CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Học giả Mỹ: “Phải cứng rắn với Trung Quốc”

Hành động của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu trong vùng biển Việt Nam bị Dân biểu Mike Rogers của Hạ viện Hoa Kỳ đánh giá là "tham lam, xâm lược trắng trợn". Ảnh TL
(TBKTSG Online) - Thất vọng với các hành động của Bắc Kinh trên biển Đông, các học giả Mỹ kêu gọi Washington thể hiện sức mạnh.Các diễn giả tại hội thảo thường niên lần thứ tư về biển Đông với chủ đề “Những xu hướng gần đây ở Biển Đông và chính sách của Hoa Kỳ” (Recent Trends in the South China Sea and U.S. Policy) do Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tổ chức tuần trước (10 và 11-7-2014) đều lên tiếng gay gắt, đề nghị Washington thể hiện sức mạnh và có những biện pháp buộc Trung Quốc phải trả giá cho mọi hành động gây hấn của họ, báo The Straits Times (TST- Singapore) tường thuật.

Theo phóng viên Jeremy Au Yong, Trưởng văn phòng Washington của báo TST, các học giả tại hội nghị tỏ ra thất vọng khi cuộc đối thoại cấp cao Trung-Mỹ tại Bắc Kinh tuần trước đã cho thấy một khoảng cách rộng trong quan điểm của hai bên về các cuộc tranh chấp lãnh thổ, và họ nhất trí kêu gọi Hoa Kỳ hành động cứng rắn hơn để chặn đứng sự xâm lược của Trung Quốc trên biển Đông.
Những hành động mà các chuyên gia này đề nghị là tăng cường những chuyến bay do thám nhìn thấy được trên vùng biển tranh chấp, cung cấp trang thiết bị cho các đồng minh, cử các tàu quân sự viếng thăm nhiều hải cảng trong vùng và gia tăng số lượng các cuộc diễn tập quân sự chung trong khu vực.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Dân biểu Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện, miêu tả các hành động của Trung Quốc ở biển Đông là “tham lam, xâm lược trắng trợn” và cảnh báo nếu [Hoa Kỳ] không hành động thì sẽ mang lại “cái chết từ từ”. Theo ông Rogers, cho tới nay Hoa Kỳ đã quá nhân nhượng những yêu sách của Trung Quốc. “Từ quan điểm ngoại giao, chúng ta đã bỏ qua cho Trung Quốc nhiều vụ việc mà chúng ta không bỏ qua cho các nước khác”, ông Rogers nói.
Lập luận của ông Rogers được coi là phản ánh một bài báo trên tờ The Financial Times (Anh) trong đó dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết Ngũ giác đài đang tính toán các chiến thuật quân sự mới ở biển Đông.
Dù lập luận này không biểu hiện một hướng đi mới trong chính sách của Mỹ - trong vài tháng gần đây Washington đã lên tiếng mạnh mẽ hơn, mà biểu hiện mới nhất là Thượng viện Hoa Kỳ vừa nhất trí thông qua Nghị quyết đòi Trung Quốc phải rút giàn khoan HD 981, phục hồi nguyên trạng [biển Đông] như trước thời điểm 1-5-2014 – nhưng nó có ảnh hưởng mạnh tới mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai nước.
Trong cuộc Đối thoại cấp cao về Kinh tế và Chiến lược (SED) vừa diễn ra ở Bắc Kinh thứ Năm tuần trước, Trung Quốc đã bác bỏ lời kêu gọi của Mỹ phải tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc xử lý các vụ tranh chấp lãnh thổ, đồng thời yêu cầu Mỹ không nên đứng về bên nào.
Tiến sĩ Patrick Cronin, Giám đốc cao cấp, Chương trình an ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Hoa Kỳ mới, cũng lên tiếng ủng hộ một chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn. Theo ông Cronin, giờ đây Hoa Kỳ có vẻ nghiêm túc trong “các chiến lược bắt [Trung Quốc] phải trả giá”, có các động thái can ngăn Trung Quốc không được theo đuổi chiến lược “chèn ép có tính toán”.
Theo nhận định của ông Cronin, các hành động của Trung Quốc, cho tới nay, được tính toán để có vẻ như phi quân sự, trong khi ngầm lưu ý các nước láng giềng rằng, nước nào muốn có quan hệ thương mại tốt thì phải nhường cho Trung Quốc nhiều quyền kiểm soát hơn về an ninh và tài nguyên, lưu ý Hoa Kỳ rằng, “sự thống trị của Mỹ là không kéo dài và Mỹ cần làm nhiều hơn để thích nghi với sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
Hội thảo cũng phê phán mạnh mẽ lập trường của Bắc Kinh không đưa các vụ tranh chấp ra tòa án quốc tế.
Tuy nhiên, mặc dù lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc và kêu gọi Mỹ có lập trường cứng rắn hơn, nhiều học giả vẫn nghi ngờ khả năng Mỹ sẽ hành động nhiều hơn là lên án bằng lời nói. Tiến sĩ Carlyle Thayer, giáo sư Đại học New South Wales (Úc), bày tỏ: “Tôi có cảm giác rằng Trung Quốc đã “câu” được Mỹ và Mỹ rất ngại bày tỏ một lập trường quá mạnh mẽ trong vấn đề biển Đông”.
Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị ngừng xây dựng ở biển Đông
Ảnh từ máy bay trinh sát của Philippines cho thấy Trung Quốc đang đổ đất lấn biển để xây căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh TL
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thúc giục tất cả các nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông hãy tự nguyện ngừng tất cả các hoạt động xây dựng trên biển để làm giảm căng thẳng và tạo môi trường thuận lợi cho việc đàm phán một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) có tính ràng buộc.
Tại hội thảo của CSIS, Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Michael Fuchs đã đưa ra một tóm tắt đề nghị ngừng mọi hoạt động có thể gây thêm căng thẳng trong khu vực. “Các nước tuyên bố chủ quyền cần phải làm rõ, loại hoạt động thay đổi nào là gây hấn và loại nào chỉ là duy trì sự hiện diện đã có từ lâu và phù hợp với tình trạng của năm 2002 (thời điểm mà Trung Quốc và ASEAN ký kết Tuyên bố ứng xử trên biển Đông - BT). Ví dụ, những hoạt động làm thay đổi căn bản bản chất, kích thước, khả năng của hiện trạng có thể bị coi là “cần đóng băng” (freeze), trong khi những hoạt động bảo trì thường xuyên có thể được phép thực hiện”, ông Fuchs nói.
Đề nghị của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được đưa ra trong bối cảnh những năm gần đây các bên tranh chấp ở biển Đông đều củng cố tuyên bố chủ quyền bằng cách xây dựng hoặc đổ đất lấn biển chung quanh các hòn đảo bình thường không có người sinh sống. Một vài nước thậm chí đã xây dựng hải cảng, sân bay để phục vụ các mục tiêu quân sự có tính chiến lược.
Ông Fuchs cũng kêu gọi các bên cam kết ngừng ngay việc tiến chiếm các hòn đảo, đá, bãi triều và không đơn phương áp đặt những biện pháp chống lại những hoạt động kinh tế lâu đời của những bên tranh chấp khác diễn ra trong vùng biển tranh chấp. “Đề nghị của chúng tôi là một ý tưởng nhằm kích hoạt cuộc thảo luận nghiêm túc về các phương thức giảm thiểu căng thẳng và xử lý tranh chấp. Bản thân các bên tranh chấp cần ngồi lại với nhau để quyết định chi tiết của cuộc “đóng băng” này”, ông Fuchs nói.
(theo The Strait Times)
(theo The Strait Times)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét