"Giờ là lúc phải chuẩn bị quan tài, không chôn đồng đội thì chôn người bên kia. Dù sao cũng là người Ukraine cả".
Tàn quân Ukraine chuẩn bị sẵn quan tài để tái chiếm Debaltseve
New York Times cho biết tàn quân Ukraine đang tập trung tại Artemivsk, nơi cách Debaltseve hơn chục km về phía Tây Bắc. Toan tính của Ukraine có thể là thủ chắc tại Artemivsk tránh đà tiến quân về phía Tây của phe ly khai. Hoặc cũng có thể họ mở đợt tấn công tái chiếm Debaltseve khi có cơ hội.
Tâm lý của tàn quân Ukraine khá chán chường. Một trung sĩ có tên Volodomyr cho biết trong lúc thất thểu trên đường: “Chúng tôi thiệt hại nặng ở Debaltseve và mất nhiều người trong cuộc tháo chạy. Rất nhiều xe quân sự đã rời khỏi đó (Debaltseve) và chỉ có một ít tới được đây”.
Theo phe ly khai, có hơn 3.000 quân chính phủ thiệt mạng. Điều đó dẫn đến việc các binh sĩ tử trận không được chôn cất tử tế vì thiếu quan tài. |
Một điều được phóng viên của New York Times ghi nhận là có rất nhiều quan tài trống được đóng vội vã và vụng về trên đường dọc Artemivsk. Có lẽ đây là sự chuẩn bị chu đáo hơn của quân đội Ukraine.
Tại Debaltseve, quân đội Ukraine chịu thương vong nhiều. Theo phe ly khai, có hơn 3.000 quân chính phủ thiệt mạng. Điều đó dẫn đến việc các binh sĩ tử trận không được chôn cất tử tế vì thiếu quan tài.
Albert Sardaryen, một chiến sĩ quân y thừa nhận rằng đoàn quân tháo chạy đã bị trúng rất nhiều tên lửa, pháo kích và đạn bắn tỉa nên nhiều người bị bỏ xác trên đồng tuyết. Chúng tôi sẽ gắng tìm cách chôn cất họ tử tế hơn.
Nếu giao tranh tiếp tục thì số người thiệt mạng sẽ còn lên cao nữa. Như vậy thì nhu cầu về quan tài lại cao nữa và giờ là lúc phải chuẩn bị quan tài, không chôn đồng đội thì chôn người bên kia. Dù sao cũng là người Ukraine cả.
EU cân nhắc những lệnh trừng phạt mới liên quan đến Ukraine
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk ngày 20/2 cho biết ông đang tiến hành tham vấn với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) về những bước đi tiếp theo nhằm gia tăng “những cái giá phải trả cho cuộc xâm lược” ở miền Đông Ukraine, nơi mà lệnh ngừng bắn đã không thể ngăn chặn tình trạng giao tranh tại đây.
Trong một tuyên bố, ông Tusk chỉ rõ trong bối cảnh số vụ vi phạm lệnh ngừng bắn lên đến hơn 300 lần, “chúng ta rõ ràng đang đạt đến một điểm khi mà những nỗ lực ngoại giao hơn nữa sẽ không đạt kết quả nào trừ phi được hỗ trợ bằng chế tài tiếp theo."
Trong một tuyên bố, ông Tusk chỉ rõ trong bối cảnh số vụ vi phạm lệnh ngừng bắn lên đến hơn 300 lần, “chúng ta rõ ràng đang đạt đến một điểm khi mà những nỗ lực ngoại giao hơn nữa sẽ không đạt kết quả nào trừ phi được hỗ trợ bằng chế tài tiếp theo."
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk |
"Vì mục đích này, tôi đang tham vấn các nhà lãnh đạo EU về những bước đi tiếp theo,” ông nói.
Ông Tusk cho biết thêm ông sẽ tới Kiev vào ngày 22/2 “để bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Ukraine trong những thời khắc khó khăn này”.
Nga-Ukraine "nhắc" nhau
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 20/2 tuyên bố Ukraine phải chi trả cho lượng khí đốt mà Nga cung cấp cho các khu vực ly khai ở miền Đông đang bị xung đột tàn phá của nước này.
Động thái trên làm dấy lên khả năng lại xảy ra một cuộc tranh cãi khác về vấn đề khí đốt vào giữa mùa Đông này.
Viết trên trang mạng xã hội cá nhân Facebook, ông Medvedev cho biết: “Theo những nghĩa vụ trong hợp đồng hiện tại, Kiev phải thanh toán cho khí đốt của Nga”.
Theo ông Medvedev, những khoản thanh toán hiện nay của Ukraine sẽ chỉ đủ trang trải cho 3 trong 4 ngày cung cấp nữa theo khối lượng hiện nay, có tính đến những lượng khí đốt được cấp cho các khu vực Donetsk và Lugansk, thành trì của lực lượng ly khai. Nga sẽ chỉ cung cấp khi đốt cho Ukraine khi Kiev chịu thanh toán trước.
Viết trên trang mạng xã hội cá nhân Facebook, ông Medvedev cho biết: “Theo những nghĩa vụ trong hợp đồng hiện tại, Kiev phải thanh toán cho khí đốt của Nga”.
Theo ông Medvedev, những khoản thanh toán hiện nay của Ukraine sẽ chỉ đủ trang trải cho 3 trong 4 ngày cung cấp nữa theo khối lượng hiện nay, có tính đến những lượng khí đốt được cấp cho các khu vực Donetsk và Lugansk, thành trì của lực lượng ly khai. Nga sẽ chỉ cung cấp khi đốt cho Ukraine khi Kiev chịu thanh toán trước.
Thủ tướng Medvedev tuyên bố Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho các khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine trên cơ sở nhân đạo.
Công ty quốc doanh Naftogaz của Ukraine đã cảnh báo rằng hãng này sẽ không thanh toán cho hoạt động cung cấp khí đốt của Nga cho các khu vực ly khai.
Công ty quốc doanh Naftogaz của Ukraine đã cảnh báo rằng hãng này sẽ không thanh toán cho hoạt động cung cấp khí đốt của Nga cho các khu vực ly khai.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Ukraine phải thanh toán khí đốt cấp cho khu vực đòi ly khai |
Trong khi đó, cùng ngày 20/2, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cáo buộc Nga trực tiếp dính líu vào vụ thảm sát những người biểu tình ở Kiev trong bối cảnh nước này tưởng niệm sự kiện nổ súng vào nhiều người biểu tình tại quảng trường Độc Lập hay còn gọi là Maidan cách đây tròn một năm.
Theo thông báo từ Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Poroshenko đã nói với thân nhân của những người bị sát hại rằng cơ quan an ninh của Kiev đã có được những bằng chứng từ các quan chức thực thi pháp luật Ukraine cho biết quan chức cấp cao của Điện Kremlin Vladislav Surkov đã tổ chức “các nhóm bắn tỉa” trong thời điểm diễn ra các cuộc biểu tình.
Theo ông Poroshenko, các điều tra viên đã có những đoạn băng ghi âm về các cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Ukraine bị phế truất Viktor Yanukovych với các quan chức an ninh Nga, “trong đó họ đã mưu tính trước việc nổ súng vào các nhà hoạt động.”
Nga ngay lập tức đã bác bỏ những luận điệu mà Moskva cho là không đúng sự thật trên do lãnh đạo Ukraine đưa ra. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho đó là “những lời nói thiếu suy nghĩ”.
Ukraine đang đối diện với cuộc chiến cam go khác
Ngoài cuộc xung đột vũ trang ở miền đông, chính quyền Ukraine đang đau đầu trước nạn tham nhũng tràn lan trong hàng ngũ lãnh đạo đất nước.
Các nhà lãnh đạo thế giới, những chuyên gia phân tích hay các học giả hàng đầu thế giới không khỏi trăn trở trước câu hỏi: Cách tốt nhất để cứu đất nước Ukraine là gì?
“Đó là cải cách đất nước”, thành viên Quốc hội Ukraine (tức Rada Tối cao), ông Sergei Leshchenko nói. Cuộc chiến đối phó với mối đe dọa từ nước láng giềng hùng mạnh không phải là mặt trận duy nhất mà nước này đối mặt trong cuộc chiến sống còn này.
Ông Leshchenko thẳng thắn nói, ông thấy quan ngại nhiều hơn về cuộc chiến chống lại nạn tham nhũng vốn đã “ăn sâu bám rễ” từ lâu. “Căn bệnh” này đã làm tê liệt hệ thống chính quyền cũng như ngăn cản sự phát triển của đất nước.
Các đại biểu trúng cử tham gia lễ tuyên thệ trung thành trong phiên khai mạc Quốc hội khóa mới ở Kiev ngày 27/12/2014. |
“Đấu tranh chống lại nạn tham nhũng là một thách thức còn lớn hơn so với cuộc nổi dậy ở miền đông”, vị đại biểu này nói.
Quả thực, ông Leshchenko hiểu rõ những điều mình nói. Ông kể rằng, họ đã rất trăn trở với việc thành lập Cục Phòng chống tham nhũng với những quyền hạn lớn hơn để điều tra và bắt giữ những chính trị gia hàng đầu, những người lạm dụng quyền lực để mưu đồ lợi ích riêng.
Sâu xa hơn, các nhà lập pháp ở chính quyền mới Kiev còn muốn ngăn chặn các ảnh hưởng chính trị to lớn của các nhân vật chóp bu, các ông trùm kinh doanh vốn vẫn chi phối nền chính trị nước này.
Thuỳ Dung (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét