CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Phóng viên Mỹ chứng kiến màn đối mặt trên Biển Đông

Nữ phóng viên một kênh truyền hình Mỹ được tận mắt chứng kiến cuộc đối đầu giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam gần giàn khoan 981 và gọi đây là cuộc đuổi bắt không ngừng.
pv-2975-1405415584.jpg

Phóng viên của CNBC trên tàu cảnh sát biển Việt Nam, kể về tâm điểm căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc trên biển. Ảnh chụp màn hình.

Eunice Yoon, phóng viên kỳ cựu của kênh truyền hình CNBC, có cơ hội lên tàu cảnh sát biển CSB 8003 của Việt Nam để tường thuật về cuộc đối đầu căng thẳng trên Biển Đông, gần giàn khoan Hải Dương 981. Phóng sự về sự kiện hôm qua được đăng tải trên trang web của kênh truyền hình Mỹ. 
"Bạn thường không có cơ hội chứng kiến tận mắt một trong những điểm nóng nhất ở châu Á. Chúng tôi lên thuyền ra Biển Đông để xem cuộc đối đầu mới nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc", Yoon mở đầu câu chuyện. 
Hà Nội khẳng định vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa là một phần thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Người Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với vùng biển này. Để chứng minh, hồi tháng 5, công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc CNOOC đặt giàn khoan vào vùng biển này, gây ra một cuộc đối đầu căng thẳng. 
Các nhà báo khởi hành từ thành phố cảng Đà Nẵng cùng với đội cảnh sát biển Việt Nam, đi qua đêm và đến sáng đã có thể thấy cảnh xung đột. Lên mạn tàu, chúng tôi thấy một tàu chiến Trung Quốc. 
Khi đến gần giàn khoan hơn, chúng tôi đổi tàu. Những người chủ nhà cho biết con tàu lớn hơn sẽ chạy nhanh hơn, đối phó với số lượng lớn tàu Trung Quốc chúng tôi dự kiến sẽ đối mặt. 
Sau khi nhảy xuống một chiếc xuồng, chúng tôi lướt nhanh trên biển tới CSB 8003, con tàu 1.600 tấn, được chính quyền Việt Nam đặt để tuần tra khu vực gần giàn khoan. 
Ở đó, tôi gặp thủy thủ đoàn, do thuyền trưởng Nguyễn Văn Hưng dẫn đầu. Mỗi ngày, thuyền trưởng Hưng và khoảng 30 thành viên thủy thủ đoàn cố gắng đưa tàu của họ tới gần giàn khoan, và nhắc nhở người Trung Quốc rằng Việt Nam vẫn có chủ quyền với vùng biển này.
Hôm đó tôi được kể rằng số tàu Trung Quốc lên tới 110 chiếc, trong khi chỉ có 5 tàu Việt Nam, tuy nhiên con số chênh lệch này dường như chẳng làm thuyền trưởng Hưng nản lòng. "Giàn khoan rõ ràng nằm trong vùng biển của Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và vùng thềm lục địa của Việt Nam", ông nói. 
Chúng tôi tiến về phía giàn khoan. 
Giàn khoan HD-981 to bằng một sân bóng đá, cao bằng tòa nhà 40 tầng và được CNOOC cho là trị giá một tỷ USD. 
Người canh gác cảnh báo với chúng tôi rằng 8 tàu Trung Quốc đang tiến về phía tàu CSB-8003. Chúng tôi cách giàn khoan 8 hải lý (15 km) khi một chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc chặn đường. Một chiếc khác tấn công chúng tôi. 
Tàu Việt Nam phát đi đoạn băng ghi âm bằng tiếng Anh, Trung và Việt, yêu cầu Trung Quốc ngừng hoạt động khoan và rời khỏi vùng biển.
Ở đường chân trời, lực lượng chấp pháp Trung Quốc dồn tới. Chúng tôi nhanh chóng nhận ra mình đang bị bao vây và buộc phải rút về. 
Chạm mặt
Ngày hôm sau, chúng tôi chứng kiến buổi lễ, trong đó thủy thủ đoàn chào cờ trước các phóng viên địa phương. Hình ảnh về buổi lễ sẽ được phát trên khắp đất nước. Việt Nam đang đối mặt với cuộc đối đầu tồi tệ nhất với Trung Quốc kể từ cuộc chiến năm 1979 giữa hai nước. Chính phủ muốn người dân biết rằng Việt Nam sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc. 
Nhiều nước có đường bờ biển dọc Biển Đông lo sợ khi Trung Quốc giàu có hơn, mạnh mẽ hơn, cuộc chiến sẽ trở nên bất bình đẳng hơn. Họ lo ngại Trung Quốc muốn thống trị vùng biển, nơi có giàu nguồn thủy hải sản và nhiều tuyến hàng hải quan trọng cùng tiềm năng về năng lượng. Vì vậy, họ sẵn sàng chơi trò mèo vờn chuột bất tận trên biển.   
Vài phút sau, chỉ huy ra lệnh và tàu của chúng tôi quay lại chỗ giàn khoan. 
Một tàu hải cảnh Trung Quốc di chuyển nhanh về phía chúng tôi. Người Việt Nam đếm và cho rằng nó là một trong 9 chiếc tàu Trung Quốc đột ngột theo đuôi chúng tôi. Nó mau lẹ và di chuyển nhanh, sẵn sàng đâm va bất cứ lúc nào. Nó chỉ cách chúng tôi khoảng 100 m trước khi trôi về phía sau lúc chúng tôi tăng tốc. 
Tôi được biết các tàu kiểm ngư đặc biệt dễ bị tàn phá hơn trước những vụ đâm va và phun vòi rồng. 
Một trong những thành viên thủy thủ đoàn, Đại tá Trần Văn Hậu, nói với tôi rằng đầu tháng 6, người Trung Quốc tấn công con tàu của ông. 
"Ban đầu, chỉ có một chiếc tàu Trung Quốc đuổi theo chúng tôi, rồi có thêm hai chiếc ở hai bên tàu. Một tàu Trung Quốc tăng tốc rất nhanh và đâm vào mạn phải, trực diện phía sau tàu chúng tôi. Rồi nó lại tăng tốc và tiếp tục đâm tàu chúng tôi, để lại bốn lỗ thủng", ông giải thích. 
Nhưng với người Trung Quốc, họ chẳng nghi ngờ về việc ai mới là kẻ gây hấn trên biển. 
Cái nhìn từ phía Trung Quốc
Chỉ sau một chuyến bay ngắn từ Việt Nam, tôi thấy mọi người ở Trung Quốc có quan điểm hoàn toàn khác về cuộc đối đầu. Ở đảo Hải Nam, cộng đồng ngư dân Trung Quốc đang phát triển mạnh. Hòn đảo phía nam là bệ phóng của những thủy thủ và lực lượng hải quân triển khai tới Biển Đông. 
Giáo sư Wu Shicun, học giả kỳ cựu nghiên cứu về hàng hải, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia về Biển Đông, đưa tôi đến kho lưu trữ và cho thấy nhiều tấm bản đồ, trong đó có bộ với đường hình chữ U, thường được gọi là đường 9 đoạn. Đây là điều Bắc Kinh tin là vạch ra lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông. 
Giáo sư Wu nói đây là lý do Trung Quốc cảm thấy họ có quyền đặt giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa, và cũng là lý do họ giận dữ về việc tàu Việt Nam đâm va vào họ, như lời họ nói, hơn 1.000 lần. "Thực tế là Trung Quốc đang trở thành một cường quốc có sức ảnh hưởng", ông nói. "Vì vậy Trung Quốc có lợi ích riêng cần được bảo vệ". 
Dịch Tiên Lương, quan chức ngoại giao hàng đầu Trung Quốc về vấn đề hàng hải, thì đổ vấy cho Mỹ. Ông này cho rằng Washington kích động căng thẳng trên biển với việc xoay trục sang châu Á, kêu gọi các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines đối đầu với Trung Quốc.
Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan và giải quyết căng thẳng bằng ngoại giao. 
Ông Dịch khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp giữ giàn khoan ở nguyên vị trí nhưng hy vọng giải quyết bằng hòa bình. "Tất nhiên, chúng tôi sẽ không dồn những người bạn Việt Nam của chúng tôi vào chân tường, vì đấy không phải là phong cách của Trung Quốc", ông Yi nói. 
Trọng Giáp (theo CNBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét