CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

SDF: 'Người mù' thành đối thủ khiến Trung Quốc ngán sợ

Thứ Tư, 16/07/2014 06:42
Trải qua 60 năm xây dựng, đến nay quân đội Nhật Bản mới trở thành một quân đội đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên con đường này không hề bằng phẳng.
1 tháng 7, ngày kỷ niệm tròn 60 năm thành lập Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF), nội các Abe đã chính thức ra quyết định, sửa đổi hiến pháp hủy bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể”, (hay nói cách khác là sẽ hỗ trợ một số nước bạn bè trong trường hợp quốc gia đó bị tấn công).
Nhật báo Nikkei đưa tin, với lí luận cơ bản là "chuyên về phòng vệ", nhiệm vụ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trước đây là tập trung phòng vệ lãnh thổ đất nước, nhưng từ giờ phạm vi hoạt động sẽ mở rộng hơn rất nhiều.

Nhật báo Nikkei cho rằng, hiện nay, phạm vi phòng vệ của SDF đã mở rộng sang các lĩnh vực chống khủng bố, tấn công cướp biển và không gian mạng. Sau khi xóa bỏ chế ước về “Quyền tự vệ tập thể”, nhiệm vụ của SDF sẽ tiếp tục được mở rộng thêm sang những lĩnh vực mà từ trước đến nay người Nhật không hề nghĩ tới.
Về quyết định xóa bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể” của Chính phủ Abe, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 1 tháng 7 đã phát biểu, hướng phát triển đất nước Nhật Bản phải do nhân dân nước này quyết định. Trung Quốc phản đối cái gọi là “Trung Quốc uy hiếp luận” do Nhật Bản cố ý tạo ra để thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị trong nước Nhật.
Nhật đã tiến một bước dài trên con đường trở thành cường quốc quân sự
Nhật đã tiến một bước dài trên con đường trở thành cường quốc quân sự
Nhật Bản phải thực sự tôn trọng những mối quan ngại chính đáng và hợp lý về an ninh của các nước láng giềng Châu Á, thận trọng xử lý những vấn đề có liên quan, không xâm hại đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, cũng như làm tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực.
“Khi quân đội trở thành người mù”
"Khi các bạn trở thành người mù, Tổ quốc và nhân dân Nhật Bản sẽ càng hạnh phúc. Mong rằng các bạn vì quốc gia mà kiên nhẫn chịu đựng" - Nhật báo Nikkei nhắc lại rằng, cựu thủ tướng Nhật Bản Shigeru Yoshida đã gọi SDF là "những người mù" vào tháng 2 năm 1957.
Khi đó, Thủ tướng Shigeru Yoshida đã mời Yoichi Hirama và cộng sự - những người biên soạn cuốn album các học viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của “Đại học phòng vệ” - đến nhà riêng của mình ở Oiso, Kanagawa để nói chuyện. Lúc đó, SDF mới thành lập được gần 3 năm.
"Trường hợp SDF được nhân dân hoan nghênh và yêu thương kính trọng, chỉ xảy ra khi Nhật Bản bị ngoại quốc tấn công, vận mệnh của đất nước đứng trước thời khắc sinh tử hoặc khi nhận lệnh tham gia cứu nạn hay giúp đỡ nhân dân trong vào hoàn cảnh khó khăn".
Tàu ngầm AIP lớp Soryu, máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1 và thủy phi cơ US-2 của Nhật
Tàu ngầm AIP lớp Soryu, máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1 và thủy phi cơ US-2 của Nhật
Ông Yoichi Hirama kể lại: "Khi đó, quanh năm đều nghe thấy lời chửi mắng SDF là những kẻ ‘không nhìn thấy gì’. Ngài Yoshida sử dụng từ ‘người mù’ để biểu đạt, là vì nhân dân luôn nói như thế". Quả thực, câu nói trên của ông Yoshida có hàm ý khuyên răn họ tránh gây ra rắc rối.
Được biết, khi đó nhân dân Nhật Bản còn tồn tại thái độ ác cảm với quân sự. Cho dù là con cháu của quan chức trong lực lượng phòng vệ đi học ở trường tiểu học, cũng có thể thấy cảnh các giáo viên phê phán cha anh mình. Có thể nói là thời đó, SDF bị phê phán vô cùng kịch liệt.
Sau khi thành lập, SDF luôn đặt giả thiết Liên Xô sẽ tấn công đổ bộ lên lãnh thổ Nhật Bản, để tập trung toàn lực xây dựng và huấn luyện khả năng phòng vệ.
Trong cuốn "Lịch sử mười năm Lực lượng Phòng vệ" do Cục phòng vệ Nhật Bản (nay là Bộ quốc phòng Nhật Bản) biên soạn, vẫn còn thấy được tình hình lúc bấy giờ, SDF thiên về đảm trách nhiệm vụ xây dựng các công trình như đường sá, cầu cống. Ngoài ra, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng là nhiệm vụ quan trọng của SDF.
Khu trục hạm Aesis DDG 178 Ashigara lớp Atago
Khu trục hạm Aesis DDG 178 Ashigara lớp Atago
Chiến tranh lạnh Đông-Tây kết thúc khiến tình hình biến đổi
"Từ đó về sau, chiếc hộp ma quái Pandora sẽ được mở và không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra". Phó cục trưởng Cục phòng vệ Nishihiro Seiki, người được mệnh danh là "Quân sư của Cục phòng vệ" đã dự báo như vậy trong một hội nghị tổ chức vào năm 1990, ngay trước khi ông nghỉ hưu.
Chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ năm 1991, Nhật Bản đã cử tàu quét mìn của Lực lượng phòng vệ trên biển tới dò mìn ở vùng Vịnh Ba Tư, một dấu mốc quan trọng khi lần đầu tiên SDF phái quân đi làm nhiệm vụ ở nước ngoài.
Năm 1992, SDF lại tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Campuchia (PKO). Sau đó còn tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại các khu vực khác như Mozambique hay Cao nguyên Golan ở Trung Đông. “Cống hiến quốc tế” đã trở thành khẩu hiệu của SDF.
Tuy nhiên, Cục trưởng cục phòng vệ lúc đó là ông Miyashita Sohei đã phát biểu trước Cục trưởng Cục phụ tá giám sát tổng hợp Nhật Bản (hiện nay tương đương Tổng tham mưu trưởng hay Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân) Makoto Sakuma là “Điều này rất mong manh”.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C của Nhật
Máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C của Nhật
Sở dĩ ông Miyashita Sohei phát biểu như trên là do “Luật hợp tác hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc” ra đời năm 1992, dẫn đến sau đó, các chế định pháp luật liên quan đến việc đảm bảo an ninh của Nhật Bản cũng ở trong trạng thái vô cùng yếu ớt.
Đây chính là những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho tư tưởng xóa bỏ Hiến pháp hòa binh mà những bước đi đầu tiên của chính phủ Shinzo Abe là “giải thích lại Hiến pháp”.
Chiếc hộp ma quái Pandora
Nhật báo Nikkei nhắc lại rằng, tháng 8 năm 1998, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo khiến cho Cục phòng vệ Nhật Bản bị cú sốc lớn. Mặc dù trước đó Nhật đã ở trong tư thế cảnh giác, nhưng điều khiến người ta sợ hãi là tên lửa của Triều Tiên đã phóng vượt qua không phận Nhật Bản và rơi xuống khu vực biển Sanriku ở Thái Bình Dương.
“Mối đe dọa từ trước đến nay chưa từng có đã xuất hiện”, người đứng đầu lực lượng phòng vệ lúc bấy giờ ông Misaki Sato đã cảm nhận được sâu sắc sự thay đổi của tình hình an ninh. Có quan điểm cho rằng, việc này trở thành cơ hội để Nhật Bản đưa hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống vệ tinh thu thập thông tin vào sử dụng.
Tàu sân bay trực thăng DDH-183 Izumo của Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng DDH-183 Izumo của Nhật Bản
Năm 2001, do Hoa Kỳ bị nhiều cuộc tấn công khủng bố, SDF lần nữa quyết định hành động. Để cung cấp nhiên liệu cho chiến hạm nước ngoài chống lại các cuộc tấn công khủng bố, SDF đã phái tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ trên biển đến Ấn Độ Dương. Năm 2003, SDF lại cử lực lượng lục quân đến chi viện cho hoạt động quân sự ở Iraq.
Phụ tá giám sát trưởng của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản Koichi Furusho đã phát biểu rằng, “Hiện giờ nhiệm vụ của SDF tăng đến mức vô cùng bận rộn. Với tình trạng thiếu ngân sách và nhân viên, liệu SDF có thể phát huy đầy đủ khả năng của mình hay không?”
Trước đây khi đối đầu với Liên Xô, trọng tâm triển khai của lực lượng tự vệ Nhật Bản đặt ở phương Bắc, hiện nay đã dịch chuyển sang phía Tây để đối phó với Trung Quốc và Triều Tiên. Do quân đội Trung Quốc tăng cường hoạt động trên Biển Hoa Đông, khiến tình hình biển Hoa Đông như một thùng thuốc nổ.
Để ứng phó với sự thay đổi của tình hình an ninh khu vực, chính phủ Nhật Bản đã quyết định dỡ bỏ những ràng buộc của điều 9 Hiến pháp, hủy bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể”, các hoạt động của SDF sẽ phải đối mặt với những lĩnh vực từ nay về sau chưa từng biết đến và sẽ tiến thêm một bước trong giai đoạn mới.
  • Thanh Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét