Trong chuyến thăm vừa qua, Tổng thống Ấn Độ đã ký một số biên bản ghi nhớ với Việt Nam. Đặc biệt trong số đó có khoản tín dụng mua sắm quốc phòng 100 triệu USD.
Sự khẳng định bản thân của Ấn Độ
Ấn Độ đang ở vào thập kỷ thứ 3 thực hiện chính sách Hướng Đông với những cam kết ngày càng sâu rộng với các nước láng giềng phía Đông. Hiện Ấn Độ là đối tác song phương toàn diện với các nước trong khu vực, cũng như mối quan hệ đa phương thông qua ASEAN.
Ngoại giao quốc phòng của New Delhi với khu vực đã đạt được kết quả trong hai thập kỷ qua với việc Ấn Độ hiện nay được xem là một đối tác an ninh quan trọng và được chào đón ở Đông Nam Á.

Sự hợp tác quốc phòng Việt-Ấn dễ thực hiện vì cả hai đều sở hữu chủ yếu là vũ khí Nga.
Hợp tác khu vực của Ấn Độ trong quốc phòng nói chung đã kéo theo các chuyến thăm cấp cao, các cuộc tập trận đa phương, hợp tác đào tạo và hỗ trợ bảo trì thiết bị quân sự…
Trong số các nước Đông Nam Á, Việt Nam có quan hệ quốc phòng mạnh mẽ với Ấn Độ. New Delhi đã giúp các lực lượng Việt Nam mà đặc biệt là hải quân. Sự hợp tác giữa hai nước được tạo một điều kiện thực tế là cả hai chủ yếu dựa vào các thiết bị quân sự Nga.
Ví dụ Ấn Độ có thể sửa chữa các máy bay Mig của Việt Nam. Từ năm 2011 Ấn Độ đã đào tạo thủy thủ tàu ngầm cho Hải quân Việt Nam. Hải quân Ấn Độ cũng hỗ trợ đào tạo công nghệ kỹ thuật đóng tàu cho Việt Nam. Thậm chí tới đây họ có thể đào tạo phi công Việt Nam trên máy bay Su-30MKI và bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, việc bổ sung khoản tín dụng cho Việt Nam làm nâng cao quan hệ quốc phòng này. Ấn Độ đang nổi lên như một đối tác đáng tin cậy và đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh khu vực Đông Nam Á.
Quá trình hiện đại hóa quân sự của Việt Nam
Việc Ấn Độ bổ sung khoản tín dụng 100 triệu USD cho việc mua bán quốc phòng rất có ý nghĩa đối với quá trình hiện đại hóa quân sự của Việt Nam.
Trong những năm 1970 và 1980, Việt Nam đã phát triển khả năng quân sự đi trước các láng giềng. Tuy nhiên, tốc độ hiện đại hóa đã bị chững lại vào năm 1987 với việc Liên Xô ngừng viện trợ.

Tổng thống Ấn Độ và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Trước đó, Liên Xô là đối tác an ninh hàng đầu của Việt Nam và sự hợp tác cho phép một chế độ linh hoạt trong thanh toán. Tuy nhiên, những cải cách của Mikhail Gorbachev đã thu hẹp viện trợ quân sự của Liên Xô, đánh dấu sự khởi đầu một thời kỳ trì trệ trong phát triển quân sự của Việt Nam. Đúng lúc đó thì quân đội các nước Đông Nam Á lại bắt đầu hiện đại hóa nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng kinh tế sau đó đã khiến Việt Nam gặp khó khăn trong ngay cả những chi tiêu quốc phòng cơ bản nhất.
Để tháo gỡ khó khăn, Việt Nam bắt đầu mở rộng các đối tác quốc phòng, tìm kiếm sự hợp tác từ các đối tác phi truyền thống song song với việc tiếp tục các cam kết của mình đối với đồng minh truyền thống như Ấn Độ.
Có những thời điểm Việt Nam là quân đội lớn thứ 5 trên thế giới. Mặc dù quân đội Việt Nam vẫn có số lượng lớn nhất Đông Nam Á nhưng các nước khác như Singapore lại có kỹ thuật vượt trội hơn.
Lực lượng quân sự Việt Nam có truyền thống chiến tranh du kích. Không quân và Hải quân chỉ phù hợp cho vai trò tự vệ với phạm vi lãnh thổ hạn chế. Khả năng hiện tại không được coi là đủ để đưa ra một bảo vệ mạnh mẽ hoặc thậm chí hiển thị một biện pháp hiệu quả.
Do đó, Việt Nam đang nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng của mình. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tập trung vào việc củng cố hải quân bằng cách mua tàu ngầm Kilo, tàu tuần tra, tàu khu trục Gepard, hệ thống phòng không và các thiết bị khác.
Trong khi các chi tiết chưa rõ ràng, có khả năng là Việt Nam đang có kế hoạch mua các vũ khí bảo vệ hải quân. Trong quá khứ, Việt Nam thiếu khả năng tài chính để mua hàng như thế này. Vì vậy, việc mở rộng tín dụng của Ấn Độ chắc chắn sẽ giúp Việt Nam nới lỏng những hạn chế về tài chính để hiện đại hóa quân đội.
Trần Vũ (Theo Diplomat)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét