CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

"Góc khuất" trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Các bằng chứng pháp lý - lịch sử đã cho thấy, Trung Quốc chỉ mới bắt đầu "nhòm ngó" đến các vùng biển, hải đảo của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX… Và với tham vọng "bá chủ thế giới" và mưu đồ độc chiếm Biển Đông đã hối thúc Trung Quốc đi ngược với xu thế, bất chấp dư luận; thậm chí, vi phạm thô bạo thông lệ, tập quán và luật pháp quốc tế để đạt được mưu đồ của mình.
Để thực hiện mục tiêu độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã triệt để lợi dụng hoàn cảnh, tạo ra tình huống có lợi và khôn khéo chọn thời gian, địa điểm tiến hành các sự kiện; đồng thời, sử dụng bộ máy tuyên truyền đầy mưu mô để che đậy cho các hành vi vô nhân đạo, bất nhân tính và vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế của họ trên Biển Đông.

Với những toan tính và bước đi khá thận trọng, Trung Quốc đã đánh lừa dư luận, tạo "sự đã rồi" và từng bước hiện thực hóa mưu đồ độc chiếm Biển Đông - Đó chính là góc khuất để thực hiện mưu đồ của Trung Quốc. Phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ hơn điều kiện, hoàn cảnh mà Trung Quốc đã khai thác, lợi dụng để xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Tàu Trung Quốc hung hãn đâm va, tấn công nhiều tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam gần khu vực nước này hạ đặt trái phép giàn khoan. Ảnh: Internet

Âm mưu bất thành của Trung Hoa dân quốc

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc (1945), tại Hội nghị Pốt-xđam (ngày 26-7-1945), các nhà lãnh đạo tam cường (gồm: Hoa Kỳ, Anh, Trung Hoa dân quốc) đã quyết định chia Đông Dương làm hai khu vực để tiện cho việc giải giáp quân đội Nhật và lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới. Việc giải giáp ở khu vực Bắc vĩ tuyến 16 ủy thác cho quân đội Trung Hoa dân quốc (quân Tưởng Giới Thạch) và liên quân Anh - Ấn đảm nhận ở khu vực phía Nam vĩ tuyến 16.

Thực tế, quần đảo Hoàng Sa nằm ở giữa vĩ tuyến thứ 15 và 17 nên việc giải giáp quân đội Nhật đồn trú trên quần đảo Hoàng Sa thuộc thẩm quyền của Trung Hoa dân quốc… Theo tập quán và thông lệ quốc tế, sau khi giải giáp quân Nhật, Trung Hoa dân quốc phải trao trả Hoàng Sa cho quốc gia có chủ quyền (là Việt Nam), nhưng họ đã thừa cơ chiếm đoạt Hoàng Sa…

Tuy nhiên, theo Hiệp định sơ bộ ký kết ngày 6-3-1946 giữa Giăng Xanh-tơ-ni (đại diện Chính phủ Cộng hòa Pháp) và Chủ tịch Hồ Chí Minh (đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa) thì Việt Nam dân chủ cộng hòa nằm trong khối Liên hiệp Pháp nên Pháp vẫn thực thi quyền đại diện của Việt Nam về vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…

Thực hiện các quyền đó, Pháp đã phản ứng mạnh mẽ việc chiếm cứ trái phép quần đảo Hoàng Sa của quân Tưởng Giới Thạch. Mặt khác, để đối phó với các cuộc tấn công của Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa ở trong nước, Trung Hoa dân quốc buộc phải rút khỏi đảo Phú Lâm (kết thúc khoảng thời gian ngắn ngủi chiếm đóng trái phép ở đảo này).

Ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho Chính phủ Bảo Đại quản lý, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.
Sự kiện trên cho thấy, Trung Quốc đưa ra cái gọi là "tiếp quản" Hoàng Sa là một sự bịa đặt và hoàn toàn phi lý; bởi vì: Tuyên ngôn Pốt-xđam chỉ cho phép Trung Hoa dân quốc giải giáp quân đội Nhật ở quần đảo Hoàng Sa, chứ không cho phép Trung Hoa dân quốc chiếm giữ quần đảo này...

Trung Quốc lén lút đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa

Trong thời khắc lịch sử quân viễn chinh Pháp buộc phải rút khỏi lãnh thổ Việt Nam (theo Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954) và quân đội Việt Nam cộng hòa chưa chuẩn bị kịp các điều kiện để tiếp quản Hoàng Sa, Trung Quốc đã lén lút đưa quân chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956…

Đến ngày 21-2-1959, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lại cho một số lính đóng giả ngư dân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hòa nhằm đánh chiếm nhóm đảo còn lại của quần đảo Hoàng Sa, nhưng đã bị lực lượng của Việt Nam cộng hòa phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Cuộc hải chiến xâm chiến lãnh thổ Việt Nam của phía Trung Quốc bị thất bại, Việt Nam cộng hòa bắt 82 binh lính đóng giả ngư dân, thu giữ 5 tàu quân sự và áp giải về Đà Nẵng, trao trả cho Trung Quốc.

Vào thập kỷ 70, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam bước vào giai đoạn cao điểm… Với những thỏa thuận Trung - Mỹ, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động quân sự trên nhóm đảo An Vĩnh, phía Đông quần đảo Hoàng Sa từ năm 1971… Ngày 17 đến 20-1-1974, Trung Quốc tấn công lực lượng Hải quân của Việt Nam cộng hòa và chiếm nốt nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

Có thể nói, Trung Quốc đã lợi dụng lúc khó khăn và bằng vũ lực đánh chiếm các đảo của Việt Nam trên Biển Đông là sự vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên hợp quốc và nhiều văn bản pháp lý quốc tế khác. Cái gọi là "sự tiếp quản chủ quyền" của Trung Quốc ở Tây Sa (tức Hoàng Sa); đặc biệt, hành động "đánh đuổi quân đội Việt Nam cộng hòa" trên quần đảo Hoàng Sa (1-1974) mà Trung Quốc vẫn rêu rao, thực chất chỉ là hành động cưỡng đoạt trái phép lãnh thổ của Việt Nam bằng vũ lực trong hoàn cảnh đặc thù, vi phạm luật pháp quốc tế và sự chiếm cứ đó là hoàn toàn vô hiệu.

Dã tâm xâm chiếm Trường Sa

Cuối 1987, đầu 1988 là thời kỳ Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng nhất: Kinh tế đình đốn, đời sống của đại đa số nhân dân khó khăn. Cũng trong thời điểm này, Liên Xô bắt đầu lâm vào khủng hoảng chính trị - xã hội… Lợi dụng hoàn cảnh đó, Bắc Kinh cúi mình trước Oa-sinh-tơn, tự xưng là "NATO phương Đông" để nhận được nguồn tài chính và công nghệ, kỹ thuật từ Mỹ và phương Tây nhằm hướng tới mục tiêu hiện đại hóa.

Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc cũng đã câu kết với Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực (trừ Lào và Cam-pu-chia) siết chặt vòng bao vây, cấm vận đối với Việt Nam. Lợi dụng tình thế khó khăn của Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm trái phép một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa phục vụ cho mưu đồ lâu dài…

Đầu năm 1988, Trung Quốc đã đưa lực lượng ra Trường Sa nhưng chưa nổ súng. Ngày 14-3-1988, nhân khi Việt Nam tổ chức lễ Quốc tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, chuyện "tang gia bối rối", Trung Quốc đã nổ súng thực hiện dã tâm xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam.

Trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế

Ngày 2-5-2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, dùng nhiều tàu bảo vệ; đặc biệt, sử  dụng cả máy bay, tàu chiến ngăn cản lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Đáng chú ý, Trung Quốc chủ động đâm húc, sử dụng vòi rồng tấn công tàu thực thi pháp luật và tàu cá của Việt Nam, gây thương tích cho một số cán bộ kiểm ngư… Nghiêm trọng hơn, ngày 26-5-2014, Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam đang hoạt động tại ngư trường truyền thống...

Hành động của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển, hải đảo; đồng thời, vi phạm Luật Quốc tế, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) cũng như thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về vấn đề này, đe dọa hòa bình, ổn định khu vực cũng như an ninh, an toàn và tự do hàng hải.

Với âm mưu duy trì hoạt động của các giàn khoan như cột mốc, "đánh dấu chủ quyền", mục đích của Trung Quốc đã rõ như ban ngày, là từng bước thực hiện cái gọi là "chủ quyền" của Bắc Kinh trong đường "lưỡi bò" chiếm trọn Biển Đông. Từ chiến lược đến các hành động hiện thực hóa đường "lưỡi bò", hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và Nam Hải 09 cũng như huy động số lượng lớn tàu, máy bay bảo vệ các giàn khoan là những bước đi trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Mỗi  bước đi phù hợp với vỏ bọc, ý đồ chiến thuật và thủ đoạn hết sức tinh vi.

Tuy nhiên, những lập luận phi lý cho cái gọi "tiếp quản" Hoàng Sa năm 1946 và năm 1956, "đánh đuổi quân đội Việt Nam cộng hòa" trên quần đảo Hoàng Sa năm 1974 của Trung Quốc cũng đã lừa bịp dư luận một thời… Thế nhưng, hành động nổ súng xâm chiếm Trường Sa ngày 14-3-1988 và hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì không thể che đậy việc Trung Quốc đã đi ngược xu thế của thời đại, vi phạm thô bạo luật pháp và các chuẩn mực pháp lý quốc tế.

Hơn thế, hành động nhấn chìm tàu cá và thái độ bỏ mặc ngư dân Việt Nam bị nạn đã chà đạp lên giá trị nhân phẩm, các quyền của con người và sự bình đẳng giữa các quốc gia. Là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, tự do công lý, Việt Nam đề nghị cộng đồng quốc tế có những biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo trật tự thế giới, sự tôn nghiêm của pháp luật quốc tế… Đã đến lúc Hội đồng Bảo an và nhân loại yêu chuộng hòa bình không cho phép quốc gia nào có hành vi vi phạm Luật Quốc tế.
PGS, TS Phạm Công Chiển (Học viện Biên phòng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét