CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Iran dọa ngừng xuất khí đốt, giúp Nga đối đầu phương Tây

 Iran sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho phương Tây như một biện pháp trả đũa các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Ngày 18/2, Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei tuyên bố Tehran có thể đáp trả các biện pháp trừng phạt của Phương Tây bằng việc ngừng xuất khẩu khí đốt tự nhiên tới những nước này.

Hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran dẫn lời ông Khamenei nói: "Iran đang sở hữu những trữ lượng khí đốt và dầu mỏ lớn nhất thế giới, thứ mà thế giới và châu Âu đang rất thiếu thốn. Iran có thể áp đặt trừng phạt đối với họ nếu cần".
Ông Khamenei cho biết kẻ thù đang lạm dụng công cụ trừng phạt để cản trở sự tiến bộ của Iran, và ngay cả khi tiến trình đàm phán hạt nhân diễn ra theo chiều hướng có lợi cho họ, thì họ cũng sẽ không dỡ bỏ trừng phạt nhằm vào Tehran do phản đối nền tảng của cuộc Cách mạng Hồi giáo. 


Theo lãnh tụ tối cao Iran, cách duy nhất để chống lại các biện pháp trừng phạt và sức ép của Phương Tây là xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, nếu không kẻ thù sẽ ra thêm điều kiện trong quá trình đàm phán hạt nhân.
Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei
Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei
Việc sử dụng năng lượng như một đòn trả đũa của Iran giống với cách Nga chủ động dùng vai trò nguồn cung khí đốt của mình để xử lý, chi phối các mâu thuẫn trong đối đầu với phương Tây, đặc biệt trong việc xử lý mâu thuẫn với EU.
Iran đưa ra thông tin về cắt nguồn cung năng lượng trong bối cảnh Mỹ và phương Tây đang tiến hành đàm phán hạt nhân với Iran và sử dụng các biện pháp cấm vận, trừng phạt như một hình thức để mặc cả. Nếu việc trả đũa xảy ra như Iran vừa đe dọa thì phương Tây sẽ chịu nhiều khó khăn.
Đại đa số các quốc gia phương Tây như EU đều phải nhập khẩu năng lượng dầu mỏ, khí đốt, trong khi Iran là nhà cung cấp hàng đầu. Ngoài ra, việc Iran cắt nguồn cung sẽ khiến dầu khan hiếm và giá dầu được đẩy lên cao. Điều này sẽ là cứu cánh với nền kinh tế của Nga.
Trong cuộc đối đầu với Mỹ xung quanh vấn đề Ukraine, Nga đã phải chịu trừng phạt của EU và Mỹ về kinh tế. Giá dầu thế giới thấp kỷ lục cùng thời điểm cuộc đối đầu kinh tế giữa hai bên đang diễn ra khiến Nga khủng hoảng.
Bản thân Arab Saudi đã từng gạ gẫm Nga nếu ngừng hỗ trợ cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria, Arab Saudi sẽ giảm nguồn cung dầu khí để đẩy giá dầu lên, cứu Nga khỏi cơn khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên Nga đã từ chối.
Iran có thể coi như một đồng minh của Nga, tương tự như Syria. Nếu Tehran thực sự triển khai một số hành động giảm nguồn cung hoặc trả đũa đích danh quốc gia nào của phương Tây, giá dầu tăng lên, và Nga đã được cứu. Iran đẩy phương Tây vào hai vấn đề: nếu làm căng với họ trong đàm phán hạt nhân, phương Tây sẽ không có năng lượng, và Nga cũng sẽ hồi sinh.
Trong khi trước đó, Nga đã nhấn mạnh việc họ sẽ cung cấp cho Iran, Trung Quốc tất cả các công nghệ vũ khí cần thiết nếu phương Tây tiếp tục trừng phạt kinh tế Nga và hậu thuẫn cho Kiev phá bỏ thỏa thuận Minsk vừa ký hồi tháng 2/2015.
Đồng thời, thông tin mà Iran đưa ra cũng cùng vào thời điểm Nga và Mỹ đang có những cuộc điện đàm với nhau để tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Đây hoàn toàn là một thông tin khiến Washington buộc phải cân nhắc.
Đỗ Phong (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét