Hai lá bùa trên hòn đá lạ yểm ở Đền Hùng đã khẳng định là bùa có xuất xứ từ Trung Quốc, cực kỳ độc hại cần phải loại bỏ. Trong hai lá bùa đó, lá thứ nhất mưu cầu lợi ích cá nhân, cầu Trời khẩn Phật phù hộ cho mình khỏi chết yểu, giải trừ bách nạn, bách bệnh, cầu quan chức đang không được như ý... Nội dung lá không cầu cho quốc thái dân an, phù hộ cho Đất Tổ Vua Hùng. Lá bùa thứ hai mang ý nghĩa địa - chính trị, chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn. Cần phải giải mã bí mật của nó, di dời và phá hủy nó ngay. Nhưng đặt nó vào thì dễ, bỏ nó ra thì không dễ chút nào, nếu không khéo thì tác hại của nó khó lường.
Bùa chú hay còn gọi là Phù chú, là danh từ ghép. Phù 符 là tượng trưng cho sự hiện diện uy quyền của Linh giới (Trời, Phật, Thánh Thần - tốt hoặc Yêu ma, quỉ quái - xấu). Phù gồm có các vật liệu như giấy, lụa, gỗ, gốm sứ, đá, sắt thép, tường nhà... để vẽ các hình đồ, họa tiết hay các chữ Hán thư pháp... Chú 咒 là những chỉ lệnh, những mật ngữ vô cùng uyên thâm linh diệu rất khó lý giải của Linh giới hoặc của Ác quỷ. Chú là những văn tự chữ Hán, chữ Phạn hay các văn tự khác để thể hiện các câu chú, các mật ngữ... chuyển tải những thâm ý của các đấng Thần linh hay Ma quỉ theo ngụ ý của người đặt bùa chú.
Ở Trung Quốc người ta cho rằng không thể tự học bùa chú được, mà chỉ có cha truyền con nối theo dòng họ. Ở Trung Quốc hiện có 11 trường phái bùa chú, ở Đài Loan có 2 trường phái, nhưng chỉ có trường phái Trương Thiên Sư là lâu đời nhất và có uy tín nhất được cấp phép hành nghề. Hiện nay, ở Trung Quốc thành lập nhiều Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu Bùa chú và Phép thuật ở cấp trung ương và địa phương. Trung Quốc coi Bùa chú là triết học của tâm linh, là đỉnh cao trí tuệ tâm linh của Trung Hoa. Coi bùa chú là lực lượng siêu nhiên mạnh mẽ để khống chế thế giới vật chất và thế giới tâm linh.
Đạo sĩ 道士 là truyền nhân của Đạo giáo, là người tu Đạo đắc nghiệp, học thức uyên bác, phép thuật cao siêu. Bùa chú của Đạo sĩ là bùa uyên thâm nhất, công lực mạnh và hiệu nghiệm nhất, do đó khó giải mã và giải trừ nhất. Lá bùa vẽ ở mặt trước hòn đá ở Đền Hùng là lá bùa của Đạo sĩ Trương Thiên Sư, là đạo sĩ nổi tiếng số một của Trung Quốc từ cổ chí kim. Lá bùa ở mặt sau Hòn đá là lá bùa Bát quái của Gia Cát Lượng cũng là một Đạo sĩ, một nhà quân sư nổi tiếng thời Tam Quốc.
Lá bùa vẽ ở mặt trước hòn đá ở Đền Hùng là lá bùa của Đạo sĩ Trương Thiên Sư. |
Muốn giải phải hiểu bí mật của bùa
Bùa của các Đạo sĩ hầu như chỉ có tự họ hoặc các Đạo sĩ "cao tay" khác mới giải mã và giải trừ được. Còn các Pháp sư, Thầy tu, Thuật sĩ, Thầy phù thủy... học vấn và phép thuật "thấp tay" hơn thì không thể giải mã và giải trừ được bùa chú của các Đạo sĩ. Còn bùa của các Pháp sư, Thầy tu, Thuật sĩ, Thầy phù thủy thì thấp kém và rất dễ giải. Muốn giải trừ một lá bùa, trước hết phải giải mã hết các bí mật về hình vẽ và các mật ngữ viết bằng chữ Hán, chữ Phạn... của lá bùa đó, phơi bày toàn bộ ra thanh thiên bạch nhật, thì nó mới hết thiêng. Sau đó phải có các bước thủ tục hóa giải rồi mới tiêu hủy hoàn toàn lá bùa đó.
Bùa âm Hán - Việt đọc là phù. Phù có ba loại: Phù thủy, phù mộc và phù thiết. Ở ta chỉ quen gọi có một loại là Phù thủy, nhưng thực chất có ba loại phù khác nhau. Bùa (phù) có bùa cát bùa hung, có bùa âm bùa dương, có bùa để uống, có bùa để dán, bùa mang theo người, bùa treo trên cao, bùa chôn dưới đất. Có bùa chỉ dùng cho một người, có bùa dùng cho dòng họ hay cho cả cộng đồng. Có bùa dùng cho một địa phương, có bùa dùng cho cả đất nước. Có bùa phát tác ngay, có bùa để càng lâu ngày, công lực càng mạnh mẽ và sẽ phát tác lâu dài hàng chục, hàng trăm, thậm chí đến hàng ngàn năm sau.
(còn tiếp)
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét