắn rơi MH17, Moscow đề nghị kiểm tra viên phi công này trên máy nói dối nhưng Kiev vẫn chưa trả lời.

Nga lật lại những nghi vấn về vụ MH17 bị bắn rơi
Tai nạn thảm khốc xảy ra ngày 17-7-2014 trên không phận của Ukraine, gần biên giới với nước Nga. Chiếc Boeing 777 thuộc chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị bắn rới trên bầu trời Donetsk khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó có 85 trẻ em và 15 thành viên phi hành đoàn.
Sau khi chiếc máy bay bị bắn rơi, ngay lập tức Mỹ và chính quyền Kiev đổ lỗi cho lực lượng dân quân đã gây nên thảm họa, đồng thời tuyên bố có rất nhiều bằng chứng cho thấy chiếc máy bay bị hệ thống phòng không Buk của lực lượng ly khai Donetsk (do Nga cung cấp) bắn rơi.
Trong khi đó, phía ly khai khẳng định họ không sở hữu bất kỳ phương tiện có thể bắn rơi máy bay ở độ cao 10.000m như vậy. Các chuyên giá cũng khẳng định, kể cả họ có được Nga cấp hệ thống phòng không Buk thì cũng không đủ khả năng sử dụng khi thiếu các hệ thống thiết bị hỗ trợ.
Ủy ban điều tra quốc tế cũng xem xét các phương án: chiếc Boeing bị máy bay chiến đấu tấn công hay máy bay bị bọn khủng bố trà trộn lên và gây họa hoặc liên quan đến vấn đề hỏng hóc kỹ thuật. Tuy nhiên, hai giả thuyết cuối đã bị loại bỏ trong quá trình điều tra.

Ngày 9 tháng 9 năm 2014, Hội đồng An toàn của Hà Lan - tổ chức chính thực hiện cuộc điều tra đã công bố báo cáo sơ bộ. Theo báo cáo, tai nạn không do lỗi của phi công hay trục trặc kỹ thuật trên máy bay. Rất có khả năng đó là hậu quả sự tiếp xúc từ bên ngoài với nhiều vật thể nhỏ có tốc độ cao, phá hoại cấu trúc nguyên vẹn của máy bay, làm máy bay vỡ khi đang ở trên không.
Bà Nadezhda Arbatova, lãnh đạo Ban Nghiên cứu chính trị châu Âu, Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế nhận xét rằng, bản báo cáo không nhắc tới nguyên nhân và hoàn cảnh bi kịch, ngoài vấn đề mà ai cũng biết là chiếc máy bay đã bị rơi tại khu vực không an toàn đối với vận tải hàng không dân dụng.
Một câu hỏi nữa chưa được trả lời là liệu đó có phải tên lửa "đất đối không" phóng từ hệ thống "Buk-M" do Nga cung cấp cho lý khai Donetsk như Mỹ và các đồng minh của họ cáo buộc? Hay chiếc Boeing của Malaysia đã trúng tên lửa "đất đối không" hoặc "không đối không" hay bị bắn bằng cả súng máy trên máy bay Ukraine, như giới chức Nga đã đưa ra giả thiết?
Giả thuyết gần đây nhất được đưa ra là Su-25 Ukraine đã bắn hạ MH17
Giả thuyết gần đây nhất được đưa ra là Su-25 Ukraine đã bắn hạ MH17
Thêm nữa là câu hỏi chính rất quan trọng: Tại sao chiếc Boeing đã bay lệch tuyến bay dự định và tiến sâu hơn vào vùng xung đột vũ trang? Vì sao Ukraine không ra lệnh cấm bay trên khu vực có xung đột, mặc dù Tổ chức An toàn hàng không châu Âu (Eurocontrol) đã nhắc nhở Ukraine trước vụ tai nạn không lâu”?
"Theo giải thích chính thức, chưa thể hoàn thành đầy đủ cuộc điều tra tại địa điểm Boeing rơi bởi vì đang diễn ra hoạt động quân sự, thế nhưng tại sao Kiev lại thúc quân tấn công dữ dội vào khu vực máy bay rơi. Phải chăng đây là hành động ngăn cản điều tra có chủ ý” - bà Arbatova đưa ra nghi vấn?
Thời gian qua, thảm họa và cuộc điều tra không minh bạch đã kịp biến thành nhiều huyền thoại. Thậm chí, một số người nghiêm túc cho rằng máy bay bị rơi chính là chiếc Boeing 777 thuộc chuyến bay MH370 của Malaysia biến mất hồi tháng 3 năm 2014.
Nhiều câu hỏi rất quan trọng về những khuất tất trong vụ máy bay rơi mà Kiev chưa đưa ra lời giải thích cho những điều này. Ủy ban điều tra của Hà Lan cũng hứa sẽ công bố báo cáo kết thúc của cuộc điều tra thảm kịch, nhưng sẽ không trước mùa hè năm 2015.
Mới đây nhất, vào ngày 25-12-2014, Người đứng đầu nước Cộng hoà nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) Alexander Zakharchenko tuyên bố, chiếc Boeing 777 thuộc chuyến bay MH17 của Malaysia đã bị máy bay Ukraine bắn rơi, có hàng chục nhân chứng về điều này.
"Tôi đã nhìn thấy chuyện đó xảy ra như thế nào bằng chính mắt mình, khi ấy tôi đi xe qua thành phố Shakhtersk. Có hai máy bay chiến đấu và một chiếc Boeing. Sau đó, hai chiếc máy bay đã bay đi, còn Boeing thì bị rơi. Có các nhân chứng đã nhìn thấy điều tương tự, hàng chục người chứ không phải là ít...”.
Chúng tôi lập tức hiểu ra ngay là chiếc Boeing đã bị máy bay Ukraine bắn rơi. DPR không bắn hạ máy bay do hai lý do: Thứ nhất, chúng tôi là con người chứ không phải là thú dữ, và thứ hai là chúng tôi không có phương tiện kỹ thuật như vậy, chúng tôi không có không quân" - ông Zakharchenko cho biết tại một cuộc họp báo.
Những mảnh xác máy bay đã được đưa về Hà Lan để điều tra
Những mảnh xác máy bay đã được đưa về Hà Lan để điều tra
Nga quyết tâm truy cứu đến cùng thủ phạm bắn rơi MH17
Hãng tin Nga Itar-Tass cho biết, ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định sớm hay muộn thì Mỹ và Ukraine cũng phải trả lời những câu hỏi liên quan đến cuộc điều tra về vụ tai nạn của chuyến bay mang số hiệu MH17 ở miền đông Ukraine hồi tháng 7 vừa qua.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, Mỹ luôn tuyên bố nắm được bằng chứng về việc quân ly khai bắn rơi MH17 nhưng cho đến giờ Moscow vẫn chưa nhận được phản hồi từ những câu hỏi: Dữ liệu từ các vệ tinh Mỹ theo dõi các khu vực, những dữ liệu từ máy bay Mỹ đã bay ở khu vực đó trong ngày 17-7 ở đâu?
Còn Ukraine tại sao lại dấu nhẹm những bằng chứng của trạm kiểm soát không lưu ở Dnipropetrovsk và lời khai của những người chịu trách nhiệm theo dõi các chuyến bay trong không phận Ukraine ở đâu? Tại sao chúng không được công bố?
Ngoại trưởng Nga còn cho biết, trước đây rất lâu, Nga đã yêu cầu Ukraine trình một cuốn nhật ký ghi lại tất cả các chuyến bay của chiến đấu cơ Ukraine bay trong khu vực thảm hoạ vào ngày xảy ra tai nạn; thế nhưng đến giờ vẫn không được đáp ứng.
Nhà ngoại giao Nga khẳng định, mặc dù sẽ mất một thời gian dài để sự thật được phơi bày nhưng “không thể giả vờ không biết khi mà các câu hỏi được đặt ra minh bạch và nghiêm túc. Hiện Nga đã mở một vụ án hình sự và không ai có thể phớt lờ quá trình này. Các câu hỏi phải được trả lời.
Trước đó, hãng tin Interfax dẫn lời phát ngôn viên Vladimir Markin của Ủy ban Điều tra Nga ngày 24-12 cho biết một quân nhân Ukraine từng làm việc tại sân bay ở thành phố Dnipropetrovsk khai rằng, có dấu hiệu dính líu của chiến đấu cơ Ukraine trong vụ MH17.
Anh này cho biết, trong buổi chiều trước khi máy bay Malaysia bị rơi, chiến đấu cơ Su-25 do đại úy Voloshin Vladislav thuộc Không lực Ukraine cầm lái, mang theo tên lửa không đối không R-60 nhưng khi máy bay trở về thì tên lửa không còn.. đồng thời thái độ của anh này rất hoảng hốt khi đề cập đến việc bắn nhầm máy bay.
Báo cáo của không quân Nga cho thấy có sự xuất hiện của máy bay Su-25 Ukraine trùng thời điểm MH17 bị bắn rơi
Báo cáo của không quân Nga cho thấy có sự xuất hiện của máy bay Su-25 Ukraine trùng thời điểm MH17 bị bắn rơi
Ủy ban Điều tra Nga nhấn mạnh lời khai trên là bằng chứng quan trọng cho thấy quân đội Ukraine dính líu đến vụ máy bay mang số hiệu MH17 rơi ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên, ngay sau đó, phía Kiev bác bỏ thông tin phi công Voloshin Vladislav lái máy bay vào ngày xảy ra vụ tai nạn.
Tuy nhiên, đến ngày 29-12, người phát ngôn của Ủy ban Điều tra Nga Vladimir Markin tuyên bố sẵn sàng đến Ukraine để kiểm tra phi công Voloshin trên máy phát hiện nói dối, cũng như tất cả những đối tượng khác có thể đang sở hữu thông tin về vụ tai nạn máy bay Boeing của Malaysia.
Ông Markin thông báo với hãng thông tấn TASS rằng, Nga đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng với bất kỳ hình thức hợp tác nào, bao gồm cả với phía Ukraine, trong việc điều tra vụ tai nạn máy bay Boeing 777, chuyến bay MH17.
Thế nhưng, các đồng nghiệp Ukraine thể hiện “sự kín đáo không thể sánh nổi”, cũng như việc “không mong muốn cho tiếp cận điều tra với bất cứ ai muốn tìm ra nguyên nhân thực sự của vụ việc chứ không phải ráp những sự kiện cho khớp với giả thuyết đã tuyên bố và có lợi cho Kiev và phương Tây” - ông Markin nói.
Trả lời ý kiến của Nga, cố vấn của Thư ký Hội đồng An ninh và quốc phòng Ukraine Oleksandr Turchynov - ông Markiyan Lubkivsky đã trả lời câu hỏi về khả năng kiểm tra Voloshin trên máy phát hiện nói dối như sau: “Cứ để họ đến đây, tôi có thể nói gì được bây giờ, xin miễn bình luận”.
Ông Markin nói “Liệu chúng tôi có được mời đến Ukraine? Chúng tôi sẽ chỉ vui mừng khi SBU cuối cùng sẽ là chủ những lời nói của mình và tổ chức công việc điều tra chung như vậy. Cần phải không quên cả các đối tác Malaysia. Bây giờ chúng tôi đang đợi câu trả lời từ các đồng nghiệp của Cơ quan An ninh Ukraine”.
Vị phát ngôn viên của Ủy ban Điều tra Nga cho biết, các quan chức của cơ quan này sẵn sàng lên đường sang Kiev ngay lập tức nếu như cơ quan an ninh Ukraine có lời mời. Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn chưa có câu trả lời từ phía “nước bạn” và Nga khẳng định sẽ không bỏ rơi vụ việc này.
Huy Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét