CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Điệp viên Đức quốc xã của Mỹ - “vũ khí” chống Liên Xô

Điệp viên Đức quốc xã của Mỹ - “vũ khí” chống Liên XôCập nhật: Thứ năm, 30/10/2014 - 10h48'
(Cadn.com.vn) - Những hồ sơ mới được tiết lộ cho thấy, trong nhiều thập kỷ sau Thế chiến II, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và các cơ quan khác sử dụng ít nhất 1.000 cựu lính Đức quốc xã làm gián điệp và người cung cấp tin trong thời Chiến tranh Lạnh.
CIA dùng lính Đức Quốc xã làm điệp viên

Ý tưởng sử dụng các điệp viên Đức quốc xã là của hai điệp viên tình báo hàng đầu trong những năm 1950- đỉnh cao Chiến tranh Lạnh: ông J. Edgar Hoover, Giám đốc lâu năm của Cục điều tra liên bang (FBI), và ông Allen Dulles, Giám đốc CIA. Họ tích cực tuyển lính Đức quốc xã với tất cả các cấp bậc như một “tài sản” bí mật chống Liên Xô.
Ông Dulles tin rằng, những lính Đức quốc xã “ôn hòa” có thể “có ích” với Mỹ. Còn ông Hoover phê duyệt cho một số cựu lính Đức quốc xã trở thành người cung cấp tin và bác bỏ những cáo buộc tội ác chiến tranh của họ từ phía Liên Xô.
Năm 1968, ông Hoover cho phép FBI nghe trộm điện thoại của Charles Allen, nhà báo cánh tả, người viết những câu chuyện quan trọng về những người Đức quốc xã ở Mỹ. Ông Hoover tuyên bố, nhà báo Charles Allen là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia.
Theo Richard Breitman, học giả về Đức quốc xã tại Đại học Mỹ, người được chính phủ chỉ định giải mật hồ sơ tội phạm chiến tranh, quân đội Mỹ, CIA, FBI và các cơ quan khác sử dụng tổng cộng ít nhất 1.000 cựu lính Đức quốc xã và các cộng tác viên là gián điệp và người cung cấp thông tin sau chiến tranh. Tuy nhiên, Norman Goda, một nhà lịch sử tại trường Đại học Florida nhận định, kiểm đếm đầy đủ số lính Đức quốc xã chuyển sang làm gián điệp có lẽ cần có thêm thời gian.
Các tài liệu cho thấy, các điệp viên Đức quốc xã thực hiện loạt các nhiệm vụ cho các cơ quan của Mỹ trong năm 1950-1960, từ nguy hiểm đến tầm thường. Tại Maryland, các quan chức quân đội đào tạo nhiều cán bộ của Đức Quốc xã trong chiến tranh bán quân sự để đề phòng cuộc xâm lược có thể có của Nga.
Ở Connecticut, CIA sử dụng cựu bảo vệ của Đức quốc xã để nghiên cứu ý nghĩa ẩn bên trong các tem bưu chính của Liên Xô. Tại Virginia, một cố vấn cao cấp của Hitler được giao nhiệm vụ phân loại những khó khăn của Liên Xô. Và ở Đức, các sĩ quan Đức quốc xã thâm nhập vào khu vực do Nga kiểm soát, lắp đặt cáp giám sát và theo dõi các tàu hỏa.
Cựu Giám đốc FBI J. Edgar Hoover (trái) được cho là đã phê duyệt kế hoạch tuyển dụng lính Đức quốc xã. Ảnh: BBC
Lợi dụng và che giấu
Một số điệp viên làm việc cho Mỹ từng giữ các chức vụ cao nhất trong Đức quốc xã. Trong số này có Otto von Bolschwing, một sĩ quan Đức quốc xã từng là cố vấn và trợ lý hàng đầu cho Adolf Eichmann, kiến trúc sư của “Giải pháp Cuối cùng”, và là người lên chính sách về cách khủng bố người Do Thái.
Hồ sơ cho thấy, sau chiến tranh, CIA không chỉ thuê ông làm gián điệp ở Châu Âu, mà còn chuyển ông và gia đình đến thành phố New York vào năm 1954. Động thái được xem như “phần thưởng cho lòng trung thành của ông thời hậu chiến”, cơ quan này viết. Con trai Bolschwing, Gus von Bolschwing, người sau nhiều năm mới biết được mối quan hệ của cha mình với phát xít Đức, cho rằng mối quan hệ giữa cha mình và cơ quan tình báo Mỹ lợi dụng lẫn nhau. Khi các điệp viên Israel bắt Eichmann ở Argentine vào năm 1960, ông Bolschwing đến CIA để được giúp đỡ bởi vì lo lắng họ có thể theo dõi ông.
Sau đó, 2 điệp viên của CIA gặp ông Bolschwing năm 1961, và đảm bảo sẽ không tiết lộ mối quan hệ của ông với Eichmann. Bolschwing sống tự do thêm 20 năm nữa trước khi các công tố viên phát hiện vai trò của ông trong thời gian chiến tranh và truy tố ông. Ông đồng ý từ bỏ quyền công dân vào năm 1981, và qua đời vài tháng sau đó.
Bằng chứng cho thấy sự liên kết của chính phủ với các điệp viên của Đức quốc xã bắt đầu xuất hiện công khai trong những năm 1970. Nhưng giờ có thể thấy, chính phủ Mỹ tuyển dụng Đức quốc xã có quy mô lớn hơn những gì được biết và các quan chức tìm cách che giấu mối quan hệ này trong ít nhất 1/2 thế kỷ sau chiến tranh.
Năm 1980, các quan chức FBI từ chối nói những gì biết về 16 lính Đức quốc xã bị nghi ngờ đang sống tại Mỹ dù Bộ Tư pháp có trong tay các thợ săn Đức quốc xã. FBI ngần ngại khi các công tố viên yêu cầu cung cấp hồ sơ nội bộ về các nghi phạm Đức quốc xã, bởi vì 16 người này từng làm việc như những người cung cấp tin cho FBI. 5 người trong số đó vẫn làm việc cho FBI vào thời điểm đó.
Những nỗ lực để che giấu mối quan hệ này kéo dài nhiều thập kỷ. Năm 1994, khi Bộ Tư pháp chuẩn bị truy tố một cộng tác viên cấp cao của Đức quốc xã ở Boston tên Aleksandras Lileikis, CIA cố gắng can thiệp. Lileikis bị cáo buộc liên quan đến các vụ thảm sát 60.000 người Do Thái ở Lithuania. Ông làm việc “dưới sự kiểm soát của đơn vị cảnh sát mật của Đức quốc xã trong chiến tranh và có thể liên quan đến vụ bắn người Do Thái ở Vilna”, tài liệu của CIA viết.
Mặc dù vậy, vào năm 1952, cơ quan này thuê ông làm gián điệp ở Đông Đức với số tiền 1.700 USD/năm và 2 thùng thuốc lá/tháng - và dọn đường cho ông di cư đến Mỹ 4 năm sau đó. Ông Lileikis sống lặng lẽ trong gần 40 năm, cho đến khi các công tố viên phát hiện ra quá khứ phát xít và trục xuất ông vào năm 1994. Tuy nhiên, khi biết về kế hoạch, CIA, cho biết “không thể nộp trường hợp này”. Cơ quan này không muốn mạo hiểm tiết lộ hồ sơ mật về cựu điệp viên của mình.
CIA cũng giấu những thông tin về quá khứ của Lileikis. Trong báo cáo mật gửi Ủy ban Tình báo Hạ viện vào năm 1995, cơ quan này thừa nhận sử dụng Lileikis như gián điệp nhưng không đề cập đến hồ sơ liên quan đến hành vi giết người hàng loạt của ông.

An Bình 
(Theo NYT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét