CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

Khi người Đức muốn phương Tây để Ukraine thua cuộc

Đăng Bởi  - 
phuong Tay

Hội nghị Minsk bàn về giải pháp cho cuộc xung đột kéo dài gần một năm ở Ukraine đã chấm dứt với thắng lợi chiến lược được dành cho nước Nga, Putin đã thắng trong ván bài cân não suốt nhiều tháng qua khi đã có lúc nước Nga của ông đứng trên bờ vực thẳm. Thắng lợi của Nga đã được dự báo trước khi trước mặt Vladimir Putin chỉ là một phương Tây đang chia rẽ vì vấn đề Ukraine


Và vị tổng thống nước Nga đã tận dụng một cách hoàn hảo sự chia rẽ đó. Mọi chuyện có thể sẽ rất khác nếu như ngay từ đầu phương Tây thống nhất quan điểm trong tay đối thủ nặng ký nhất của tổng thống Putin. Đó là Barack Obama ư? Không, đó là Angela Merkel, vị thủ lĩnh mới của thế giới phương Tây.
Hội nghị Minsk kết thúc với thắng lợi gần như tuyệt đối dành cho nước Nga, bản thỏa thuận mà các bên ký tại Minsk không khác gì bản thỏa thuận đã được các bên chấp thuận vào năm 2014 nhưng đã bị xé bỏ do bạo lực leo thang. Nói cách khác, phương Tây và Kiev đã tiêu phí nửa năm cùng một khoản kinh phí khổng lồ một cách vô ích khi theo đuổi một cuộc chiến đã không giải quyết được điều gì. 
Thất bại cay đắng ở Ukraine đã buộc các nhà phân tích phương Tây phải nhìn lại toàn bộ vấn đề để tìm ra lời giải. Và có vẻ như một kết luận đã được rút ra rằng, mọi chuyện có lẽ đã tốt hơn rất nhiều nếu như người lãnh đạo thế giới phương Tây trong cuộc xung đột ở Ukraine là Đức, chứ không phải là Mỹ.
Vị thế của Đức trong vấn đề giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine thời gian qua là một ẩn số. Trong những ngày đầu của cuộc xung đột, Đức chỉ đóng vai trò phụ bên cạnh nhân vật chính là Mỹ, Mỹ là người đã hô hào vận động một cuộc trừng phạt kinh tế chống lại Nga để trả đũa sự can thiệp của Nga trong vấn đề Crimea và miền Đông ly khai và người đảm nhận chủ yếu vai trò trừng phạt đó là EU. 
Đức tỏ ra hoài nghi về tác dụng của lệnh trừng phạt và thiên về giải pháp đàm phán với Kremlin. Nhưng khi mà chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn hạ trên bầu trời miền Đông Ukraine, Merkel lại trở thành người ủng hộ kiên quyết nhất lệnh trừng phạt mà khi đó khá nhiều thành viên của EU đã cảm thấy “oải” và nghiêng dần về phương án đàm phán mà Đức ủng hộ trước đó. 
Và giờ đây, khi Mỹ đang bàn bạc về kế hoạch cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine trong cuộc xung đột, Đức một lần nữa phản đối gay gắt, thậm chí Merkel đã bay đến Moscow để gặp Putin bàn về vấn đề giải pháp hòa bình cho Ukraine.
Dễ dàng nhận ra một điều rằng, Đức luôn đưa ra chính kiến của riêng mình và bảo vệ nó trong suốt cuộc xung đột, mà không về hùa với Mỹ. Mỗi quyết định được Berlin đưa ra là quyết định mà người Đức coi là phù hợp nhất ở mỗi thời điểm. Đức ủng hộ phương án đàm phán với Nga ngay từ những ngày đầu của cuộc xung đột trong khi Mỹ hùng hổ đòi trừng phạt Nga, và thực tế cho thấy là Đức đã đúng, phương Tây đã phải trả một giá quá đắt để nhận ra rằng người Đức đã đưa ra một giải pháp chuẩn xác ngay từ những ngày đầu. 
Nhưng khi mà chiếc máy bay  của Malaysia bị bắn hạ, đồng nghĩa với việc cuộc chiến đã lan ra ngoài phạm vi xung đột ở Ukraine, thì Đức thấy rằng cần phải thể hiện thái độ với phe ly khai, trong tình hình đó việc tiếp tục các lệnh trừng phạt với Nga là điều cần thiết. Và đến khi các lệnh trừng phạt này đã vô tác dụng khi người Nga đã vượt qua cơn khủng hoảng, thì Đức cũng là người đầu tiên đề cập đến giải pháp đàm phán.
Các chuyên gia cho rằng, Đức đang thể hiện vai trò một người thủ lĩnh của phương Tây rõ nét hơn bao giờ hết trong cuộc xung đột ở Ukraine vừa qua, mọi giải pháp mà thủ tướng Angela Merkel đưa ra đều là từ vị thế của một người cầm trịch, theo đó đề ra các giải pháp phù hợp nhất trong mọi tình huống. 
Thực tế đã chứng mình, các giải pháp mà Đức đưa ra đều hợp lý, trái ngược với các quyết định của Mỹ. Washington đã tỏ ra thiếu chuẩn xác một cách thảm hại trong mọi quyết định của mình, Mỹ đã quyết định trừng phạt Nga trong khi cần đàm phán, và khi mà cuộc xung đột cần chấm dứt thì Nhà Trắng lại bàn bạc về việc cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine – một điều nguy hiểm có thể đẩy cuộc xung đột lên một quy mô lớn hơn. 
Nếu như Mỹ vẫn giữ vị trí thủ lĩnh trong khoảng thời gian đầu của cuộc xung đột, khi EU đã chấp thuận các lệnh trừng phạt Nga mà Mỹ đề xuất; nhưng càng về cuối, vai trò của Mỹ ngày càng lu mờ trước Đức, khi EU đã đồng thuận với giải pháp mà Angela Merkel đưa ra, đó là chọn cách đàm phán về vấn đề Ukraine và dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế với Nga – giải pháp mà Mỹ đã phản đối quyết liệt nhưng không thành.
Lịch sử chính trị thế giới vì thế sẽ nhìn nhận cuộc xung đột ở Ukraine như một bước ngoặt, khi Đức lần đầu tiên đứng ra giữ lấy vai trò thủ lĩnh của EU trong việc giải quyết các vấn đề của Châu Âu thay vì nằm hoàn toàn trong tay người Mỹ như trước. Đây là điều đã được các nhà phân tích chiến lược dự báo từ lâu, khi một liên minh kinh tế ở Châu Âu ra đời tất yếu sẽ dẫn đến một sự liên minh chính trị để giải quyết các vấn đề phức tạp. 
Nước Mỹ đã tỏ ra ở quá xa và không nắm bắt được cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của EU, hầu hết các nước Châu Âu ở thời điểm hiện tại tỏ ra bất bình trước sự vô trách nhiệm của người Mỹ, khi Mỹ là trùm sò về việc ban hành các lệnh trừng phạt kinh tế Nga trong khi người chịu thiệt hại nhất từ các lệnh trừng phạt đó lại là các thành viên của EU.
Lẽ dĩ nhiên, cả Mỹ lẫn Nga đều không thích thú gì việc EU đang tự đứng trên đôi chân mình với bộ não là nước Đức. Trong quốc hội Nga, một nhóm nghị sĩ theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan đã lớn tiếng đòi Đức thanh toán tiền bồi thường trong thế chiến 2 – ám chỉ việc chính phủ Đức hiện tại là hiện thân cho nước Đức phát xít trong quá khứ, còn ở Mỹ thượng nghị sĩ John McCain cáo buộc Merkel đang tái hiện lại lịch sử những năm 1930 khi nhượng bộ Putin giống như những gì Hitler được nhượng bộ trong quá khứ. 
Nhưng có vẻ như người Nga đang tự thay đổi lại quan điểm của mình, khi mà một sự lãnh đạo EU của nước Đức đang đồng nghĩa với một dấu hiệu tốt cho nước Nga. Với vị thế lãnh đạo EU, Đức luôn có xu hướng coi trọng quan điểm của Nga thay vì phủ quyết nó một cách thường xuyên như Mỹ, hội nghị Minsk sẽ không kết thúc với thắng lợi tuyệt đối cho người Nga nếu như Merkel không thuyết phục tổng thống Ukraine Poroshenko rằng tạm thời thỏa hiệp với Nga là biện pháp cần thiết. 
Cả EU và Ukraine đã chấp thuận phương án mà Đức đưa ra một cách tuyệt đối, cho thấy vị thế của Đức và người thủ lĩnh của nó là Angela Merkel đã được khẳng định một cách vững chắc trong Liên minh Châu Âu. Kể từ giờ phút này, hãy quên Washington đi, trái tim của EU là Berlin.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét