CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

3 lợi thế ly khai Donbass giành từ thỏa thuận ngừng bắn

Thỏa thuận ngừng bắn Minsk thực chất là có lợi cho phe ly khai, khi họ không quá chiếm ưu thế trên chiến trường và lại có cơ hội sửa sai.

Mệnh đề “Nga ép phe ly khai Donbass ký thỏa thuận ngừng bắn” đang là chủ đề nóng trên các phương tiện truyền thông thế giới. Bởi mới trước đó vài giờ phe ly khai Donbass còn chưa chịu ký thỏa thuận này do bất đồng quan điểm về ranh giới rút quân vẫn giữ nguyên như thỏa thuận Minsk được ký tháng 9-2014.
Thoạt đầu, có vẻ như thỏa thuận ngừng bắn này là sự thất bại về ngoại giao của Nga và gây thiệt hại cho phe ly khai, bởi nó khiến vùng đất do họ kiểm soát thực tế bị co lại, phủ nhận những thắng lợi trong vài tháng qua mà lực lượng dân quân của DPR và LPR đã giành được.
Vậy thực sự là Nga có ép phe ly khai hay không? Và Moscow cùng với Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk có chịu thiệt thòi gì từ việc ký thỏa thuận ngừng bắn Minsk “tập 2” hay không? Trên thực tế, nếu phân tích kỹ Nga và phe ly khai được lợi rất nhiều.

Thứ nhất: Dần dần “hợp thức hóa” vị thế của phe ly khai
Cuộc đàm phán ở Minsk lần này là lần đầu tiên 2 vị Tổng thống “dân bầu” của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk (DPR và LPR) xuất hiện trên chính trường quốc tế, kể từ lễ nhậm chức vào ngày 4-11-2014, sau khi thắng lợi trong cuộc bầu cử do 2 nước Cộng hòa tự tuyên bố độc lập này tổ chức riêng vào ngày 2-11-2014.
Việc ký vào “Giải pháp tổng thể 13 điểm” nhằm thực hiện thỏa thuận Minsk mà “Nhóm Tiếp xúc ba bên” đưa ra là lần ký kết văn bản chính thức đầu tiên trên chính trường quốc tế của các vị Tổng thống 2 nước Cộng hòa đòi ly khai này, mặc dù ông Petro Poroshenko từ chối tiếp xúc chính thức với họ.
Trước đó, 2 nhà lãnh đạo Alexandr Zakharchenko và Igor Plotnitsky cũng đã đặt bút ký vào Thỏa thuận ngừng bắn Minsk 1 (ngày 5-9-2014), nhưng khi đó họ mới chỉ là các Thủ tướng tự phong, chưa qua bầu cử của DPR và LPR. Việc ký văn kiện này cũng đã thể hiện họ có địa vị tương đương với vị Tổng thống Ukraine.
Ý đồ đòi sự “đối xử ngang vai” với chính quyền Kiev của phe ly khai cũng thể hiện rõ trong cuộc đàm phán ngày 31-1 của Nhóm tiếp xúc về Ukraine giữa các đại diện Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE). Khi đó, đại diện của phe ly khai đã tuyên bố đòi quyền tiếp xúc tương đương với nguyên thủ quốc gia của Ukraine.
Trên thực tế, việc ký thỏa thuận ngừng bắn có lợi cho vị thế của DPR và LPR
Trên thực tế, việc ký thỏa thuận ngừng bắn có lợi cho vị thế của DPR và LPR
Tham dự cuộc hội đàm có cựu Tổng thống Kuchma (đại diện cho Kiev), 2 ông Denis Pushilin và Vladislav Deinego - đặc sứ 2 nước Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk, Lugansk, cùng với Đại sứ Nga tại Ukraine Mikhail Zurabov và đại diện Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu OSCE - bà Heidi Tagliavini.
Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma (Đại diện cho Kiev) cho biết, cuộc đàm phán ở Minsk (Belarus) đã bị hủy bỏ sau khi các thủ lĩnh ly khai thân Nga là Alexandr Zakharchenko và Igor Plotnitsky đã không đến tham gia đàm phán mà chỉ cử các đại diện là Denis Pushilin và Vladislav Deinego, không đúng với thỏa thuận trước đó.
Ngược lại, ông Denis Pushilin, người đại diện “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” tự xưng cũng đòi chính phủ Ukraine cũng phải cử người đại diện tương đương đến đàm phán thỏa thuận ngừng bắn, tức là nếu các lãnh đạo của họ xuất hiện thì Ukraine cũng phải cử đại diện tương đương.
Đây là vấn đề rất quan trọng trong quá trình 2 nước cộng hòa tự xưng này chứng minh Nhà nước của mình từ một tổ chức tự phát đòi ly khai, được Ukraine coi là “ngoài vòng pháp luật”, dần lớn mạnh thành một thực thể chính quyền có vai trò đối lập với chính quyền ở Kiev, được quốc tế công nhận.
Thứ 2: Phe ly khai có thể giành được Debaltseve tốn ít xương máu hơn
Trên thực tế, quân ly khai đang ở vào thế bất lợi trên chiến trường. Thoạt tiên, điều này nghe có vẻ phi lý bởi quân ly khai phải mất bao công sức nghi binh ở Mariupol, mới “nhốt” được quân đội Ukraine ở chảo lửa Debaltseve (Debaltsevo), khiến họ không phá được vây, không đường tiếp viện, nay phải rút quân thì quá là thiệt thòi.
Thế nhưng, việc chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn sẽ khiến phe ly khai đỡ tốn xương máu hơn ở chiến trường Debaltseve. 10.000 quân đồn trú không phải là lực lượng nhỏ, giả sử trong trường hợp quân ly khai có đánh chiếm được thì cũng kiệt sức, không còn đủ lực giữ thế áp đảo trên chiến trường.
Bởi vì trên thực tế, quân ly khai vẫn yếu thế hơn quân chính phủ về quân số và vũ khí-trang bị, khẳng định họ không đủ thực lực đánh phá một cứ điểm được phòng thủ chắc chắn như vậy nên mới bắt buộc phải bao vây, hòng lợi dụng đểm yếu về tinh thần chiến đấu của quân chính phủ để bức hàng, thu đất.
Nếu quân đội Ukraine phòng thủ chặt ở Debaltseve, phe ly khai sẽ phải trả giá đắt nếu muốn đánh chiếm
Nếu quân đội Ukraine phòng thủ chặt ở Debaltseve, phe ly khai sẽ phải trả giá đắt nếu muốn đánh chiếm
Tuy nhiên, để đạt được điều này cũng cần một khoảng thời gian dài mới khiến tinh thần quân chính phủ suy sụp. Trong khi đó, Kiev cũng không khoanh tay chịu trói mà đã chủ động dùng kế “vây Ngụy, cứu Triệu”, tung quân đồn trú ở Mariupol ra tấn công ở phía nam Donetsk, khiến binh lực của phe ly khai bị căng mỏng.
Thêm nữa, thông tin về việc Mỹ có thể cung cấp vũ khí sát thương cho quân chính phủ cùng việc đưa sang Ukraine 600 lính dù để huấn luyện cho quân đội và an ninh nước này cũng khiến cho quân đội Ukraine tăng cường sức mạnh tinh thần và vật chất, có thể dẫn đến những biến động khó lường trên chiến trường.
Trong bối cảnh mới nắm được thế chủ động nhưng không đủ sức mạnh áp đảo quân chính phủ, cuộc đối đầu ở Debaltseve càng dằng dai thì quân ly khai càng bất lợi hơn, bởi trên thực tế phe ly khai cũng mới chỉ bao vây chứ chưa tiêu diệt được các cụm quân đồn trú để chiếm được 2 cứ điểm Mariupol và Debaltseve.
Nếu tình hình này kéo dài, rất có thể phe ly khai sẽ không còn giữ được thế bao vây quân chính phủ ở 2 cứ điểm Mariupol và Debaltseve mà có thể sẽ bị Kiev - vốn chiếm ưu thế về quân số và trang bị - đánh lấn ở Mariupol, hoặc tung quân tái chiếm cả sân bay Donetsk, vốn rất gần khu vực do quân đội Ukraine kiểm soát.
Bởi vậy, phe ly khai cũng cần phải xốc lại đội hình, tăng cường vũ khí trang bị, xác định lại phương hướng chiến lược trên chiến trường. Khoảng nghỉ trong thời gian này là rất quan trọng đối với họ nên việc phe ly khai ký thỏa thuận ngừng bắn cũng không có gì là thiệt thòi, thậm chí là rất có lợi.
Thời gian qua, đã có khá nhiều thông tin cho rằng Nga đang “tuồn” binh lính, xe tăng, đại pháo sang cho lực lượng ly khai. Tuy thông tin này không có cơ sở kiểm chứng nhưng ít nhất nó cũng cho thấy là khoảng thời gian tạm nghỉ sẽ giúp Donbass củng cố và tăng cường binh lực của mình, đồng thời lấy được Debaltseve mà không hao tổn xương máu.
Điều này là đúng sự thực bởi trên bản đồ phân định giới tuyến của thỏa thuận Minsk 1, Debaltseve thuộc phần đất do phe ly khai kiểm soát. Việc thực thi thỏa thuận Minsk sẽ buộc quân chính phủ phải rút lui khỏi cứ điểm này, DPR sẽ không mất 1 binh lính, 1 viên đạn nào để giành được quyền kiểm soát Debaltseve.
Việc quay lại giới tuyến ngừng bắn Minks 1 tuy làm cho phe ly khai mất đi một phần lãnh thổ mới giành được được từ sau tháng 11-2014, nhưng vẫn giữ nguyên được sân bay Donetsk, có thêm Debaltseve mà không cần tốn công đánh chiếm. Đó mới là cái lợi lớn nhất của họ khi ký thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk.
Bản đồ chiến sự miền đông Ukraine. Vùng màu nâu là vùng lãnh thổ hiện phe ly khai kiểm soát thực tế, các vạch đứt nét thể hiện ranh giới giữa 2 bên sau thỏa thuận Minsk 1, Debaltseve nằm trong vùng do phe ly khai được quyền kiểm soát
Bản đồ chiến sự miền đông Ukraine. Vùng màu nâu là vùng lãnh thổ hiện phe ly khai kiểm soát thực tế, các vạch đứt nét thể hiện ranh giới giữa 2 bên sau thỏa thuận Minsk 1, Debaltseve nằm trong vùng do phe ly khai được quyền kiểm soát
Trong trường hợp quân chính phủ không chịu rút thì đương nhiên Kiev sẽ là bên tráo trở, phá hoại hiệp định ngừng bắn. Khi đó lực lượng vũ trang có quyền tấn công tiêu diệt lực lượng đồn trú của Ukraine ở chảo lửa này và ở Mariupol mà không mang tiếng là vi phạm thỏa thuận ngừng bắn Minsk.
Thứ 3: Quân ly khai có cơ hội sửa sai khi đánh Debaltseve
Nếu giả sử quân chinh phủ không chịu rút đi thì lực lượng ly khai Donbass cũng có thời gian để sửa sai về chiến lược. Thời gian qua, việc họ chỉ bủa vây Mariupol và tập trung binh lực tấn công Debaltseve là quyết định không hợp lý, bởi nếu muốn đánh chiếm cứ điểm này quân ly khai sẽ phải trả giá quá đắt.
Tháng 1 vừa qua, phe ly khai đã nghi binh ở Mariupol rồi bất ngờ tấn công Debaltseve, nằm sát địa giới 2 tỉnh Donetsk-Lugansk, bởi họ muốn nối thông hành lang chiến lược giữa 2 tỉnh, nắn thẳng vạch giới tuyến, thống nhất toàn bộ phạm vi chiến trường.
Nếu công chiếm được cứ điểm phòng thủ cực lớn này của quân chính phủ, lực lượng ly khai sẽ mở rộng sự liên kết giữa 2 lực lượng vũ trang Donetsk và Lugansk để hình thành những đơn vị quân đội lớn, mang tính chất chính quy, tạo ra bước ngoặt mới của cuộc nội chiến.
Trên thực tế, khi phe ly khai bất ngờ mở cuộc tấn công mãnh liệt vào các cứ điểm phụ cận của Debaltseve, quân đội Ukraine đã hoàn toàn bị động, có tới gần 10.000 quân chính phủ đồn trú ở đây bị quân ly khai bao vây từ 3 hướng, không còn đường tiếp tế.
Tuy nhiên, qua giai đoạn đầu tiên Kiev bị bất ngờ, hiện chiến sự ở điểm nóng này đang tiếp tục giằng co, phe ly khai không dễ đánh chiếm được nó nếu gần 10.000 binh lính quân đội Ukraine co hẹp bình diện mặt trận, kiên cường cố thủ, trong khi tung quân tái chiếm các cứ điểm khác ở miền đông để giải cứu Debaltseve.
Về mặt quân sự, để đánh chiếm 1 cứ điểm phòng thủ kiên cố, lực lượng tấn công sẽ phải huy động binh lực và trang bị gấp khoảng 2-3 lần bên phòng thủ, tức là phe ly khai phải huy động cho trận chiến này ít nhất là 20.000 quân và số lượng lớn hỏa lực hạng nặng. Điều này sẽ làm suy yếu lực lượng ở các vùng khác.  
Nếu có đánh chiếm được Debaltseve, có thể khẳng định phe ly khai ít nhất cũng phải chịu thiệt hại tương đương lực lượng phòng thủ của quân đội Ukraine, thậm chí là hơn. Như vậy, dù có thắng trong trận chiến này, lực lượng quân sự của DPR và LPR cũng sẽ kiệt quệ. Vì vậy, tiếp tục đánh cứ điểm này có thể là một sự phiêu lưu về quân sự.
Việc đánh chiếm Mariupol sẽ dễ dàng hơn so với Debaltseve
Việc đánh chiếm Mariupol sẽ dễ dàng hơn so với Debaltseve
Trong tình huống không vượt trội về binh lực so với quân chính phủ, lực lượng ly khai nên tập trung đánh Mariupol, một thành phố cảng nằm bên bờ biển Azov, gần biên giới Nga và nối thông với Crimea. Hiện phe ly khai đang có lợi thế khi đã nhổ sạch các cứ điểm xung quanh và cắt đứt hoàn toàn giao thông xung quanh thành phố này.
Như vậy, toàn bộ con đường chiến lược nối Crimea với biên giới nước Nga chỉ còn Mariupol là chướng ngại vật cuối cùng lọt thỏm trong vòng vây. Nếu đánh thánh phố này, quân ly khai cũng rất dễ nhận tiếp viện từ Crimea đi lên theo đường bộ hoặc tuyến đường ven biển Azov.
Đánh chiếm được Mariupol, lực lượng ly khai Donetsk sẽ giành được quyền kiểm soát hơn 250 km đường bờ biển, khống chế một bộ phận phía đông bắc biển Azov - nơi có một số mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi, nối thông tuyến đường biển xuống Crimea, nối thông tuyến đường bộ sang Nga.
Khi đó, lực lượng vũ trang DPR sẽ có một vùng giải phóng rộng lớn, có thể xây dựng các căn cứ huấn luyện binh sĩ, nuôi dưỡng thương bệnh binh, nhận lương thực, vũ khí tiếp viện, làm bàn đạp để tiến đánh các khu vực khác.
Trước đây, có thể do Mariupol nằm quá sâu trong vùng lãnh thổ do phe ly khai kiểm soát nên DPR cho rằng có thể đánh chiếm bất cứ lúc nào cũng được mà để đó cũng không hại gì nên mới tung quân đánh chiếm Debaltseve. Tuy nhiên, khi lợi thế bất ngờ đã qua, muốn đánh chiếm được “lò nướng” này quả thực là không dễ.
Trong thời điểm này, khi thỏa thuận hòa bình đã được ký, phe ly khai nên kêu gọi Kiev trao trả lại Debaltseve theo đúng giới tuyến được phân định. Nếu quân đội Ukraine không chấp hành thì DPR nên tiếp tục vây chứ không công Debaltseve, đồng thời quay về đánh chiếm Mariupol.
Hiện nay, đây là phương án này là tối ưu nhất bởi Mariupol tuy cũng được phòng thủ chặt chẽ nhưng nằm sâu trong vùng do ly khai kiểm soát nên dễ đánh hơn nhiều. Nhổ được “cái gai” này, củng cố hậu phương vững chắc thì phe ly khai mới có thể nghĩ đến Debaltseve.
Với những nguyên nhân trên, thỏa thuận ngừng bắn được ký kết trong thời điểm này là rất có lợi cho phe ly khai.
Thiên Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét