Thế giới tiếp tục lên tiếng
Bill Hayton tác giả cuốn sách “Biển Đông và cuộc chiến giành quyền lực ở châu Á” vừa có bài viết phản bác tất cả những luận điệu của Trung Quốc về cái gọi là “bằng chứng lịch sử” đối với Biển Đông.
Trong bài viết đã đăng trên tạp chí “Prospect” của Anh hôm 10/7 vừa qua, tác giả Bill Hayton đã mở đầu: “Cả nước Trung Quốc đã bị tuyên truyền một cách rất sai trái rằng người Trung Quốc đã phát hiện và đặt tên các đảo ở Biển Đông”.
Theo Bill Hayton, Biển Đông là nơi Trung Quốc đang ra sức đẩy mạnh những tham vọng bá quyền của mình. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã đột ngột từ bỏ chiêu bài giả vờ "trỗi dậy hòa bình" và quay sang ủng hộ “ngoại giao pháo hạm”. Gốc gác của tất cả các rắc rối này là những gì Bắc Kinh gọi là "bằng chứng lịch sử không thể chối cãi" mà họ dùng để đòi chủ quyền đối với hơn 80% diện tích Biển Đông thông qua đường 9 đoạn (đường lưỡi bò).
Vấn đề quan trọng hơn là Bắc Kinh đã không hề có “bằng chứng đáng tin cậy” để hỗ trợ nó ngoài việc bịa ra những thứ rất “tầm phào và mơ hồ”. Tuy nhiên, điều này vẫn là động lực để họ đe dọa hòa bình và an ninh ở châu Á.
Chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đang đứng gác ở Trường Sa. |
Bill Hayton đã khẳng định Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, và họ cũng đang lừa đảo chính nhân dân của họ về cái gọi là lịch sử không thể chối cãi đó. Trung Quốc đang nỗ lực khiến dân họ tin rằng những hành động mà Bắc Kinh theo đuổi vì chính lợi ích của đất nước, bất chấp sự phản đối của quốc tế.
Bài viết của Bill Hayton đã chỉ thẳng, chỉ đúng và rất khách quan những gì đang xảy ra ở Biển Đông, đặc biệt là với vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Nhật sẽ đáp trả kiên quyết nếu Trung Quốc phá vỡ trật tự ở Biển Đông |
Báo Mỹ: Trung Quốc sẽ tổn thương nếu tấn công vào Việt Nam
Song song với những quan điểm của truyền thông thế giới, “The National Interest” Mỹ ngày 12/7 đăng bài viết nhan đề “Nếu Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, có 5 vũ khí lợi hại khiến cho Bắc Kinh phải sợ hãi” của tác giả Robert Farley.
Bài viết giả thiết Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, 5 vũ khí lợi hại lớn của Việt Nam sẽ có khả năng khiến cho Quân đội Trung Quốc (PLA) bị trọng thương, từ đó làm cho Bắc Kinh khiếp sợ. Nội dung bài viết như sau:
Theo bài báo, một chiếc giàn khoan dầu mỏ Trung Quốc triển khai (trái phép) ở vùng biển ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã làm trầm trọng hơn “tranh chấp căng thẳng quyền kiểm soát đảo” giữa Việt Nam và Trung Quốc (thực chất là Trung Quốc nhảy vào xâm lược, gây tranh chấp, khiêu khích).
Các nhà lãnh đạo Việt Nam trong đó có cả cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tỉnh táo về mối đe dọa xâm lược từ Trung Quốc.
Su-27 là một trong 5 vũ khí lợi hại của Việt Nam |
Bài báo cho rằng, nếu giữa Trung Quốc và Việt Nam nổ ra chiến tranh, Việt Nam có thể sử dụng 5 loại vũ khí khiến Trung Quốc phải trả giá đắt. Gồm có máy bay chiến đấu Su-27, tàu ngầm Kilo, tên lửa hành trình P-800 Oniks, hệ thống S-300, không gian tác chiến.
Trên thực tế, Trung Quốc và Việt Nam mua vũ khí cùng một nơi; đa số vũ khí mà Quân đội Việt Nam sử dụng thì Quân đội Trung Quốc cũng có, nhưng, sự khác biệt về trình độ tấn công-phòng thủ giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam là rất lớn.
Bài viết kết luận, cho rằng, Việt Nam hoàn toàn không muốn triển khai một cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc.
Tác giả có nhận định rằng: Việt Nam không mong muốn chiến tranh nhưng Việt Nam đã mua các thiết bị đắt đỏ và đã chuẩn bị cho chiến tranh.
Trung Quốc phải hiểu rõ rằng, Việt Nam làm như vậy là để ngăn chặn chủ nghĩa mạo hiểm của Trung Quốc. Có thể dự đoán, Việt Nam sẽ tăng cường sức mạnh quân sự của mình, đồng thời tiếp tục đấu tranh vì hòa bình với Trung Quốc trên Biển Đông.
Việt Nam vẫn kiên trì đường lối giải quyết hòa bình
Thực tế, dù có những sự chuẩn bị cho mối nguy xâm lăng từ Trung Quốc, nhưng đáp trả những hành động leo thang khiêu khích của cường quốc này, Việt Nam vẫn đang kiên trì đường lối giải quyết hòa bình dựa trên cơ sở tôn trọng luật pháp Quốc tế.
Vừa qua, Hội đồng Nghị viện Tổ chức Pháp ngữ (APF) cũng đã thông qua Nghị quyết kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh tại Biển Đông.
Tàu Trung Quốc kìm kẹp, bắn vòi rồng vào tàu chấp pháp của Việt Nam tại khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 |
Nghị quyết của APF bày tỏ lo ngại trước những căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam do Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou -981) tại khu vực mà Việt Nam khẳng định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
APF cho rằng tình trạng căng thẳng này có thể đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định và an ninh của các tuyến đường hàng hải và hàng không trên Biển Đông. APF ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam mong muốn tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp thông qua đối thoại và tôn trọng luật pháp quốc gia và quốc tế, ủng hộ đề nghị đàm phán của Việt Nam gửi đến Trung Quốc và kêu gọi các bên kiềm chế.
APF kêu gọi các bên liên quan không làm phức tạp thêm tình hình, tránh việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc gia và quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển mà Trung Quốc và Việt Nam đã tham gia ký kết.
Trước đó, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua nghị quyết yêu cầu Trung Quốc phải trả lại nguyên trạng Biển Đông trước ngày 1/5/2014 – ngày mà giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) hiện diện tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc tiếp tục gây hấn trên thực địa
Dù thế giới lien tiếp lên án về hành động của Trung Quốc tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981, nhưng xem ra quốc gia này đang bất chấp tất cả.
Thông tin từ đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết từ 7 giờ 40 đến 9 giờ ngày 12/7, phía Trung Quốc đã điều một máy bay cánh bằng bay 4 lượt ở độ cao 200-300 mét trên khu vực các tàu Việt Nam hoạt động.
Thân nhân 7 ngư dân Quảng Bình đang bị Trung Quốc bắt giữ vô cùng lo lắng |
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 105 tàu các loại tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981); trong đó có 43 tàu Hải cảnh, 15 tàu vận tải, 15 tàu kéo, 26 tàu cá các loại và 6 tàu quân sự.
Về diễn biến tại hiện trường thực địa, các tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam vẫn thực hiện các đợt cơ động tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, khi các tàu Kiểm ngư Việt Nam tiếp cận giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền thì các tàu của Trung Quốc đã tăng tốc độ áp sát, ngăn cản, không cho các tàu Kiểm ngư của Việt Nam tiến vào gần giàn khoan. Trước tình hình đó, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam trên biển đã chủ động, điều khiển tàu vòng tránh, kiên trì bám trụ, đảm bảo an toàn cho lực lượng.
Đồng thời, Trung Quốc đã bắt giữ 7 ngư dân của huyện Quảng Bình khi đang đánh bắt trên ngư trường truyền thống gần khu vực hạ đặt giàn khoan. 7 ngư dân này đi trên tàu số hiệu QB 93256TS do anh Nguyễn Văn Thành làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng. Còn các ngư dân trên tàu gồm: Nguyễn Anh Hùng, Lê Chí Thanh, Nguyễn Văn Hoàng, Trần Văn Thủy (xã Quảng Phú), Nguyễn Văn Hiểu, Trần Minh Tuấn (xã Quảng Xuân).
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét