CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Nhật Bản vươn tay nắm Ấn Độ Dương qua Sri Lanka

Chuyến thăm Sri Lanka của Thủ tướng Shinzo Abe đánh dấu Ấn Độ Dương đã trở thành chiến lược của Nhật Bản.
Chuyến thăm lịch sử sau 24 năm
Ngày 7/9/2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Sri Lanca nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại song phương với quốc gia nằm ở trung tâm Ấn Độ Dương này.
Trong chuyến đi này, ông Shinzo Abe không quên mang theo những món quà rất ý nghĩa. Theo Bộ Thông tin của Sri Lanka, Nhật Bản sẽ hỗ trợ quốc gia này xây dựng hệ thống truyền hình kỹ thuật số mới và nâng cấp ngành dịch vụ vận tải, giao thông.
Ngoài ra, Thủ tướng Shinzo Abe đã hội đàm với nước Tổng thống nước chủ nhà Mahinda Rajapaksa về việc tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế giữa hai nhà nước, đặc biệt trong vấn đề hợp tác hàng hải và an ninh khu vực.
Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Sri Lanca
Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Sri Lanca
Dù đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cao nhất Nhật Bản đến Sri Lanka trong vòng 24 năm trở lại đây, nhưng hiện tại, Nhật Bản đứng trong tốp đầu những nước Viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Sri Lanka. Trong năm 2013, Nhật Bản đã cho Sri Lanka vay ít nhất là 150 triệu USD dưới nhiều dạng vốn khác nhau như viện trợ, trợ cấp, hợp tác kỹ thuật...
Sri Lanka trong chiến lược của Nhật Bản
Chuyến thăm của Thủ tướng Shinzo Abe đã cho thấy Nhật Bản thực sự coi trọng mối quan hệ hiện tại với đảo quốc ở Ấn Độ Dương này. Vậy Sri Lanka có thế mạnh gì để hấp dẫn nước Nhật – một quốc gia xa xôi ở Đông Bắc Á của Thái Bình Dương?
Nhìn vào bản đồ thế giới có thể thấy Sri Lanka nằm ở trung tâm của Ấn Độ Dương, sát với đường xích đạo. Hướng đông của đảo quốc hướng về phía Vịnh Bengal, biển Andaman, và xa hơn nữa chính là eo Malacca nổi tiếng - tuyến hàng hải đông-tây quan trọng nhất thế giới.
Còn phía tây của Sri Lanka là biển Arab, nối với Trung Đông giàu có năng lượng và châu Phi với bạt ngàn khoáng sản, nguyên liệu. Có thể thấy rằng Sri Lanka có một vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng. Và có được mối quan hệ tốt đẹp, khăng khít với đảo quốc này chỉ có lợi mà không có hại với người Nhật Bản.
Tiếp đến, Nhật Bản đang trong giai đoạn "mặn nồng" với Ấn Độ, cường quốc có nền kinh tế lớn thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật). Hai quốc gia đã có hàng loạt các chuyến thăm viếng lẫn nhau, mở ra những cơ hội hợp tác trên mọi lĩnh vực từ kinh tế cho đến quân sự. Đặc biệt, Tokyo còn lựa chọn New Delhi là đối tác trong việc phát triển một loạt những vũ khí quân sự hiện đại của mình.
Vì sao là Ấn Độ Dương?
Không phải tự nhiên Nhật Bản để tâm đến các quốc gia ở Ấn Độ Dương, thực chất họ đang sử dụng đến chiến lược "tiên hạ thủ vi cường" trong việc tranh giành ảnh hưởng khu vực nhạy cảm này với chính người láng giềng Trung Quốc.
Hiện tại, Trung Quốc đang theo đuổi chính sách lấn biển, cướp biển khi tung ra lý thuyết đường lưỡi bò 10 đoạn, nhằm thôn tính 80% diện tích Biển Đông. Bắc Kinh coi Biển Đông chính là "lợi ích cốt lõi" cho một nước Trung Quốc hùng cường trong tương lai.
Lợi ích của Biển Đông thể hiện ở hai điểm: Thứ nhất, Bắc Kinh thèm khát nguồn dầu khí được cho là dồi dào, chưa được khai thác ở vùng biển sâu của Biển Đông. Thứ hai, Bắc Kinh thèm khát địa chính trị của chính vùng biển này.
Bởi khi làm chủ Biển Đông đồng nghĩa với việc kiểm soát được một đầu Đông của tuyến hàng hải Đông - Tây qua eo Malacca. Phải nhấn mạnh rằng hiện tại đây là tuyến hàng hải quan trọng nhất của thế giới. Làm chủ được tuyến hàng hải này, có thể có quyền uy hiếp bất kỳ quốc gia nào về hàng hóa kinh tế.
Không tự nhiên mà an ninh của tuyến hàng hải này được nước Mỹ - cường quốc số một thế giới giao trọng trách cho hai hạm đội 5 và 7 để đảm bảo.
Thủ tướng Nhật Bản đến thăm Bangladesh  trước khi đến Sri Lanca
Thủ tướng Nhật Bản đến thăm Bangladesh trước khi đến Sri Lanca
Khi Trung Quốc hung hăng tìm kiếm ảnh hưởng địa chính trị bằng một cách độc đoán là cướp biển, thì Nhật Bản có một lối chơi dễ chịu hơn. Nền công nghiệp Trung Quốc đang phụ thuộc vào nguyên liệu thô của châu Phi như một nguồn máu mang tính sống còn, và Trung Quốc sẽ tiêu tan một khi nguồn cung khí đốt, năng lượng từ Trung Đông ở các nước Iraq, Syri, Iran... đưa về bị chặn đứng.
Thực tế thì Trung Quốc cũng đầu tư không kém Nhật Bản vào Sri Lanka nói riêng và Ấn Độ Dương nói chung, nhưng sự toan tính của người Nhật được hậu thuẫn rất nhiều khi bản thân Trung Quốc đang không ngừng gây hấn với Ấn Độ chỉ vì một phần diện tích núi cao đang tranh chấp.
Điều này khiến New Delhi và Bắc Kinh rơi vào tình trạng đối đầu đầy căng thẳng. Trong khi Nhật Bản đang vươn lên như một cường quốc đi đầu trong việc đối trọng với Trung Quốc.
Việc làm thân với các quốc gia Ấn Độ Dương không khác gì cánh tay của Nhật Bản đã vươn dài từ Đông Bắc Á mà chặn được đầu Tây của tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, tử huyệt của Trung Quốc từ ngàn dặm ngoài lãnh thổ.
Đỗ Minh Tú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét