CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Biển Đông:Mỹ cứng rắn, ngư dân Việt đánh bắt sát giàn khoan

TQ đưa máy bay chiến đấu đến khu vực giàn khoan, dùng tàu chiến cản phá tàu Việt Nam. Ngư dân Việt vẫn đánh bắt cách giàn khoan chừng 42 hải lý.
Máy bay chiến đấu Trung Quốc lượn trên tàu Việt Nam
Thông tin từ đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết trong ngày 13/7, Trung Quốc đã điều một máy bay chiến đấu đến khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981.
Cụ thể, máy bay chiến đấu của Trung Quốc từ hướng Đông Bắc đến, độ cao 1.500-2.000m, bay ba vòng trên khu vực tàu Việt Nam hoạt động, sau đó bay ra khỏi khu vực theo hướng Đông.
Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng điều một máy bay cánh bằng đến khu vực giàn khoan. Từ 9h đến 9h 5, máy bay này bay vào khu vực tàu Việt Nam hoạt động từ hướng Tây Bắc, độ cao khoảng 1.500-2.000m, sau đó bay ra theo hướng Đông Nam.
Tàu hải giám Trung Quốc truy cản tàu cảnh sát biển Việt Nam
Tàu hải giám Trung Quốc truy cản tàu cảnh sát biển Việt Nam

Từ 12h30 đến 12h 40, bay từ hướng Bắc Đông Bắc đến, độ cao khoảng 500-600m, bay hai vòng trên khu vực tàu Việt Nam hoạt động, sau đó bay ra khỏi khu vực theo hướng Bắc Tây Bắc.
Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục huy động nhiều tàu, trong đó có tàu chiến để cản phá các tàu của Việt Nam ngay từ xa; đồng thời cho tàu cá hoạt động trên khu vực biển này.
Ngay từ sáng sớm, Trung Quốc tiếp tục dùng tàu chiến và tàu hải cảnh chủ động cản phá lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, trước khi các tàu của Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương- 981 để tuyên truyền.
Cụ thể lúc 6h30’ sáng 13/7, khi các tàu Cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam ở cách khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương- 981 khoảng 14 hải lý, xuất hiện 8 tàu của Trung Quốc lao ra cản phá. Trong đó, Trung Quốc sử dụng 4 tàu hải cảnh và 2 tàu đầu kéo, chia thành 2 mũi để cản phá các tàu của Việt Nam.
Đi ngay sau các tàu hải cảnh và tàu đầu kéo là 2 tàu chiến của Trung Quốc gồm 1 tàu pháo và 1 tàu tên lửa tấn công nhanh. Các tàu chiến của Trung Quốc luôn di chuyển cơ động để gây áp lực và sẵn sàng uy hiếp các tàu của Việt Nam khi cần.
Trong đội hình tàu cản phá của Trung Quốc, 2 tàu hải cảnh mang số hiệu 46101 và tàu đầu kéo mang số hiệu 284 liên tục tăng tốc bám sát các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam. Đây chính là 2 tàu có số lần đâm va và cản phá các tàu của Việt Nam nhiều nhất.
Tuy nhiên, các tàu cá của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt thủy sản ở phía Tây-Tây Nam, cách giàn khoan 42-48 hải lý.
Dù gặp nhiều sự ngăn cản từ phía Trung Quốc nhưng dưới sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, các tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn bám sát ngư trường đánh bắt hải sản và đảm bảo an toàn.
Các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam vẫn thực hiện các đợt cơ động tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Quốc hội Mỹ sẽ cứng rắn với Trung Quốc
Trong một diễn biến khác, hạ nghị sĩ Mỹ Eni Faleomavaega kêu gọi Hạ viện tiếp bước Thượng viện có tiếng nói mạnh mẽ buộc Trung Quốc chấm dứt các hành vi gây hấn ở Biển Đông.
Lời kêu gọi được hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega thuộc Tiểu ban Châu Á - Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đưa ra trong một tuyên bố, sau khi Thượng viện Mỹ hoàn toàn nhất trí thông qua Nghị quyết số hiệu S.RES.412 về tình hình an ninh châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
Nhận định về động thái này, hạ nghị sĩ Faleomavaega nói: “Tôi cảm ơn vai trò lãnh đạo của Thượng viện trong vấn đề này. Tự do hàng hải và vấn đề khai thác vùng biển, vùng trời theo luật pháp quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ảnh hưởng đến an ninh của các đồng minh, đối tác của Mỹ.
Tàu chiến Trung Quốc tham gia xâm lược vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Tàu chiến Trung Quốc tham gia xâm lược vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Do vậy, tôi tiếp tục kêu gọi Hạ viện cũng có động thái tương tự. Đối với vấn đề quan trọng như thế này, cả hai cơ quan của Quốc hội cần gửi một thông điệp thống nhất đến Bắc Kinh: Bên cạnh việc ngưng triển khai Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông và các khu vực khác tại châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc  phải chấm dứt vi phạm chủ quyền Việt Nam”.
Theo ông Faleomavaega, riêng trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đang hành xử “kém cỏi” và không chứng tỏ được vai trò của một nước lớn và đáng tin cậy. Ông Faleomavaega cảnh báo: “Nếu không bị kiềm chế, tôi tin là Trung Quốc sẽ tiếp tục bắt nạt các nước khác trong khu vực như cái cách họ đã và đang làm.
Những hành động khiêu khích như vậy là tín hiệu xấu cho khu vực và cả Mỹ, nhất là khi đây không còn là chuyện nội bộ hay chỉ của khu vực, mà là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng cả cộng đồng thế giới.
Theo tôi, Trung Quốc đã buộc Mỹ không thể không lên tiếng. Một lần nữa, tôi kêu gọi Hạ viện Mỹ nhanh chóng có hành động tương tự như Thượng viện, nhằm bảo đảm Trung Quốc trở thành một đối tác đáng tôn trọng hơn và biết tuân thủ luật pháp cũng như các chuẩn mực quốc tế”.
Trước đó, ngày 10/7, Thượng viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết số 412, trong đó có đoạn yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương- 981cùng các lực lượng hộ tống, trả lại nguyên trạng khu vực Biển Đông như trước ngày 1/5/2014.
Nghị quyết tái khẳng định “sự ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ cho tự do hàng hải và việc khai thác sử dụng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như việc sử dụng các giải pháp ngoại giao để xử l‎ý tranh chấp lãnh thổ và hải phận”.
Bên cạnh đó, một hội thảo 2 ngày (10-11/7) với chủ đề "Những diễn biến gần đây tại Biển Đông” do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và các vấn đề quốc tế tổ chức tại Washington.
Tại đây, Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ, Mike Rogers chỉ rõ Trung Quốc đang cố tình thay đổi hiện trạng, thay đổi các mối quan hệ trong khu vực, từ việc đơn phương tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông cho đến hạ đặt giàn khoan tại Biển Đông.
Hội đồng nghị viện Tổ chức Pháp ngữ ra Nghị quyết về Biển Đông
Trong một diễn biến liên quan, TTXVN đưa tin hôm 12/7,  hội đồng Nghị viện Tổ chức Pháp ngữ (APF) vừa thông qua Nghị quyết kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh tại Biển Đông.
Nghị quyết của APF bày tỏ lo ngại trước những căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam do Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981  tại khu vực mà Việt Nam khẳng định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Đoàn đại biểu quốc tế thị sát chiếc tàu cá Việt Nam bị đâm Trung Quốc đâm thủng, được sửa chữa tại Đà Nẵng tháng 6/2014
Đoàn đại biểu quốc tế thị sát chiếc tàu cá Việt Nam bị đâm Trung Quốc đâm thủng, được sửa chữa tại Đà Nẵng tháng 6/2014
APF cho rằng tình trạng căng thẳng này có thể đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định và an ninh của các tuyến đường hàng hải và hàng không trên Biển Đông. APF ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam mong muốn tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp thông qua đối thoại và tôn trọng luật pháp quốc gia và quốc tế, ủng hộ đề nghị đàm phán của Việt Nam gửi đến Trung Quốc và kêu gọi các bên kiềm chế.
APF kêu gọi các bên liên quan không làm phức tạp thêm tình hình, tránh việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc gia và quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển mà Trung Quốc và Việt Nam đã tham gia ký kết.
APF cũng ủng hộ Việt Nam và các quốc gia khác khác có liên quan trong việc hành xử một cách hòa bình và những sáng kiến của Cộng đồng Pháp ngữ nhằm khôi phục hòa bình và ổn định trong khu vực.
APF cũng đề nghị Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng góp vào việc giải quyết toàn diện cuộc tranh cãi, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nhanh chóng tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Nghị quyết của APF kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Cộng đồng Pháp ngữ, thể hiện đoàn kết để đảm bảo rằng luật pháp quốc tế được tôn trọng và hòa bình, an ninh được đảm bảo, đồng thời khuyến khích các quốc gia thành viên của Tổ chức Pháp ngữ hành động một cách phối hợp và đề xuất sáng kiến để góp phần giải quyết căng thẳng hiện nay tại Biển Đông.
Lan Phương (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét