Reuters cho hay, tuyên bố trên được phía Trung Quốc đưa ra sau khi Mỹ bày tỏ mong muốn các nước trong khu vực cần tìm cách hạ nhiệt tình hình căng thẳng hiện nay.
Xe thiết giáp đổ bộ của Mỹ tham gia tập trận trên Biển Đông cùng Philippines vào tháng 6 vừa qua (Ảnh Reuters(
Tuy nhiên, ông Fuchs tái khẳng định quan điểm của Mỹ rằng những hành vi khiêu khích đơn phương của Trung Quốc đã làm dấy lên những quan ngại về việc liệu Trung Quốc có sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tuyên bố rằng nước này có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và lớn tiếng yêu cầu toàn bộ tàu thuyền cũng như người dân của các nước sống tại khu vực này phải rút ngay khỏi quần đảo này do đã “xâm chiếm trái phép” quần đảo của Trung Quốc.
“Một điều đáng tiếc là nhiều nước trong khu vực trong vài năm trở lại đây đã gia tăng sự hiện diện của mình trên quần đảo này thông qua việc xây dựng và tăng cường sức mạnh quân sự tại đây”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng “bày tỏ hy vọng rằng các quốc gia nằm ngoài khu vực cần tuân thủ chặt chẽ việc duy trì tính trung lập của mình, phải biết phân biệt phải trái, trắng đen và tôn trọng nỗ lực chung của các nước trong khu vực để đảm bảo hòa bình và ổn định”, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Tuy nhiên, bản thân Trung Quốc gần đây đã có những động thái gây hấn nghiêm trọng khi tháng 5 vừa qua, nước này đã đưa giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng cố tình thách thức Philippines về vấn đề chủ quyền của Philippines đối với một số quần đảo còn tranh chấp.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines gần đây đã tuyên bố rằng Philippines ủng hộ quan điểm của Mỹ kêu gọi các bên ngừng ngay mọi hành động leo thang căng thẳng.
Theo đó, Mỹ muốn 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc cần có một “cuộc thảo luận thực chất và hiệu quả” để xem xét việc thực hiện nội dung của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà các nước đã ký kết năm 2002 để tiến đến thiết lập mộ Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC)./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét