PHẦN ĐẾ CỦA HÒN ĐÁ cũng là một hòn đá màu đen tuyền, hình chóp cụt bát giác đều, cao 0,83m. Chân đế dưới to, trên hơi nhỏ. Cả tám mặt đều là hình thang cân, khắc 8 quẻ CÀN 乾. Tượng của quẻ Càn là: voi, sư tử, quân tử, vua trong cung điện...
Bệ đá đặt trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, núi là quẻ CẤN 艮. Tượng của quẻ Cấn là: chó, chuột, trẻ con, người dân trong núi... Có 8 quẻ CÀN, chỉ có 1 quẻ CẤN. Quẻ CÀN chồng lên quẻ CẤN được quẻ kép là THIÊN SƠN ĐỘN 天山遁. 8 càn đè 1 cấn - Phải chăng ý ở đây là người ta lấy thịt đè người, muốn cưỡi trên đầu trên cổ mình?
Cụ Phan Bội Châu giải quẻ này như sau: Kẻ tiểu nhân đang tiến nhưng chưa đến thời đủ mạnh. Người quân tử đang suy nhưng có bố quẻ dương là bè bạn đang phù giúp. Nói là lui nhưng không phải là lui. Phải có cặp mắt tinh tường, thủ đoạn và nhanh nhạy, rình thời cơ mà hành sự ắt phải hanh thông. Kẻ tiểu nhân ở dưới là chỉ quẻ Cấn, là núi Nghĩa Lĩnh, là chúng ta. Người quân tử ở trên là chỉ quẻ Càn, là vua, là trời, là Bắc Quốc. (Chu Dịch của Phan Bội Châu, NXB Văn hóa thông tin, năm 1996, trang 478).
Trận đồ Bát quái ở hòn đá phóng to. |
Làm thế nào để giải lá bùa độc này?
Rõ ràng hai lá bùa trên hoàn toàn không phải của Việt Nam, mà là tạp chủng lai căng giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa, lai căng giữa Phật giáo và Đạo giáo. Nó có cả chữ Hán, chữ Phạn, có cả nhật nguyệt tinh tú vá các ký hiệu tối nghĩa lung tung khác. Nó giống như một nồi lẩu thập cẩm, tạp pí lù được ngụy trang bằng những miếng thịt, cá và rau thơm phủ lên trên mặt, nhưng bên trong toàn là cỏ độc, chất độc.
Lá bùa cực kỳ độc hại này được đặt ở Đền Thượng của Đền Hùng. Ban đầu nó chưa hội tụ đủ năng lượng, nhưng nó được đặt ở Điện Kính Thiên, một nơi linh thiêng, tràn đầy năng lượng của Trời Đất và linh khí của Tổ tiên, nó sẽ thu nạp năng lượng rất nhanh và sớm phát tác mạnh mẽ, sẽ vô cùng nguy hiểm trong tương lai. Vì thế, để trừ hậu họa, phải di dời và phá hủy nó càng sớm càng tốt.
Cả hai lá bùa khắc vẽ trên hòn đá trấn yểm ở Đền Hùng, đều có hình thức và nội dung xuất xứ từ Trung Quốc. Nội dung các câu trì chú là cầu khẩn Đức Phật phù hộ cho cá nhân, cầu quan chức đang không được toại ý. Lá bùa còn che đậy nội dung cực kỳ thâm hiểm mang chủ nghĩa đại Hán, bành trướng bá quyền nước lớn theo ý nghĩa Địa - Chính trị, nhằm yểm triệt địa linh, thui chột nhân kiệt Việt Nam.
Muốn giải bùa chú của Trung Quốc, phải thông thạo Hán ngữ cả văn ngôn lẫn bạch thoại, đọc được chữ Hán giản thể và phồn thể, đọc được chữ Hán viết theo lối thư pháp cuồng thảo của các trường phái viết theo thể Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Thảo thư và Hành thư. Phải thông hiểu các trường phái Phật giáo, Đạo giáo và các sắc tôn giáo khác, phải thông hiểu các thể loại, hình thức và nội dung của bùa chú. Đặc biệt, phải có tư duy và vị thế của người Trung Quốc, tức là như người trong cuộc của họ thì mới hiểu và giải được các loại bùa chú.
(còn tiếp)
(còn tiếp)
Đây là lá bùa Trung Quốc của Đạo sĩ Trương Đạo Lăng 张道陵, người huyện Phong, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, là hậu duệ của Trương Lương, tướng nhà Hán. Trương Đạo Lăng là người hoàn thiện, nâng cao Đạo giáo và là người sáng tạo ra bùa chú ở Trung Quốc. Bùa của Trương Đạo Lăng gọi là bùa Trương Thiên Sư 张天师符. Các triều đại phong kiến, các chính phủ thời Quốc Dân đảng, đảng Cộng sản ở Trung Quốc đều sắc phong hay công nhận cho gia tộc họ Trương cha truyền con nối độc quyền hành nghề bùa chú và truyền nghề mãi các đời về sau. Đến đời thứ 62 năm 1949, Trung Quốc giải phóng, một nửa gia tộc họ Trương theo Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan, một nửa ở lại Lục địa. Từ đấy có hai chi phái bùa chú Trương Thiên Sư. Đến nay, năm 2013 là đời Trương Thiên Sư thứ 65. Phái ở Trung Quốc hiện nay là Thiên Sư đời thứ 65 là Trương Quý Hoa 张贵华, Phái ở Đài Loan hiện nay cũng là Thiên Sư đời thứ 65 là Trương Ý Tưởng 张意将. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét