CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Biển Đông chiếm vị trí đặc biệt trong Tuyên bố chung Mỹ - Ấn

Petrotimes) – Lần đầu tiên, trong một tuyên bố chung, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cùng bày tỏ lo ngại về “căng thẳng gia tăng trong tranh chấp lãnh thổ” ở Biển Đông.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama

Tuyên bố chung nói trên được đưa ra sau cuộc họp song phương giữa hai nhà lãnh đạo tại Washington DC, và cũng đúng vào lúc quân đội hai nước Trung Quốc và Ấn Độ vừa tiến hành rút quân ra khỏi khu vực Đường ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) phân chia lãnh thổ hai nước, kết thúc chuỗi ngày đối đầu căng thẳng.
Theo Tuyên bố chung, ông Modi và ông Obama tái khẳng định mối quan tâm chung của họ trong việc giữ gìn hòa bình và ổn định - những yếu tố quan trọng để duy trì, phát triển sự thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
“Các nhà lãnh đạo đã bày tỏ quan ngại về những gia tăng căng thẳng trong tranh chấp lãnh hải, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh hàng hải, cũng như bảo đảm tự do hàng hải, tự do bay trong khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông”, tờ Times of India ngày 2/10 trích tuyên bố chung Mỹ - Ấn.
Hai bên kêu gọi các bên tránh sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để thúc đẩy các yêu sách chủ quyền của mình. Bên cạnh đó, cần áp dụng các biện pháp hòa bình, căn cứ vào các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Tờ báo lớn hàng đầu Ấn Độ bình luận, đây là một tín hiệu quan trọng, bởi cho đến nay, Ấn Độ vẫn chưa thể hiện quan điểm về chính sách tái cân bằng, hay chiến lược xoay trục sang châu Á của Washington, mặc dù cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Mỹ Barack Obama từng ra một tuyên bố chung. Tuy nhiên, tuyên bố này chỉ đơn thuần là bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc và các nước ASEAN, bao gồm cả việc phát triển kiến trúc thể chế khu vực.
Ngoài ra, đây là cách truyền tín hiệu của New Dehli tới Bắc Kinh, khẳng định lần nữa quan điểm rõ ràng của Ấn Độ trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - nơi New Dehli đang hợp tác với Việt Nam trong một số dự án thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Và nếu như Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng quan hệ “nước lớn” kiểu mới với Mỹ thì quan hệ Mỹ - Ấn cũng là hình mẫu của thế kỷ 21: không còn là quan hệ trên - dưới, mà là quan hệ đối tác thương mại có giao dịch ngang hàng trong tình hình lợi ích của các bên được tối đa hóa. Tầm quan trọng đối với thế giới của Ấn Độ đã và đang được chứng minh, tiếng nói của New Dehli trong các vấn đề quốc tế, đặc biệt là vấn đề Biển Đông cũng rất được quan tâm và có trọng lượng không nhỏ.
Linh Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét