Hoàng Sa dưới thời cai quản của vua Gia Long
Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa từ các chứng cứ lịch sử - Phần 1
Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - Tư liệu lịch sử
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. |
Thời báo Hoàn Cầu ngày 8/9 đưa tin, trong cuộc họp báo chung hôm qua với Ngoại trưởng Julia Bishop khi công du tới Úc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại đưa ra một "khái niệm mới" về cái gọi là "4 tôn trọng" ở Biển Đông.
Ông Nghị nói với Ngoại trưởng Úc rằng, thứ nhất cần phải tôn trọng cái gọi là "sự thật lịch sử". Các bên tranh chấp một phần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc gọi là Nam Sa) là một vấn đề do lịch sử để lại. Xử lý thỏa đáng vấn đề này, đầu tiên cần phải hiệu cho rành rọt "sự thật lịch sử" không được bóp méo mới có thể khách quan và công bằng khi xem xét.
Tuy nhiên chính Trung Quốc lại luôn làm ngược lại tuyên bố này khi nặn ra "lịch sử chủ quyền" của họ ở Biển Đông. Cha ông họ cho tới triều đại nhà Thanh vẫn chỉ ghi trong sử sách rằng cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, nhưng ngày nay Trung Quốc liên tục nói họ có chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thời nhà Hán?! Cái gọi là "sự thật lịch sử" được nhào nặn này ai có thể tin được?
Thứ 2, theo ông Nghị các bên cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Ngoại trưởng Vương Nghị nói luôn rằng Trung Quốc lâu nay đều là nước "kiên định tôn trọng và chấp hành" luật pháp quốc tế, bao gồm luật pháp quốc tế truyền thống về các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, cũng như công pháp quốc tế hiện đại xử lý vấn đề hàng hải, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Bắc Kinh cam kết sẽ tiếp tục làm hết trách nhiệm và nghĩa vụ trong lĩnh vực này.
Nhưng Vương Nghị vẫn không đưa ra được một lời giải thích nào về đường lưỡi bò, còn gọi là đường chữ U hay đường đứt đoạn mà Trung Quốc yêu sách hòng nuốt trọn Biển Đông căn cứ vào điều nào của "luật pháp quốc tế truyền thống" hay "luật pháp quốc tế hiện đại". Hoàn toàn vô căn cứ, hoàn toàn chỉ là biểu hiện của một sự cuồng vọng bành trướng về lãnh thổ.
Nếu Trung Quốc "tôn trọng luật pháp quốc tế" như ông Nghị nói, tại sao còn kéo giàn khoan 981 đặt phi pháp tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam? Họ lại còn kéo theo trên 100 tàu giễu võ dương oai, uy hiếp láng giềng, thậm chí có cả tàu quân sự? Luật nào cho phép làm điều đó?
Thứ 3, ông Nghị cho rằng cần phải tôn trọng cái gọi là "thương thảo đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan". Vẫn chỉ là "bổn cũ soạn lại", chiêu bài đòi đàm phán tay đôi để dễ ép đối phương hơn chứ không có gì khác. Nhưng trên thực tế các bên liên quan như Philippines hay Việt Nam đã nỗ lực quá nhiều trong việc đàm phán trực tiếp với Trung Quốc về những vấn đề song phương mà không thể đi tới đâu khi Bắc Kinh cứ đòi đối phương công nhận phần thắng thuộc về họ rồi mới đàm phán.
Nói cụ thể như ông Tập Cận Bình trong phiên họp Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đầu năm nay, rằng các nhà ngoại giao nước này phải quán triệt phương châm "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác". Nếu đã nói "chủ quyền thuộc Trung Quốc" thì còn đàm phán gì nữa?
Mặt khác, khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện có 5 nước 6 bên yêu sách một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Có thể thấy rõ đó là một "tranh chấp đa phương" theo luật pháp quốc tế, làm gì có bên nào chịu ngồi yên để 2 nước kia (1 trong đó là Trung Quốc) ngồi đàm phán với nhau về khu vực họ cũng yêu sách?
Hơn nữa, một khi Bắc Kinh đã nói tuân thủ luật pháp quốc tế, tại sao lại sợ giải pháp trọng tài quốc tế được quy định bởi UNCLOS như vậy? Nếu tự tin vào yêu sách của mình, Trung Quốc hãy thể hiện trước cơ quan tài phán quốc tế chứ không phải dùng mọi thủ đoạn để ép các bên liên quan, các nước láng giềng ngồi vào phòng kín đàm phán tay đôi với mình để rồi ép họ thừa nhận "chủ quyền thuộc Trung Quốc, rồi cùng đàm phán".
Thứ 4, Ngoại trưởng Trung Quốc nói rằng cần tôn trọng nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông của Trung Quốc và ASEAN. Ông nói rằng Trung Quốc và ASEAN hoàn toàn có đầy đủ năng lực duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh - tự do hàng hải ở Biển Đông. Bắc Kinh "thấu hiểu sự quan tâm hợp lý của các quốc gia ngoài Biển Đông, đồng hời hy vọng các nước này phát huy vai trò xây dựng, giúp đỡ chứ đừng làm vấn đề thêm loạn"?!
Cái "tôn trọng" thứ 4 này mà Vương Nghị nêu ra cũng có vấn đề. Mâu thuẫn ngay giữa lời nói và việc làm của Bắc Kinh, lúc nào họ cũng nói rằng cần duy trì hòa bình ổn định Biển Đông trong khi công cụ để duy trì nó là COC mà ASEAN đã nỗ lực thúc đẩy xây dựng thì họ tìm mọi cách trì hoãn. Trung Quốc không ngừng bành trướng trên thực địa, thậm chí dùng chiến đấu cơ áp sát đe dọa máy bay quân sự Mỹ trong không phận quốc tế ở Biển Đông. Có thể nói, chính Trung Quốc mới đang gây rối ở Biển Đông, đe dọa các bên liên quan thậm chí ngay cả Mỹ thì sao các nước này có thể khoanh tay đứng nhìn Trung Quốc tự tung tự tác?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét