CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Vì sao DPR hai lần "trân trọng" sự yên bình của Mariupol?

Từ đầu tháng 9-2014 đến tháng 2-2015, quân ly khai đã 2 lần đe dọa đánh Mariupol nhưng rốt cuộc thành phố cảng này vẫn yên bình. Tại sao lại như vây?

Quân ly khai nhiều lần đe dọa đánh Mariupol
Marioupol là thành phố công nghiệp có nửa triệu dân, cách thành trì Donetsk khoảng 110 km về phía nam. Thành phố cảng này có vị trí chiến lược, nối giữa miền Đông Ukraine đang bị quân ly khai kiểm soát và bán đảo Crimea, trước đó đã sát nhập vào Nga vào tháng 3-2014, đồng thời cũng giáp với biên giới Nga.
Nếu chiếm được Mariupol, lực lượng vũ trang DPR sẽ có một vùng giải phóng rộng lớn, có thể xây dựng các căn cứ huấn luyện binh sĩ, nuôi dưỡng thương bệnh binh, nhận lương thực, vũ khí tiếp viện, làm bàn đạp để tiến đánh các khu vực khác.

Đánh chiếm được thành phố cảng này, dân quân Donetsk sẽ giành được quyền kiểm soát hơn 250 km đường bờ biển, khống chế một bộ phận phía đông bắc biển Azov - nơi có một số mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi, nối thông tuyến đường biển xuống Crimea, nối thông tuyến đường bộ sang Nga.
Cuối tháng 8-2014, lực lượng ly khai đã chặn đoạn đường nối Mangush với Osipenko và bất ngờ đánh chiếm thị trấn Novoazovsk. Thị trấn này tuy nhỏ nhưng có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng đối với cục diện xung đột tại vùng Donetsk.
Novoazovsk nằm trên con đường chiến lược nối liền Nga với thành phố cảng Mariupol của Ukraine và bán đảo Crimea (cách biên giới nước Nga ở điểm gần nhất vẻn vẹn 13,92 km, cách Mariupol khoảng 36km).
Việc lực lượng dân quân Donetsk chiếm được Novoazovsk khiến toàn bộ con đường chiến lược nối Crimea với biên giới nước Nga chỉ còn Mariupol là chướng ngại vật cuối cùng lọt thỏm trong vòng vây.
Mariupol bình an qua 2 cuộc tổng tấn công của phe ly khai một cách “bí ẩn”
Mariupol bình an qua 2 cuộc tổng tấn công của phe ly khai một cách “bí ẩn”
Từ khi chiến sự nổ ra, toàn bộ cơ quan đầu não chính quyền ở khu vực Donetsk đã sơ tán về Mariupol. Thành phố này là cứ điểm cuối cùng của quân chính phủ ở dải bờ biển phía đông nam Ukraine, nằm trọn trong vòng vây của lực lượng vũ trang của Nhà nước ly khai Donetsk.
Nếu có tác chiến lớn ở khu vực này, quân chính phủ Ukraine bị cô lập hoàn toàn, lọt thỏm trong vòng vây, còn phe dân quân sẽ có thuận lợi lớn về bổ sung tiếp viện nhân lực và vật lực từ Crimea đi lên theo đường bộ hoặc tuyến đường ven biển Azov.
Có thể nhận định chắc chắn rằng, nếu quân ly khai tấn công, chắc chắn Mariupol sẽ thất thủ. Nếu DPR chiếm được Mariupol thì chắc chắn một cục diện mới cho cuộc nội chiến ở đông nam Ukraine sẽ hình thành, với thế bất lợi lớn đối với quân chính phủ.
Tuy nhiên, trong lần đó và cả đợt tổng tấn công lớn tiếp theo hồi tháng 1-2015, quân ly khai vẫn chừa thành phố này ra, mặc dù vẫn liên tục vây ép và “khủng bố hỏa lực”.
Về vấn đề này, nhiều chuyên gia quân sự đưa ra nhận định, nguyên nhân Mariupol không bị tấn công là do nó nằm lọt giữa vòng vây của lực lượng ly khai, đánh cũng được mà để cũng không ảnh hưởng gì đến cục diện chiến sự ở Donetsk, vì vậy DPR chỉ bao vây và tập trung sức đánh chiếm những khu vực khác.
DPR đã vây chặt thành phố Mariupol từ hồi tháng 9-2014
DPR đã vây chặt thành phố Mariupol từ hồi tháng 9-2014
Lí giải này cũng có điểm hợp lý bởi khi đó quân ly khai vẫn chưa đủ lực mở nhiều mặt trận cùng lúc nên họ chỉ vây Mariupol và dùng nó thực hiện đòn nghi binh để tiến đánh Debalserve. Tuy nhiên, đằng sau sự việc này còn có một nguyên nhân ít ai ngờ tới.
Hé lộ nguyên nhân Mariupol thoát 2 đợt tổng tấn công của ly khai
Ngày 6-4 vừa qua, ông Alexander Borodai, cựu thủ lĩnh Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng đã tiết lộ nguyên nhân khiến quân ly khai không đánh Mariupol là do “nể mặt” tỉ phú giàu nhất Ukraine Rinat Akhmetov - “Mạnh thường quân” của lực lượng ly khai miền Đông Ukraine.
Phát biểu trên của ông Borodai được đưa ra trong cuộc gặp mặt của những nhân vật theo đường lối dân tộc chủ nghĩa ở miền Đông Ukraine cuối tháng 3 vừa qua.
Trong khi bàn về tiến trình quốc hữu hóa, liên quan đến khối tài sản của trùm tài phiệt Akhmetov tại miền Đông hiện như thế nào, ông Borodai nói rằng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của ông Akhmetov tại DPR vẫn hoạt động liên tục, với sự ổn định rất cao và sẽ không bị quốc hữu hóa.
Lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk đã cân nhắc kỹ và nhận thấy cần phải xử lý hài hòa vấn đề lợi ích, bởi nếu quốc hữu hóa toàn bộ tài sản của Akhmetov, DPR cũng sẽ không thu lại được gì bởi họ không thể bán hàng hóa đi đâu được, vì đang nằm trong vòng cấm vận của Mỹ và châu Âu.
Vị trí chiến lược của Mariupol ở bờ biển phía nam Ukraine
Vị trí chiến lược của Mariupol ở bờ biển phía nam Ukraine
Phương án quốc hữu hóa tài sản của Akhmetov và nhờ Nga đảm nhận khâu xuất khẩu cũng không khả thi bởi Moscow cũng đang chịu lệnh trừng phạt chồng chất của phương Tây, đồng thời nước này cũng có nhiều sản phẩm tương đồng và hiện vẫn không thể xuất khẩu sang nước ngoài.
Ví dụ như ngành chế tạo sắt thép Nga hiện mới chỉ hoạt động ở mức 40% công suất nên không có tỷ phú nào của Nga có thể giúp đỡ được DPR. Và nếu không bán được, sẽ không có nguồn cung cấp nhân đạo và các công nhân, kĩ sư ở DPR cũng sẽ mất việc.
Ông Borodai phân tích, khi chiến sự bắt đầu nổ ra, ông Akhmetov - nhà tài phiệt có khả năng chi phối lớn đến nền chính trị, kinh tế Ukraine đã ý thức được rằng chiến tranh tuy đem đến nhiều rủi ro, nhưng cũng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận đối với những người biết chớp cơ hội.
Nhà tài phiệt Akhmetov có nhiều “kẻ thù” trong chính quyền ở Kiev nên vị tỉ phú này nhận định công việc kinh doanh tại Donetsk sẽ hữu ích và thuận tiện cho việc xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài, chủ yếu sang Italia theo đường biển. 
Khó khăn nằm ở chỗ nhà tài phiệt Akhmetov buộc phải đưa hàng ra khỏi lãnh thổ Ukraine “một cách hợp pháp” và tuyến đường duy nhất và thuận tiện nhất là thông qua Mariupol. Phương án sử dụng cảng Odessa không khả thi, vì cảng này do tỉ phú Kolomoisky kiểm soát và ông ta sẽ không bao giờ để Akhmetov tiếp cận.
Chính tỷ phú Akhmetov đã giúp Mariupol không bị DPR tấn công
Chính tỷ phú Akhmetov đã giúp Mariupol không bị DPR tấn công
Ông Borodai tiết lộ, thành phố cảng Mariupol chưa bị quân ly khai của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk chiếm giữ vào thời điểm họ tổ chức cuộc tổng tấn công tháng 9/2014 (và tất nhiên là cả tháng 1/2015), mặc dù nó đã bị vây tứ phía là do phe này đã có một thỏa thuận ngầm với Akhmetov.
Theo đó, lực lượng đòi độc lập ở Donetsk tạo điều kiện cho trùm tài phiệt giàu nhất Ukraine sử dụng cảng Mariupol để xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại vùng lãnh thổ do DPR kiểm soát. Đổi lại, Akhmetov sẽ “hỗ trợ” lực lượng đòi độc lập một số sản phẩm thiết yếu dưới dạng “hàng hóa nhân đạo”.
Mariupol là cửa ngõ duy nhất giúp công việc kinh doanh của Akhmetov diễn ra bình thường. Nhưng nếu cảng này do quân ly khai kiểm soát thì các chuyến hàng này sẽ bị ách lại vì không hợp lệ. Vởi vậy, bằng bất cứ giá nào, Mariupol vẫn phải nằm dưới sự quản lý của chính quyền Kiev.
Trong suốt cuộc chiến, Akhmetov xuất hàng sang Italia và ngoài lợi nhuận của mình, một phần còn lại được nhà tài phiệt này chuyển đổi sang hình thức “hàng hóa cứu trợ nhân đạo” cho DPR; các công nhân làm việc trong các nhà máy, công xưởng của tỉ phú này cũng được trả lương hậu hĩnh.
Bởi vậy, Mariupol đã bình an qua 2 cơn bão tổng tấn công của phe li khai Donetsk vào tháng 9/2014 và tháng 1/2015 nhờ vào công việc kinh doanh của tỷ phú Akhmetov - người giàu nhất Ukraine, với giá trị tài sản đạt 6,8 tỉ USD (theo xếp hạng của tạp chí Forbes - Mỹ), chứ không nhằm mục đích chiến thuật, chiến lược gì cả!
Thiên Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét