CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Đối sách mới trị Nga hay sự quẫn trí của phương Tây?

Đối sách chống Nga được đề xuất mang tiếng là mới nhưng thực chất vẫn “luẩn quẩn” với các đòn trừng phạt và đưa NATO áp sát Nga.

Học giả Thomas Wright mới đây đã có bài viết cho rằng Mỹ và phương Tây đang có tiếp cận sai lầm đối với Nga.
Thay vì tiến hành các bước đi tương tự như đã làm với Liên Xô trước đây, Mỹ và đồng minh cần kiềm chế Nga mà không dẫn tới một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Thay đổi sách lược
Theo tác giả, vấn đề Ukraine, trong đó có những tranh cãi về khả năng viện trợ vũ khí cho Kiev, đang che khuất một sự lựa chọn chiến lược căn bản hơn đối với Mỹ, đó là cách đối phó với nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin.
Một trong những điểm cốt lõi được Thomas Wright chỉ ra là một trật tự khu vực do Mỹ và phương Tây xây dựng khiến Nga thấy vai trò của mình ở châu Âu bị suy giảm và bị đẩy ra ngoài lề.
Mỹ và đồng minh đang gia tăng can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine
Mỹ và đồng minh đang gia tăng can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine
Thomas Wright trích dẫn ý kiến của một tác giả khác là Jeremy Shapiro, theo đó, Mỹ có 2 lựa chọn để đối phó với Nga. Thứ nhất là một "cuộc Chiến tranh Lạnh mới" trong thế kỷ 21; thứ hai là giải tỏa các bất bình của Nga bằng cách cho nước này một phạm vi ảnh hưởng trong khu vực láng giềng, cũng như cho Nga có tiếng nói lớn hơn trong cấu trúc an ninh của châu Âu.
Cả hai tác giả này đều ủng hộ lựa chọn thứ hai nhằm tránh bị kéo vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới và nguy cơ xung đột quân sự cao giữa Mỹ và Nga.
Để kiềm chế Nga mà không dẫn tới một cuộc Chiến tranh Lạnh, hay lặp lại các kịch bản khác trong đó có chạy đua vũ khí hạt nhân, "bên miệng hố chiến tranh" hạt nhân, cũng như các cuộc chiến tranh không cần thiết, Thomas Wright chỉ ra 3 “nguyên tắc”:
Thứ nhất, sự kiềm chế hiện đại sẽ có tính chất khu vực thay vì toàn cầu.
Các mối đe dọa từ Nga là ở châu Âu, mà không phải ở châu Á, Mỹ Latinh, hay châu Phi. Rất nhiều trong số những sai lầm lớn mà Mỹ mắc phải trong Chiến tranh Lạnh xuất phát từ việc kết hợp mối đe dọa Xôviết đối với phương Tây với ảnh hưởng của Liên Xô ở những nơi không liên quan gì về mặt chiến lược.
Không có lý do gì để lặp lại sai lầm này. Hơn nữa, việc Nga nhỏ hơn nhiều so với Liên Xô có nghĩa là nước này không thể thực sự đe dọa lật đổ trật tự toàn cầu. GDP của Nga hiện nay bằng khoảng 12,5% GDP của Mỹ, so với mức gần 60% trong những năm 1970. Tỷ lệ GDP của Nga trong GDP toàn cầu hiện nay chỉ là 3,4%.
Thứ hai, sự kiềm chế sẽ được thực hiện dựa trên sức mạnh thông thường, mà không phải vũ khí hạt nhân.
Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng thông thường của NATO đã kém xa so với các lực lượng của Xôviết. Do đó, Mỹ đã phải đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Hiện tình hình đã khác. Thay vào đó, Mỹ cần phải tăng cường khả năng phòng thủ của NATO chống lại cuộc chiến tranh hỗn hợp, đồng thời đẩy lùi các hoạt động bí mật (của Nga) ở châu Âu.
Tên lửa Topol-M của Nga
Tên lửa Topol-M của Nga
Thứ ba, kiềm chế sẽ để nhằm chống lại nước Nga của Tổng thống Putin mà không phải là bản thân nước Nga nói chung.
Trong Chiến tranh Lạnh, kiềm chế để nhằm chống lại Liên Xô, chứ không phải nhà lãnh đạo Xôviết. Vì vậy, khi Stalin qua đời, Mỹ đã từ chối hòa dịu với giới lãnh đạo Xôviết mới, mặc dù Winston Churchill, người sau đó làm Thủ tướng Anh, đã mạnh mẽ ủng hộ hướng đi này.
Churchill nhận ra Stalin chứ không phải Liên Xô chính là vấn đề và tin rằng việc Tổng thống Mỹ Eisenhower phủ nhận là một sai lầm mang tính lịch sử dẫn đến kéo dài Chiến tranh Lạnh.
Hiện nay, Mỹ cần phải làm rõ rằng nước này để mở sự hòa dịu với Nga, miễn là nước này thay đổi chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp.
Như vậy, sự kiềm chế Nga hiện nay cần tiến hành theo 3 “nguyên tắc”: có tính khu vực, thông thường, và dựa trên hành vi của Nga.
Sự quẫn trí của phương Tây?
Để thực hiện “nguyên tắc” đầu tiên, tức là kiềm chế Nga theo khu vực chứ không phải trên phạm vi toàn cầu, Thomas Wright cũng đề xuất 4 bước đi cụ thể:
Một là, củng cố nền tảng vững chắc cho Điều 5 (trong hiệp ước của NATO). Theo đó, “một cuộc tiến công quân sự chống một hoặc nhiều nước của NATO ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tiến công chống tất cả các nước thành viên”.
Theo đánh giá của Thomas Wright, mối đe dọa đối với NATO là một cuộc tấn công vào lãnh thổ của các nước vùng Baltic hoặc Đông Âu, theo sau là mối đe dọa sử dụng hạt nhân nếu NATO đáp trả.
NATO phải tiếp tục và tăng cường các nỗ lực của mình nhằm không để cho Nga có được bất kỳ triển vọng nào trong việc đạt được các mục tiêu của mình, thông qua thiết lập sự hiện diện đáng tin cậy và lâu dài của Mỹ và NATO tại Trung Âu. Điều này có thể đòi hỏi một sự gia tăng nhất định trong chi tiêu quốc phòng.
Các tàu chiến NATO tập trận trên Biển Đen hồi đầu tháng 3/2015
Các tàu chiến NATO tập trận trên Biển Đen hồi đầu tháng 3/2015
Hai là, thành lập một Ủy ban Điều phối (COCOM) II. Như Daniel Drezner đã đề nghị, Mỹ và các đồng minh của mình cần thể chế hóa các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga của Tổng thống Putin thông qua việc tái lập COCOM, tổ chức chịu trách nhiệm kiểm soát xuất khẩu vào Liên Xô.
COCOM II sẽ có trách nhiệm kiềm chế kinh tế, trong đó có các biện pháp trừng phạt. Một số quốc gia châu Âu sẽ không đồng ý, song có nhiều điều mà Mỹ và các cường quốc châu Âu có thể tự mình làm được.
Ba là, thay đổi sự tập trung vào Ukraine. Cuộc chiến chống lực lượng ly khai tại Donbass là điều mà Kiev không thể giành chiến thắng. Mỹ và các đồng minh châu Âu của mình nên tập trung vào việc bảo vệ phần còn lại của Ukraine (tất cả mọi thứ mà Kiev kiểm soát theo thỏa thuận Minsk II).
Ý kiến của Anne Applebaum được dẫn ra là "xây dựng một bức tường Berlin quanh Donetsk theo hình thức của một khu phi quân sự và đối xử với mọi thứ như Tây Đức (đã từng làm)".
Tàu tên lửa của Nga tại căn cứ Sevastopol bên bờ Biển Đen
Tàu tên lửa của Nga tại căn cứ Sevastopol bên bờ Biển Đen
Bốn là, chống lại ảnh hưởng của Nga tại Liên minh châu Âu. Nước Nga của Tổng thống Putin đang nỗ lực tăng cường ảnh hưởng trong nền chính trị châu Âu, trong đó có việc thông qua hoạt động tình báo, hậu thuẫn tài chính cho các đảng dân túy thân Nga, cũng như tạo ra những sự bất bình dân tộc chủ nghĩa như ở Serbia.
Mỹ cần phải giúp các đồng minh châu Âu của mình trong một nỗ lực kéo dài trên phạm vi rộng nhằm chống lại những hành động này.
Những đối sách trên được Thomas Wright nêu ra như cách tiếp cận mới nhằm kiềm chế nước Nga của Tổng thống Putin.
Tuy nhiên, nếu xem xét những bước đi cụ thể thì đối sách này vẫn không thoát khỏi vòng “luẩn quẩn” và những chiêu bài “cũ rích” là cô lập nước Nga bằng các lệnh trừng phạt, củng cố liên minh quân sự, đưa NATO tiến sát biên giới Nga, gia tăng can thiệp vào Ukraine, tiến hành các hoạt động ngầm chống Nga…
Bảo Minh (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét