CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

"Cơ hội hòa bình" cuối cùng của Ukraine là... chiến tranh?

 Ngoại trưởng Ukraine đã nói về cơ hội cuối cùng để có hòa bình, và chính quyền Kiev đã sẵn sàng cho việc này.

Cơ hội cuối cùng của Ukraine
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin đã phát biểu trên tờ Kommersant rằng chính quyền Kiev có một cơ hội duy nhất để chấm dứt xung đột và mang hòa bình trở lại khu vực miền đông nam Ukraine.
“Chúng tôi có một cơ hội duy nhất để đến với hoà bình và chúng tôi phải sử dụng nó. Kiev đã sẵn sàng cho việc này” - Ngoại trưởng Klimkin cho biết.
Nhiều người đã nghĩ rằng đại diện ngoại giao của chính quyền Kiev đang nói về thỏa thuận Minsk. Nhưng xem ra, bản chất của vấn đề không hề đơn giản như vậy: Tiếng súng vẫn nổ và người vẫn chết tại những điểm giao tranh....

Không thể đổ hết lỗi lầm lên đầu phe ly khai như những cáo buộc của ông Ngoại trưởng, bởi không có lửa thì không thể có khói. Và hơn nữa, có cả nghìn nhân viên OSCE trung lập ở Donbass để quan sát. Nếu thực sự Kiev muốn ngừng bắn, phe ly khai đã không thể có cơ hội để giao chiến với họ.
Để xét về cơ hội cuối cùng của Ukraine, và mục đích thực sự của cơ hội đó, trước hết cần xem thế và lực giữa các bên đã thay đổi thế nào sau một tháng thực hiện thỏa thuận Minsk.
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin
Trước hết, về tình hình chiến sự, hai bên đã có những động thái rút vũ khí hạng nặng nhất định. Tuy nhiên Donbass chưa trao trả những khu vực mở rộng hơn so với thỏa thuận Minsk 1, và Kiev cũng không tuyên bố cấp quyền tự trị cho ly khai và thành lập thể chế liên bang. Mâu thuẫn này sẽ khẳng định chắc chắn rằng chưa thể có ngừng bắn và giải giáp thực sự cho cả hai bên.
Thứ hai, trong thời gian thực thi ngừng bắn, Ukraine đã có được những gì? Ngày 14/3, trước ngày kỷ niệm một tháng thực hiện Minsk, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko có cuộc điện đàm với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Và theo truyền thông nước này, hai nhà lãnh đạo đã bàn bạc về những điều kiện để Kiev có thể nhận được viện trợ vũ khí và hỗ trợ tài chính từ phía Washington.
Tiếp đến, Phó Tổng thống Joe Biden cũng khẳng định Mỹ sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga nếu như xảy ra biến cố đối với hiện trạng miền Đông Ukraine, dù do bất kỳ bên nào gây ra.
Và đồng thời, Quốc hội Mỹ, vốn đang được kiểm soát bởi phe Cộng hòa cũng thúc giục chính quyền Tổng thống Obama phải có những động thái mạnh mẽ hơn, chấm dứt lập tức sự ngang ngược và lộng hành của Moscow với đất nước Đông Âu này.
Có thể thấy rằng, Ukraine đang nhận được rất nhiều sự hậu thuẫn từ phía Mỹ. Dù chỉ bằng lời nói và chưa có hành động nào cụ thể, nhưng điều đó đã khiến Kiev vững tin hơn rất nhiều.
Thứ ba, Ukraine đã nhận được khoản tiền 5 tỷ USD từ phía Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF trong gói vay 17,5 tỷ USD mà không đi kèm các điều lệ hà khắc về mục đích sử dụng nguồn tiền này. Điều đó có nghĩa, Ukraine có thể sử dụng nó vào mục đích ổn định đất nước, hoặc hiểu trắng ra, đây chính là nguồn chiến phí để phục vụ chiến tranh.
Ukraine đang hi vọng sẽ nhận được sự viện trợ vũ khí từ Mỹ
Ukraine đang hi vọng sẽ nhận được sự viện trợ vũ khí từ Mỹ
Thứ tư, Kiev bắt đầu nhận được những sự ủng hộ quân sự từ phía EU. 11/28 nước thành viên EU đã tuyên bố hỗ trợ với tư cách cá nhân trang thiết bị quân sự cho Ukraine, trong đó có cả vũ khí sát thương.
Thứ năm, vòng vây mà NATO đang áp đặt lên Nga cũng ngày càng được siết chặt. Và lần này, sự căng thẳng đã lên đến cao trào khi Mỹ trực tiếp ra mặt. Washington điều quân, gửi vũ khí hạng nặng, tăng cường tàu chiến, huy động chiến đấu cơ, triển khai radar, lắp đặt tên lửa phòng thủ...
Đồng thời, EU cũng tuyên bố kéo dài cấm vận, trừng phạt kinh tế Nga. Sự hậu thuẫn ngày càng tăng và Ukraine đang vô cùng tự tin với những sự hỗ trợ mà họ đạt được sau một tháng yên ắng vừa qua.
Mỹ đang áp dụng công thức: hô hào + USD + vũ khí để thúc Ukraine tiến đến cuộc chiến cuối cùng với người miền Đông. Và Washington chắc chắn rằng chỉ cần đến bước thứ hai của công thức, Kiev sẽ hào hứng trở thành quân tiên phong tại chiến trường Donbass, bởi bản chất hiếu chiến của những người cầm quyền ở Ukraine.
Có thể thấy rằng, cơ hội cuối cùng mà Ukraine ghi nhận đó chính là việc họ được hỗ trợ mọi thứ cần thiết, đặc biệt là tiền, để theo đuổi những hành động quân sự lớn hơn đối với miền Đông, quyết tâm đánh bật lực lượng ly khai ra khỏi những địa bàn mà họ chiếm đóng.
Điều này chỉ dẫn đến một mục đích duy nhất là chiến tranh, chứ không phải hòa bình. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng Kiev đang không còn đường lui, cơ hội cuối cùng của họ cũng động nghĩa với khả năng sống còn của chính quyền này. Bởi nếu không thể tận dụng những lợi thế đang có để chiến thắng, đồng nghĩa với việc kinh tế Ukraine sẽ phá sản, các khoản vay và viện trợ tài chính sẽ không được giải ngân. Và sẽ có thêm nhiều cuộc "cách mạng Maidan" để lật đổ chính chế độ của Poroshenko và Yatsenyuk.
Đổ nát ở Debaltsevo
Đổ nát ở Debaltsevo
Chiến tranh là điều không tránh khỏi
Nếu Ukraine có "cơ hội cuối cùng" thì ly khai Donbass cũng có những bước chuẩn bị để đón chờ trận chiến cuối cùng. Những sự chuẩn bị đó dù không được truyền thông tuyên truyền rầm rộ, nhưng nó vẫn diễn ra hằng ngày và vô cùng gấp gáp.
Và nếu NATO đang tạo sức ép tới Nga để hậu thuẫn cho Ukraine, thì Moscow cũng đang có những hành động gia tăng sức mạnh quân sự để làm điểm tựa cho ly khai Donbass.
Nga kỷ niệm trọng đại một năm bán đảo Crimea được "trở về đất mẹ" - như những gì báo chí Nga tuyên truyền. Và song song với đó là sự hiện diện của tốc độ quân sự hóa thần kỳ trên bán đảo Crimea.
Đồng thời, Tổng thống Putin sau khi tái xuất lập tức triển khai kế hoạch tập trận bất ngờ với hạm đội phương Bắc và quân khu miền Tây - nơi sẽ trở thành lực lượng chủ lực để đương đầu với các cuộc tấn công của NATO - nếu có biến cố gì với nước Nga.
Nga đã chuẩn bị sẵn sàng, và họ tạo được một đối trọng đủ mạnh với NATO trong cuộc khủng hoảng Đông Âu lần này. Việc còn lại là của người Ukraine. Mọi việc sẽ được định đoạt trong hiệp hai này, khi cả hai bên Kiev - Donbass đều đã xác định mục đích cuối cùng mà họ hướng đến.
Như vậy, cơ hội cuối cùng mà Ukraine nhắc đến có thể khẳng định chắc chắn rằng không nằm ở thỏa thuận Minsk, mà cơ hội ấy đang ở giữa chảo lửa chiến tranh. Cuộc chiến sắp tới hứa hẹn sẽ tàn khốc, quyết liệt, khi tất cả đều dồn sức vào canh bạc cuối cùng ấy.
Quân ly khai ở Donetsk
Quân ly khai ở Donetsk
Ai hưởng lợi nhiều nhất ở Ukraine
Trong phiên giao dịch ngày 16/3, đồng euro của EU đã có giá trị gần ngang bằng đồng USD của Mỹ. Tỉ giá khi đó là 1,0451 USD/euro, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2003 đến nay.
Nhìn vào những gì mà EU đang thể hiện, cùng với các chính sách kinh tế tài chính của Mỹ, các nhà phân tích đã nhận định rằng trong năm 2015, đồng USD sẽ ngang giá với đồng euro.
Còn đồng ruble của Nga vẫn chưa thấy khả quan có thể hồi phục được như trước khi các biện pháp trừng phạt được áp đặt. Chỉ số tín dụng của Nga vẫn ở mức rất xấu. Cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đối đầu kinh tế với nhau, đã kéo cả EU và Nga rơi vào một đợt suy thoái, thậm chí đối diện với nguy cơ khủng hoảng kinh tế.
Trong khi đó, thứ mà Mỹ thiệt hại duy nhất từ đầu cuộc khủng hoảng là chi phí để nuôi dưỡng các chiến binh Maidan, thực hiện cuộc cách mạng màu hồi tháng 2/2014, và những lời hô hào, hứa hẹn để chính quyền Kiev do họ dựng lên quên mình mà quyết chiến với những người đồng bào.
Mỹ đã triển khai thêm được nhiều vũ khí đến sát nách Nga, đẩy Nga kề bên miệng hố chiến tranh, siết chặt vòng vây kinh tế... Và khủng hoảng Ukraine càng kéo dài, Nga sẽ càng suy sụp, và Mỹ có thể ung dung ngồi xem kịch hay mà họ là người viết kịch bản.
  • Đỗ Minh Tú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét