Ngày 16/2, bất chấp việc đã đạt được lệnh ngừng bắn ở Ukraine, người Pháp vẫn tuyên bố thương vụ Mistral "không nằm trong chương trình nghị sự".
Theo đó, phát biểu trên Đài phát thanh Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian khẳng định: "Thương vụ đó không nằm trong chương trình nghị sự. Tổng thống nước Cộng hòa (Pháp) đã quyết định rằng chúng tôi không nên chuyển giao những tàu chiến này, bởi lệnh ngừng bắn chưa được thực thi và vẫn còn những nguy cơ về an ninh, trong đó có nguy cơ an ninh ở châu Âu, và bởi Nga đang vi phạm các thỏa thuận quốc tế về biên giới".
Năm ngoái, Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định các điều kiện khi đó không cho phép chuyển giao 2 tàu chiến Mistral trị giá tới 1,4 tỷ USD cho Nga. Sau đó, ông cho biết việc chuyển giao sẽ bị đình chỉ cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Pháp vẫn chưa chịu bàn giao tàu Mistral cho Nga bất chấp lệnh ngừng bắn tại Ukraine đã có hiệu lực |
Đến tháng 1 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp ra điều kiện với Nga rằng, Paris sẽ chỉ chuyển giao hai tàu chiến lớp Mistral mà Nga đặt hàng nếu có các dấu hiệu chắc chắn về hoà bình lâu dài ở Ukraine.
"Cần có một quá trình ngừng bắn được tôn trọng và một lộ trình chính trị đem lại hòa bình và yên tĩnh. Tôi thấy rằng những nỗ lực đang được thực hiện song nếu (những nỗ lực đó) không rõ ràng hay không thể xác minh được thì chúng tôi không thể đưa ra quyết định được", ông Le Drian nói.
Tuy nhiên, đến cuộc họp báo tại Brussels (Bỉ) vừa qua, bất chấp kết quả tích cực của cuộc gặp tại Minsk, Tổng thống Pháp rằng các điều kiện để chuyển giao tàu Mistral cho Nga vẫn chưa được đáp ứng.
"Vẫn như trước đây, các điều kiện vẫn chưa được đáp ứng. Tôi hy vọng sẽ đến ngày những yêu cầu đó được hoàn thành”.
Hiện phía Nga vẫn chưa có phản ứng gì về việc người Pháp "hai lời". Trước đó, hãng tin Interfax dẫn một nguồn tin quân sự-ngoại giao cho biết Paris có thể thực hiện khởi động quá trình bàn giao tàu Mistral cho Moskva vào đầu tuần này.
Nguồn tin trên nêu rõ: “Lệnh khởi động việc bàn giao tàu Mistral có thể sẽ được phát đi từ Điện Elysee vào đầu tuần tới và đến nửa đầu tháng Ba, tàu phải hoàn toàn sẵn sàng để bàn giao cho Nga".
Nga từng tuyên bố: bằng lòng với mọi quyết định của Pháp về tàu chở trực thăng lớp Mistral. Theo đó, Chánh Văn phòng Tổng thống Nga Sergei Ivanov khẳng định: "Chúng tôi chấp nhận mọi phương án - hoặc tàu, hoặc tiền. Tôi có thể nói thật rằng, thiếu Mistral, nền quốc phòng của chúng tôi không hề bị tổn hại".
Bởi thế, nếu không bàn giao tàu, Pháp sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Theo tính toán, nếu hai chiếc tàu chiến lớp Mistral vẫn được giữ ở Pháp thì riêng việc duy trì, bảo quản và bảo vệ thứ vũ khí tối tân này cũng đã tốn của những người nộp thuế ở Pháp một khoản tiền rất lớn lên tới 5 triệu euro mỗi tháng. Ngoài những khoản tiền hàng tháng trên, Pháp còn có nguy cơ phải trả lại 890 triệu euro mà Nga đã thành toán trước cho hợp đồng cộng với khoản tiền phạt bàn giao tàu chiến chậm.
Khoản tiền tổng cộng trên chỉ là một con số rất nhỏ so với khoản tiền phạt khổng lồ mà Pháp sẽ phải trả cho Nga nếu phá vỡ hợp đồng, mà theo ước tính khoảng 5 tỷ euro.
Ngoài ra, Nga còn có thể đòi bồi thường cho việc nước này phải đưa các thủy thủ sang Saint-Nazaire để tập huấn với tàu Mistral hoặc đòi trả lại khoản tiền mà Nga đã phải chi trả cho Hải quân của họ để chuẩn bị sẵn sàng đón nhận những chiếc siêu tàu chiến lớp Mistral.
Chưa hết, điều này còn làm ảnh hưởng đến hàng nghìn lao động của Pháp và gây tổn hại đến uy tín của ngành quốc phòng Pháp.
Minh Thái (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét