Trong lĩnh vực kinh tế và ngoại giao, Nga đang tìm cách siết chặt nguồn cung khí đốt của Ukraina, khi mà Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow.
Bản đồ mô tả cuộc đối đầu trên diện rộng giữa Nga và NATO, và khả năng trở lại chiều hướng Chiến tranh Lạnh ở châu Âu.
Trong bản đồ: 1. Donbas – khu vực miền đông Ukraina; 2. Transnistria – miền đông Moldova; 3. Crưm – sáp nhập vào Nga từ tháng 3/2014; 4. Abkhazia và nam Ossetia – Nga công nhận độc lập hai nước cộng hòa này và cho quân đội đồn trú tại đây; 5. Nagorno-Karabakh – 1/5 lãnh thổ của Azerbaijan hiện đang do Armenia chiếm đóng, đang chờ để trở thành thành viên của Liên minh Thuế quan Âu – Á và là một đồng minh thân cận của Nga.
|
Bất chấp lệnh ngừng bắn, chiến sự vẫn tiếp diễn ở miền đông, nơi mà bảy lính Ukraina thiệt mạng vào hôm 29/9, và cùng lúc quân đội Ukraina vẫn tiếp tục pháo kích vào các vị trí của quân ly khai ở Donetsk.
Nhưng miền đông Ukraina chỉ là một trong những điểm nóng trên một tuyến đường lớn hơn. Đường biên giới giữa Nga và các đồng minh NATO tại châu Âu được viền bởi một loạt các điểm bất ổn, trong đó có những khu vực được Moscow và đồng minh của họ hậu thuẫn.
Thực tế Nga và các quốc gia NATO sở hữu 16.595 trong tổng số khoảng 17.100 vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới chỉ khiến nguy cơ thêm nghiêm trọng hơn.
Thống kê số binh sĩ tại ngũ, xe tăng, máy bay của các quốc gia trong khu vực. Số vũ khí hạt nhân, NATO có 8.175, còn Nga có 8.420 |
Lê Thu(theo Business Insider)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét