CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Trung Quốc bành trướng sức mạnh trên biển

Trung Quốc đang cấp tập xây lực lượng hải cảnh và hải quân nhằm phục vụ cho tham vọng kiểm soát các vùng biển tranh chấp.

Trung Quốc bành trướng sức mạnh trên biển - ảnh 1
 Một cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc năm 2014 - Ảnh: China Daily
Trong lúc căng thẳng gia tăng ở biển Đông xung quanh hoạt động cải tạo phi pháp của Bắc Kinh tại vùng biển này, Văn phòng tình báo hải quân Mỹ (ONI) đã công bố báo cáo đầu tiên về các lực lượng trên biển của Trung Quốc kể từ năm 2009. Báo cáo công bố ngày 9.4 dự báo: “Trong thập niên tới, Trung Quốc sẽ hoàn tất quá trình chuyển đổi lực lượng hải quân ven bờ thành lực lượng có khả năng đảm nhiệm hàng loạt sứ mệnh trên toàn thế giới”.
Báo cáo mang tên Hải quân Trung Quốc: Những năng lực và nhiệm vụ mới của thế kỷ 21 cho hay trong năm 2014 Trung Quốc đã cải tạo hàng trăm héc ta đất tại các thực thể mà nước này chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của VN và “dường như đang xây dựng các cơ sở lớn hơn vốn có thể hỗ trợ các hoạt động của cả lực lượng chấp pháp trên biển và hải quân”.
Mũi nhọn hải cảnh
Theo báo cáo của ONI, Trung Quốc hiện sở hữu đội tàu hải cảnh (tên gọi lực lượng tuần duyên Trung Quốc - CCG) lớn nhất thế giới, nhiều hơn tổng số tàu dạng này của các nước Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Philippines và VN. Mặc dù năng lực hết sức đáng gờm nhưng tuần duyên Nhật Bản hiện thua sút về số lượng tàu so với phía Trung Quốc và khoảng cách đó đang ngày càng gia tăng.
CCG hiện phát triển với tốc độ chóng mặt, cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong 10 năm qua, các tổ chức tiền thân của hải cảnh (CCG chỉ mới chính thức được thành lập như một lực lượng thống nhất từ năm 2013) nhận khoảng 100 tàu mới các loại, gồm cả các tàu tuần tra lớn. Theo ước tính của ONI, giai đoạn 2012 - 2015, CCG nhận hơn 30 tàu tuần tra lớn và hơn 20 tàu tác chiến. CCG dự kiến sẽ sớm biên chế một số tàu tuần tra “khủng” có lượng choán nước 10.000 tấn, loại tàu mà lực lượng hải quân của các nước láng giềng chỉ có thể sở hữu trong mơ.
Với vai trò “lực lượng hải quân thứ hai”, hải cảnh hoạt động tích cực gần các khu vực tranh chấp ở biển Hoa Đông và biển Đông, như bãi cạn Scarborough và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Chúng thường xuyên được sử dụng để hăm dọa tàu bè các nước trong khu vực và tấn công tàu cá ở vùng biển quốc tế. Báo cáo cho hay tàu hải cảnh đôi khi phối hợp với hải quân khi xảy ra sự cố. Cụ thể, trong các cuộc đối đầu giữa tàu hải cảnh với tàu bè của các nước láng giềng, tàu khu trục và tàu hộ tống của hải quân sẽ được triển khai cách đó vài hải lý để sẵn sàng yểm trợ nếu cần. Một nghiên cứu đăng tải trên số tháng 4 của tạp chí Proceedings thuộc Viện Hải quân Mỹ mô tả Trung Quốc đang sử dụng tàu hải cảnh như là “công cụ chính sách đối ngoại”.
Mối đe dọa đối với Mỹ
Nếu như “lực lượng hải quân thứ hai” chủ yếu được sử dụng trong các vùng biển gần như biển Hoa Đông và biển Đông, thì lực lượng hải quân thực sự của Trung Quốc đang được phát triển năng lực để vươn ra toàn cầu. Báo cáo công khai của ONI nhận xét quá trình hiện đại quá nhanh chóng của hải quân Trung Quốc (PLAN) trong 15 năm qua mang lại kết quả ấn tượng. Lực lượng này hiện có 300 tàu mặt nước, tàu ngầm, tàu đổ bộ và tàu tuần tra trang bị tên lửa. Năng lực chiến đấu của PLAN đang được tăng cường đáng kể thông qua việc mua sắm và huấn luyện. Trong năm 2014, Trung Quốc đã khởi công, hạ thủy hoặc biên chế hơn 60 tàu, với số lượng tương tự được lên kế hoạch cho năm 2015. “Trong năm 2013 và 2014, Trung Quốc hạ thủy lượng tàu hải quân nhiều hơn bất kỳ nước nào khác và dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng này trong giai đoạn 2015 - 2016”, báo cáo viết.
Báo cáo cũng xác nhận thông tin gần đây của truyền thông nhà nước Trung Quốc rằng nước này đã triển khai các tên lửa hành trình chống hạm thế hệ mới YJ-18 trên các tàu ngầm và tàu khu trục. Với tốc độ cao và quỹ đạo khó lường, YJ-18 có khả năng tạo ra mối đe dọa chưa từng thấy đối với tàu bè của Mỹ và đồng minh, theo chuyên gia Andrew S.Erickson thuộc Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ. Vào tuần trước, tờ China Daily đưa tin Trung Quốc đã đóng 3 tàu ngầm tấn công hạt nhân hiện đại. Trong đó, tàu Type-093G có hệ thống phóng thẳng đứng có thể phóng các tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-18. Tên lửa YJ-18 cũng được triển khai trên các tàu khu trục thế hệ mới lớp Lữ Dương III và các loại tàu ngầm khác. Đây là lần đầu tiên giới chức Mỹ thừa nhận Trung Quốc đã triển khai YJ-18, vốn được xem là bản sao của tên lửa SSN-27/Klub trang bị trên các tàu ngầm lớp Kilo của Nga.
Theo tờ Washington Free Beacon, báo cáo nói trên đưa ra kết luận trái ngược với quan điểm của giới phân tích tình báo Mỹ trong 15 năm qua rằng quân đội Trung Quốc chỉ mang tính phòng thủ và chủ yếu tập trung chuẩn bị cho xung đột với Đài Loan. Báo cáo viết rằng quá trình xây dựng PLAN phục vụ cho mục tiêu triển khai lực lượng ra toàn cầu. Cụ thể, họ đang mở rộng tầm hoạt động thông qua các cuộc huấn luyện ở biển Philippines, Địa Trung Hải, đồng thời tăng cường triển khai tàu do thám ở Tây Thái Bình Dương. Năm ngoái, Trung Quốc đã lần đầu tiên triển khai tàu ngầm đến Ấn Độ Dương.
ONI còn lưu ý những năng lực hải quân mới trang bị đang được Trung Quốc sử dụng trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực, bao gồm Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. “Trong bối cảnh năng lực quân sự được tăng cường, giới lãnh đạo Trung Quốc dường như ngày càng sẵn sàng áp đặt các yêu sách trên biển, ngay cả khi những hành động đó có nguy cơ làm trầm trọng thêm căng thẳng với các nước láng giềng”, báo cáo viết.
Việc Trung Quốc cải tạo hàng trăm héc ta đất ở quần đảo Trường Sa như một phần quá trình xây dựng năng lực cho hải quân và hải cảnh cũng khiến căng thẳng leo thang. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9.4 đã tuyên bố các đảo nhân tạo này sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm thiết lập năng lực phòng thủ quân sự ở tuyến đường biển nhộn nhịp của thế giới. Động thái này lập tức châm ngòi cho cuộc đấu khẩu giữa Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 9.4 đã bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc sử dụng “tầm vóc và cơ bắp” để bắt nạt các nước láng giềng. Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố Mỹ mới chính là quốc gia sử dụng tầm vóc và cơ bắp nhiều nhất trong lịch sử thế giới.
Theo các chuyên gia, quá trình bành trướng sức mạnh trên biển kết hợp với việc Trung Quốc triển khai tên lửa đạn đạo DF-21D, vốn đặt Philippines và biển Đông vào tầm tấn công, sẽ tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ và các đồng minh ở khu vực.
Dân quân trên biển
Trung Quốc bành trướng sức mạnh trên biển - ảnh 2
 Một đơn vị dân quân trên biển của Trung Quốc - Ảnh: Foreign Affairs
Theo bài viết của chuyên gia Andrew S.Erickson trên tờ Foreign Affairs, ngoài hải quân và hải cảnh, Trung Quốc còn trông cậy vào lực lượng dân quân trên biển để kiểm soát các vùng biển tranh chấp. Đây là lực lượng dân quân do giới chức quân sự và chính quyền địa phương tổ chức trên những đội tàu cá của nước này. Vai trò của dân quân trên biển trải rộng từ việc cứu hộ tàu mắc cạn cho đến đổ bộ lên đảo để tuyên bố chủ quyền. Thậm chí, những đơn vị ưu tú nhất còn được huấn luyện để đối đầu tàu bè nước ngoài nếu cần. Theo chuyên gia Erickson, dân quân trên biển hiện phục vụ như tuyến trinh sát và yểm trợ đầu tiên trong nỗ lực đẩy mạnh các yêu sách lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Sơn Duâ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét