CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Việt Nam đang sở hữu tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất thế giới

 Tranh chấp Crimea, Mỹ đưa khu trục USS Truxtun tới Biển Đen, Nga triển khai Bastion-P tới tới quân cảng Sevastopol, Mỹ trùn bước. Syria xảy ra nội chiến, Mỹ và Nato rục rịch can thiệp, Bastion-P xuất hiện, cả hai bình tĩnh trở lại. Thực sự tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P mạnh đến mức nào mà có thể khiến nhiều nước phải kiêng dè đến vậy? (Câu hỏi của bạn Quang Huy gửi tới chuyên mục)
Việt Nam đang sở hữu tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất thế giới


Độc giả Quốc Hùng (quoc_hung@gmail.com) trả lời:
“Trên thế giới hiện nay mới chỉ có 3 nước triển khai hệ thống tên lửa này là Nga, Syria và Việt Nam. Trung Quốc cũng đề xuất mua nhưng bị từ chối vì Nga lo lắng công nghệ hệ thống này sẽ bị sao chép.
Bastion là hệ thống vũ khí bờ biển hiện đại, được trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Yakhont – biến thể xuất khẩu của tên lửa Oniks. Trong thời gian tới Oniks sẽ là vũ khí chống tàu nền tảng, được trang bị cho hầu hết các loại tàu mặt nước, tàu ngầm hạt nhân của Hải quân hạm đội Nga.
Hệ hống này quả thực là phương tiện phòng thủ tấn công từ biển và trên không tuyệt vời. Tuy nhiên, nó không phải là mối đe doạ, mà chính xác là phương tiện răn đe. Bất kỳ quốc gia nào khi lên kế hoạch tấn công đều phải tính đến nó.”
Độc giả Mạnh Thắng (manhthang87@gmail.com) trả lời:
Một đại đội vận chuyển Bastion tiêu chuẩn, bao gồm:
Bốn tổ hợp phóng tự hành К-340R với 2 ống phóng tên lửa chống tàu cho mỗi tổ hợp
Một hoặc hai xe điểu khiển tác chiến
Xe đảm bảo trực ban tác chiến
К3242R Bốn xe vân chuyển-nạp đạn К3242R
Tổ hợp các phương tiện phục vụ kỹ thuật
Tổ hợp huấn luyện, học tập
Một hệ thống Bastion bao gồm:
Các tên lửa trong ống mang phóng
Các tổ hợp phóng
Các xe điều khiển tác chiến
Các xe vận tải tiếp đạn
Máy điều chỉnh đồng bộ thông tin các phương tiện tác chiến với trạm chỉ huy trung tâm
Máy bay chỉ thị mục tiêu
Một số thông số kỹ – chiến thuật cơ bản của hệ thống Bastion:
Thời gian đưa hệ thống vào sẵn sàng chiến đấu từ trạng thái di chuyển – dưới 5 phút
Thời gian làm việc tự động – 5 ngày
Cự ly tối đa đến mục tiêu tính từ bờ – 200 km
Tầm hoạt động tối đa – 300 km
Tầm bay ở độ cao tối thiểu – 120 km
Tốc độ tối đa của tên lửa – 750 mét/giây
Góc phóng – 90 độ
Trọng lượng – 3000 kg
Chiều dài – 8900 mm
Đường kính – 720 mm
Khung gầm MZKT-7930
Tốc độ tối đa của xe 70 km/h
Tên lửa dự trữ tối đa – 24 quả
Tốc độ phóng liên tiếp – 2,5 giây
sơ đồ chiến thuật Bastion-P
Sơ đồ tác chiến của hệ thống tên lửa Bastion-P
Độc giả Trung Quân (trungquan@gmail.com) trả lời:
“Bastion-P là tổ hợp được trang bị trên các xe chuyên dụng giúp chúng rất cơ động và dễ dàng điều chuyển đến những vị trí cần thiết hoặc nhanh chóng rời đi để tránh đối phương phát hiện.
Hệ thống tên lửa Bastion-P đạt hiệu quả khá cao và thích hợp cho chiều dài bờ biển của nước ta. Tổ hợp Bastion-P có thể tiêu diệt các mục tiêu cách xa bờ đến 300 km và các mục tiêu theo chiều dọc bờ biển lên đến 600 km.
Tổ hợp Bastion-P có khả năng tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, tấn công các mục tiêu đơn lẻ hoặc cả cụm tàu chiến. Đồng thời, tổ hợp này có thể tấn công các cụm tàu đổ bộ bờ biển của đối phương.Tổ hợp Bastion-P hoàn toàn hoạt động tốt trong điều kiện nhiễu điện từ và chế áp điện tử của đối phương cao nhất.
Mỗi tổ hợp Bastion-P được trang bị tới 24 tên lửa chống hạm Yakhont. Các chuyên gia vũ khí đánh giá, Yakhont là một trong những loại tên lửa chống hạm uy lực nhất thế giới.Tổ hợp Bastion-P được trang bị các hệ thống radar hiện đại và hệ thống điều khiển hỏa lực mới nhất giúp tổ hợp có thể phát hiện, theo dõi và tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu.”
Độc giả Kiên Giang (kien_gian_1988@gmail.com) trả lời:
“Từ khi có mặt trong biên chế lực lượng Hải quân Việt Nam, tổ hợp Bastion-P với tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm Yakhont đã nhanh chóng trở thành “lá chắn thép” của Việt Nam.
Yakhont với tốc độ cao tới 750 m/s, khả năng bay sát mặt biển (cách mặt biển 5-15 m) và công nghệ tàng hình nên hầu như không một hệ thống phòng thủ hạm tàu nào có thể ngăn chặn được. Về phần chiến đấu với đầu đạn nặng 200 kg có thể tiêu diệt hầu hết các loại tàu chiến chỉ với một quả tên lửa.
Một điều đặc biệt nữa nằm ở chiến thuật của tổ hợp, để tăng xác suất tiêu diệt, Bastion-P sử dụng chiến thuật “bầy sói”. Một mục tiêu sẽ sử dụng 3 quả tên lửa đi theo 3 quỹ đạo khác nhau nhằm tránh hỏa lực của đối phương. Một quả phóng lên cao cung cấp vị trí mục tiêu cho 2 quả bay thấp hơn. Sau khi tiêu diệt mục tiêu chủ yếu, các tên lửa còn lại hướng đến các tàu khác và loại trừ khả năng 2 tên lửa tấn công cùng một mục tiêu.
Với sức mạnh hủy diệt như vậy, không ngạc nhiên khi rất nhiều nước vừa e sợ vừa muốn sở hữu Bastion-P, trong đó có Trung Quốc. Tuy nhiên, Nga coi đây như một vũ khí chiến lược chỉ được phép xuất khẩu cho một số nước nhất định mà không có Trung Quốc.”
Độc giả Minh Hoàng (minh_hoang@gmail.com) trả lời:
“Hiện Việt Nam đang đàm phán về việc triển khai sản xuất Yakhont tại Việt Nam, đang đàm phán mua BrahMos của Ấn Độ và Extra của Israel.
Tên lửa Yakhont không chỉ được sử dụng cho hệ thống Bastion-P mà còn được triển khai cho máy bay Su027, Su-30, nếu Việt Nam có thể tự chế tạo thì sẽ tiết kiệm được một chi phí rất lớn
Là nước đầu tiên sở hữu Bastion-P ở Đông Nam Á, Việt Nam có thể yên tâm giữ cho hải phận “sóng yên, biển lặng”. Nếu kế hoạch sản xuất Yakhont với sự trợ giúp của Nga tiến triển, tiềm lực phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ trở nên đáng gờm trong khu vực.”
Độc giả có câu trả lời khác cho bạn Quang Huy xin mời đăng vào phần “Phản hồi bài viết” hoặc gửi email tới hòm thư chuyên mục.
(Theo PetroTimes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét