CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Đã đến lúc phương Tây đáp lại 'tấm chân tình' của Ukraine

(Quan hệ quốc tế) - Liên minh cầm quyền mới sẽ có tên "Ukraine của châu Âu", nhưng châu Âu có giúp liên minh này gỡ bí món nợ khí đốt với Nga?

"Liên minh Ukraine của châu Âu"
Ngày 30/10/2014, sau khi tuyên bố khước từ các đề xuất thành lập liên minh với đảng "Khối Poroshenko", Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk khẳng định liên minh cầm quyền mới sẽ có tên "Ukraine của châu Âu."
Thủ tướng Ukraine nhấn mạnh, ông mới là người lãnh đạo chính phủ Ukraine, đưa đất nước vượt qua những khó khăn hiện tại và trở thành một Ukraine thống nhất.
Tuy nhiên để thực hiện được đường lối này, tất nhiên Yatsenyuk phải thành lập một liên minh các đảng đồng thuận trong Quốc hội. Do đó, những cái tên như Batkivshina (Tổ quốc), Samopomich (Tự cứu)... được nêu đầu tiên trong danh sách mà đảng Mặt trận Nhân dân của ông Thủ tướng sẽ cùng liên kết.

Khi được báo giới hỏi về tương lai cho mối quan hệ giữa đảng Mặt trận Nhân dân với đảng "Khối Poroshenko" đang giữ vị trí thứ hai, Thủ tướng khẳng định Tổng thống Poroshenko sẽ là một đối tác chính trị chiến lược, nhưng chiến lược thế nào, ông không nói rõ. Và thêm nữa, Yatsenyuk cũng nhấn mạnh: "Tôi tin ông Poroshenko sẽ ủng hộ nguyên tắc minh bạch trong việc thành lập chính phủ."
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk.
Vậy đó, lời nhấn mạnh về nguyên tắc minh bạch của Thủ tướng đã khẳng định rằng kết quả của cuộc bầu cử này đã được an bài, và người nắm quyền lực thực sự của Ukraine lúc này chính là Yatsenyuk.
Tình hình chính trị lúc này giống như thời cựu Tổng thống Yanukovych bị lật đổ, Thủ tướng tạm quyền này là người cầm cân nảy mực của đất nước. Và sau khi có Tổng thống mới, được dân bầu hợp pháp, thì Thủ tướng vẫn là người có quyền lực cao nhất ở quốc gia này.
Châu Âu có hết lòng vì Ukraine?
Thủ tướng Yatsenyuk nổi tiếng với tư tưởng chính trị bài Nga sâu sắc. Khi chưa có cuộc bầu cử hồi tháng 5 và ông hoàng chocolate Poroshenko chưa được nắm quyền trượng quyền lực, Thủ tướng Yatsenyuk đã đưa ra một loạt các điều lệ nhằm bài Nga, thậm chí là thanh lọc sắc tộc như cấm phát các chương trình tiếng Nga, cấm sử dụng ngôn ngữ Nga trên đất Ukraine...
Yatsenyuk còn là nhân vật nổi tiếng trong thế lực ngầm ở Ukraine, khi người ta liên tiếp đưa ra những thông tin để chứng minh Thủ tướng này có liên quan chặt chẽ đến Right Sector - một tổ chức chính trị có đường lối dân tộc cực đoan, sở hữu nhiều nghìn chiến binh đường phố và sẵn sàng lật đổ bất kỳ chính phủ nào không tương thích.
Một khi Yatsenyuk tiếp tục nắm quyền Ukraine, điều này đồng nghĩa với việc công cuộc "bài Nga, thân phương Tây" của Ukraine sẽ được thực hiện một cách triệt để. Biểu hiện rõ nét nhất cho quyết tâm này của chính trường Kiev, dù chưa có kết quả bầu cử cuối cùng, giao tranh đã nổ ra ác liệt tại Donetsk khiến nhiều binh sĩ của cả hai bên thương vong.
Ukraine đã quyết tâm theo đuổi giấc mơ phương Tây, và dưới sự cầm quyền của một liên minh gồm các đảng lấy cuộc chiến chống những người ly khai làm tôn chỉ mục đích để vận động tranh cử, Ukraine chắc chắn sẽ trở thành một chiến trường đẫm máu. Những gì Kiev đang theo đuổi họ sẽ theo đuổi cuộc chiến đến cùng, để đảm bảo không còn một tư tưởng thân Nga nào tồn tại trên quốc gia này.
Khói bốc lên từ sân bay quốc tế Donetsk - tâm điểm của cuộc giao tranh
Khói bốc lên từ sân bay quốc tế Donetsk - tâm điểm của cuộc giao tranh
Để theo đuổi được cuộc chiến ấy, trước hết Ukraine cần phải giải quyết hai vấn đề then chốt. Đầu tiên là khí đốt. Ukraine cần khí đốt để vận hành cỗ máy chiến tranh, để duy trì sự hoạt động của đất nước, các nhà máy, và đặc biệt là sưởi ấm cho người dân trước khi mùa đông quá lạnh.
Vấn đề thứ hai, Ukraine cần chiến phí. Ngân khố quốc gia này đã cạn kiệt, và để tiêu diệt được những người ly khai ngày càng mạnh, được huấn luyện và tổ chức chuyên nghiệp, Kiev cần những vũ khí hiện đại hơn, cần tiền để nuôi chiến tranh.
Nhưng hai điều kiện tiên quyết ấy, Kiev không thể tự mình hóa giải. Điều Ukraine có thể làm được lúc này đó là minh chứng cho châu Âu thấy họ đã là một quốc gia trung thành với phương Tây. Và tất nhiên, để duy trì sự trung thành đó, đã đến lúc phương Tây biến lời hứa thành hiện thực.
Trong cục diện này, dường như EU đang bị o ép từ cả hai phía. Một mặt Ukraine cho thấy thiện chí của mình, và mặt kia, Nga cũng bắt đầu mở đường cho Ukraine giải quyết những mâu thuẫn với họ về các điều kiện để tiếp tục cung cấp khí đốt.
Ngày 30/10, Nga và Ukraine dã thỏa thuận về những điều kiện cơ bản để nối lại cung cấp khí đốt cho Ukraine trong giai đoạn từ tháng 11/2014 đến tháng 3/2015. Trước mắt, Nga sẽ cung cấp cho Ukraine 4 tỷ mét khối khí đốt nếu Kiev thanh toán toàn bộ số nợ khí đốt trước đó (ước tính khoảng 3 tỷ USD).
Đồng thời Moscow cũng đưa ra tín hiệu tôn trọng và ủng hộ Quốc hội mới của Ukraine, sẵn sàng hợp tác với liên minh cầm quyền mới trong những vấn đề kinh tế.
Nga có thể sẽ nối lại khí đốt cho Ukraine trong tuần tới nếu số nợ được trả đầy đủ
Nga có thể sẽ nối lại khí đốt cho Ukraine trong tuần tới nếu số nợ được trả đầy đủ
Tuy nhiên, cần chú ý rằng Nga là một quốc gia sống dựa vào việc xuất khẩu năng lượng. Và tất nhiên, bất kỳ quốc gia nào muốn mua, chỉ cần được giá là Nga bán. Trường hợp của Ukraine cũng vậy. Một khi Kiev đã hoàn toàn thuộc về phương Tây, Nga cũng không cần phải tạo thêm áp lực. Thay vào đó, Nga kiếm lời từ Kiev (tất nhiên do EU trả tiền) và gia tăng sức mạnh quân sự cho lực lượng ly khai sẽ là biện pháp khôn ngoan hơn.
Dù Thủ tướng Yatsenyuk của Ukraine cho biết sẽ thanh toán khoản nợ 1,45 tỷ USD ngay lập tức và 1,65 tỷ USD còn lại sẽ được trả trước cuối năm 2014. Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak vẫn cho rằng: "Cả EU và Ukraine vẫn đang tìm kiếm nguồn tài chính."
Đã đến lúc phương Tây đáp lại tấm chân tình của Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ đã rút chân hoàn toàn khỏi cuộc khủng hoảng này, những dấu hiệu của Mỹ chỉ còn là đôi ba lời cáo buộc Nga. Gánh nặng đặt lên vai EU. Tuy nhiên, EU hiện đang không ở thời kỳ đỉnh cao kinh tế, họ vẫn có những thành viên sắp phá sản vì nợ công, và những thành viên đứng trước nguy cơ thâm hụt ngân sách nghiêm trọng.
Trong quá trình xây dựng dự thảo ngân sách năm 2015, tất cả 28 nước thành viên EU đều được yêu cầu phải duy trì được mức thâm hụt dưới 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nợ công không quá 60%. Tuy nhiên, Pháp là quốc gia đầu tiên ghi danh mình vào bảng danh sách không đạt chỉ tiêu này.
  • Đỗ Minh Tú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét