CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Ẩn ý đằng sau "khẩu súng lục dưới gối" của Tổng thống Ukraine?

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: EPA.

Hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã đã "chú ý" tới khẩu súng lục mà Tổng thống Ukraine từng nói "giấu dưới gối khi ngủ" được ông mang ra "khoe" khi đón xe quân sự do Mỹ viện trợ.

Khẩu súng lục của Tổng thống Ukraine
Tân Hoa Xã đưa tin, hôm 25/3, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã tới Sân bay Quốc tế Boryspil ở thủ đô Kiev để nhận 10 chiếc xe Humvee do Mỹ viện trợ.
Trong nghi thức "đón xe", ông Poroshenko mặc quân phục đi gắn quốc kỳ và quốc huy Ukraine cho những chiếc xe bọc thép. Có một chi tiết khiến người ta chú ý, đó là bên đùi phải của Tổng thống Ukraine có dắt một khẩu súng màu đen lộ báng ra ngoài, trông rất "nhức mắt".
Theo Tân Hoa Xã, đây không phải lần đầu Tổng thống Poroshenko "khoe vũ khí". Hồi tháng 1/2015, ông cũng cầm súng máy bắn lên mặt tuyết và yêu cầu quân đội Ukraine "hạ gục những người không tuân thủ hiệp định ngừng bắn Minsk".
Trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine diễn biến phức tạp, thực lực của phe ly khai miền Đông không thể bị xem thường, ông Poroshenko một mặt tỏ thái độ cứng rắn với người dân Ukraine, mặt khác lại tỏ ra "yếu đuối" trước các đồng minh quốc tế, thể hiện "Ukraine cần viện trợ quân sự".
Khẩu súng lục được Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko dắt ở đùi phải hôm 25/3, khi ông ra sân bay nhận 10 xe Humvee của Mỹ. Ảnh: THX.
Khẩu súng lục được ông Petro Poroshenko dắt ở chân phải hôm 25/3, khi ông ra sân bay nhận 10 xe Humvee của Mỹ. Ảnh: THX.
Cách đây không lâu, ông Poroshenko có bài phát biểu "lâm ly" trước Quốc hội Ukraine, đại ý rằng tình trạng ngừng bắn ở miền Đông Ukraine không đồng nghĩa với việc mối đe dọa từ phe ly khai đã được giải trừ và "Ukraine cần phải học cách chống cự".
"Khi đi ngủ, tôi không thể không đặt một khẩu súng lục dưới gối của mình, bởi vì những 'những người anh em' (chỉ Nga) đang ở ngay ngoài cửa" - Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tổng thống Petro Poroshenko.
Hãng thông tấn Trung Quốc bình luận, lúc này, khi Ukraine bắt đầu nhận được sự hỗ trợ thiết thực từ Washington, ông Poroshenko mới đem "khẩu súng lục dưới gối" ra đeo ở chân, nhằm chuyển tải thông điệp "tôi rất mạnh mẽ" và "tôi được viện trợ".
Trong suốt một thời gian dài, quân đội Ukraine đã phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn vũ khí, chi phí quốc phòng luôn luôn thâm hụt, dẫn đến mức đãi ngộ nghèo nàn trong quân ngũ.
Tân Hoa Xã cho hay, từng có không ít bài báo bóc mẽ, tố các sĩ quan quân đội Ukraine tuồn vũ khí ra "chợ đen" bán kiếm lợi cho bản thân, thậm chí có nhiều người trở nên giàu có nhờ công việc này, trong khi mặt bằng quân bị của Ukraine ngày càng đi xuống.
Viện trợ vũ khí có đem lại hòa bình?
Đến nay, cuộc xung đột miền Đông Ukraine đã diễn ra được gần 1 năm.
Cho dù là quân chính phủ Kiev hay ly khai vùng Donbass cũng đều lâm vào tình trạng hao hụt vũ khí, quân trang. Tình trạng "khó đánh tiếp" được cho là một trong số nguyên nhân thúc đẩy thỏa thuận Minsk-2 ký kết thành công.
Không thể phủ nhận thỏa thuận ngừng bắn chính là "cơ hội vàng" để hai phe tìm kiếm viện trợ quân sự từ nước ngoài, qua đó tạo lợi thế trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã đặt vấn đề, liệu viện trợ quân sự có đem lại hòa bình cho Ukraine?
Trong vấn đề cung cấp viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine, nhiều quốc gia châu Âu đã tỏ rõ thái độ phản đối.
Tại Hội nghị an ninh Munich hồi tháng 2, Bộ trưởng quốc phòng Đức, Italy, Hà Lan... cùng một số quốc gia khác đều nhận định việc cung cấp vũ khí cho Kiev chẳng khác nào "thêm dầu vào lửa" cho cuộc khủng hoảng Ukraine.
Hồi tháng 9/2014, Tổng thống Poroshenko từng đề nghị Quốc hội Mỹ thông qua việc viện trợ quân sự đối với Ukraine.
Nhờ có sự can ngăn của Đức, Mỹ mới không có hành động quá khích. Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ ký phương án viện trợ phi quân sự cho Kiev, đồng thời ban hành nhiều lệnh trừng phạt đối với Nga.
Tuy nhiên, ông Obama cũng vấp phải nhiều áp lực khi Lưỡng viện Quốc hội Mỹ hiện đều do Đảng Cộng hòa nắm quyền. Hôm 23/3, Hạ viện nước này thông qua nghị quyết thúc giục Tổng thống Obama viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine.
TỔNG THỐNG NGA
VLADIMIR PUTIN
Việc Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine đồng nghĩa với sự đe dọa trực tiếp đến an ninh lãnh thổ của Nga.
Tân Hoa Xã nhận định, đối với Nga, việc Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine "là giới hạn 'đỏ' không thể vượt qua".
Bộ ngoại giao Nga từng cảnh cáo, hành động (cung cấp vũ khí) của Mỹ là nhân tố cốt lõi gây mất ổn định Ukraine và Nga sẽ xem đó là "sự chuyển biến chiến lược trong chính sách của Mỹ đối với cuộc xung đột miền Đông".
Việc Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev sẽ dẫn đến phản ứng quyết liệt từ phe ly khai miền Đông, phá vỡ những thành quả ban đầu của thỏa thuận Minsk-2, phá vỡ định hướng giải quyết khủng hoảng Ukraine bằng chính trị, đồng thời khiến tình trạng căng thẳng leo thang.
Chính quan chức cấp cao quân đội Mỹ cũng phải thừa nhận điểm này.
Hồi tháng 2,tướng Philip Breedlove - Tư lệnh tối cao Khối hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO - cho hay: "Tình hình hiện tại rất khó để dự đoán Moscow sẽ dùng cách nào để đáp trả hành động của Mỹ.
Việc cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội chính phủ Ukraine bên cạnh việc có thể tạo thành sức đe dọa, thì cũng có khả năng 'chọc giận' Nga, khiến tình hình diễn biến xấu một cách khó lường".
Tân Hoa Xã kết luận, xung đột Ukraine leo thang là điều "không bên nào muốn nhìn thấy". Vì vậy, hãng tin Trung Quốc "khuyên" Tổng thống Petro Poroshenko "vì hòa bình của Ukraine, tốt nhất là cứ cất súng dưới gối".
theo Đại Lộ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét