CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Lầu Năm Góc lập chiến thuật răn đe Trung Quốc trên biển Đông

Ảnh:Lính thủy đánh bộ Mỹ chờ trên tàu đổ bộ, chờ nhận lệnh hành quân trên biển Đông, khi cùng Philippines tập trận chung hồi cuối tháng 6.2014.
Ảnh:Lính thủy đánh bộ Mỹ chờ trên tàu đổ bộ, chờ nhận lệnh hành quân trên biển Đông, khi cùng Philippines tập trận chung hồi cuối tháng 6.2014.


Các chiến thuật mới gồm việc Mỹ tăng cường sử dụng máy bay trinh sát và hoạt động quân sự gần các vùng tranh chấp.
Sự thay đổi chiến thuật này vào lúc TQ thực hiện hàng loạt cuộc xâm nhập "cấp thấp", nhằm làm thay đổi hiện trạng biển Đông, một trong những tuyến hàng hải quan trọng của kinh tế thế giới.
Nhưng thử thách lớn nhất đối với quân đội Mỹ là tìm ra các chiến thuật nhằm ngăn chặn các "nước đi nhỏ" của TQ, mà không làm leo thang cuộc tranh chấp thành một cuộc chiến tranh. Hằng năm, có 5.300 tỉ USD hàng hóa được vận chuyển bằng tàu thuyền vượt biển Đông.
Một minh họa rõ nét cho các chiến thuật mới là Mỹ điều máy bay trinh sát P-8A bay trên không phận bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hồi tháng 3.2014.
Khi ấy, các tàu TQ đang có mặt ở đó nhằm ngăn chặn tàu của Philippines cung cấp lương thực cho binh lính nước này đang đồn trú trên chiếc tàu chiến BRP Sierra Madre bị mắc cạn từ năm 1999, mà Philippines dùng để đánh dấu chủ quyền.
Trước đây, Mỹ vẫn duy trì hoạt động của các máy bay do thám trong khu vực, nhưng sự xuất hiện của thế hệ máy bay đời mới P-8A cho thấy Lầu Năm Góc quyết định đẩy mạnh hoạt động trinh sát tại các vùng tranh chấp. Những chiếc máy bay của Mỹ đã bay với độ cao thấp để bảo đảm tàu TQ trông thấy.
Một cựu quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc biết việc, nói: “Thông điệp của hoạt động bay thấp này là: “chúng tôi biết các anh đang làm gì, hành động của các anh sẽ gây hậu quả và chúng tôi có khả năng và ý chí, và chúng tôi đang có mặt đây”.
Việc Mỹ đưa máy bay trinh sát đến gần khu vực tranh chấp ở biển Đông có thể đi kèm ý chí sẵn sàng công khai các hình ảnh hay video về hoạt động trên biển của tàu TQ. Một số quan chức Mỹ cho rằng, TQ có thể “phải nghĩ lại” nếu hình ảnh các tàu của họ vây ép, bắt nạt ngư dân Việt Nam hoặc người đánh cá Philippines bị đăng tải rộng rãi.
Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của quân đội Mỹ ở Hawaii cũng nhận được đề nghị cùng điều phối phát triển hệ thống chia sẻ thông tin hàng hải, vốn sẽ cho phép chính phủ các nước phía tây Thái Bình Dương biết thông tin chi tiết về vị trí của tàu bè trong khu vực. Nhiều nước cho biết họ bị bất ngờ trước sự xuất hiện bất ngờ của tàu TQ.
Mỹ đã cung cấp các phương tiện radar được nâng cấp cho Philippines, Nhật Bản và một số nước trong khu vực, cùng những hệ thống theo dõi khác, và hiện tìm cách xây dựng các thông tin này thành một mạng lưới chia sẻ thông tin có quy mô lớn hơn trong toàn khu vực.
Bên cạnh đó, Lầu Năm Góc có kế hoạch điều phi đội B-52 và gửi tàu hải quân đến gần các khu vực đang tranh chấp để phô trương lực lượng một cách có tính toán, khi TQ đã công bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ).  
Cũng đối phó trước động thái ngày càng ngang ngược hơn của TQ tại biển Đông, Mỹ cũng lên kế hoạch triển khai lực lượng tuần duyên và hộ tống tàu cá, ngư dân của các nước trong khu vực trở lại những vùng biển mà họ đã bị Bắc Kinh dùng vũ lực trục xuất một cách bất hợp pháp.
Những kế hoạch răn đe này được các quan chức Mỹ cân nhắc một phần, cũng vì thất vọng trước điều được họ xem là sự bất tín của TQ trong vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough ở biển Đông. Hồi tháng 6.2012, các quan chức cấp cao Mỹ - Trung họp tại bang Virginia để thảo luận về vụ đối đầu căng thẳng giữa tàu hải quân TQ với tàu cá Philippines trong suốt 2 tháng.
Sau đó, các quan chức Mỹ tin rằng họ đã đạt được thỏa thuận để hai bên đều rút tàu khỏi Scarborough. Kết quả là một tuần sau, tàu Philippines quay về cảng, nhưng phía TQ vẫn tiếp tục bám trụ tại đó cho đến nay và khẳng định không hề có thỏa thuận nào như vậy. 
“Rõ ràng là những nỗ lực của chúng tôi đã dùng đến để ngăn chặn TQ tại biển Đông là không hiệu quả”, một quan chức cao cấp của Mỹ nói.
Các quan chức Mỹ cho rằng những chiến thuật mới được sử dụng để ngăn chặn TQ, chứ không gây ra đối đầu trên biển. Nó gồm việc Mỹ có thể triển khai lực lượng tuần duyên của nước này đến biển Đông nhằm chống lại các hoạt động của các tàu dân sự TQ.
Bên cạnh đó, sẽ dùng các lực lượng do Mỹ dẫn đầu để hộ tống tàu các của Philippines và các nước khác trong khu vực mà họ bị tàu TQ đuổi bắt.
Năm 2010, chính phủ Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố biển Đông là “một quyền lợi quốc gia” của Mỹ. 
Bonnie Glaser, chuyên gia về châu Á thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế của Mỹ, cho rằng việc triển khai máy bay trinh sát ở biển Đông cho thấy Mỹ đang có mối quan tâm về một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp và phản đối sự ngang ngược của TQ ở biển Đông.
Nhưng bà nói thêm: “Tôi nghi ngờ việc các chuyến bay này sẽ ngăn chặn được hành vi của TQ”.
Trần Trí (theo Financial Times)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét