CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Báo Nga: Moscow sẽ học cách thích nghi với chính sách đối ngoại Việt Nam

(GDVN) - Xã hội Nga đã quen nghe về Việt Nam như một người bạn và đối tác truyền thống, thích bỏ qua những mâu thuẫn có thể phát sinh giữa hai nước.
Tờ Lenta của Nga hôm 6/4 đã đăng tải một bài bình luận về mối quan hệ Nga-Việt nhân dịp Thủ tướng Dmitry Medvedev có chuyến thăm hai ngày tới Việt Nam.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm Việt Nam từ ngày 6-7/4. 
Trong bài bình luận mang tựa đề "Người bạn cũ", tờ Lenta dẫn lời Anton Svetovekspert, một chuyên gia về các vấn đề quốc tế tại Hội đồng Nga cho rằng, xã hội Nga đã quen nghe về Việt Nam như một người bạn và đối tác truyền thống, thích bỏ qua những mâu thuẫn có thể phát sinh giữa hai nước.

Theo đánh giá của Svetovekspert, chính sách đối ngoại hiện nay của Việt Nam "khá phức tạp và đầy mâu thuẫn", tuy nhiên Moscow sẽ học cách thích nghi với điều này.

Theo ông Svetovekspert, những thách thức lớn nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là phải bảo vệ đất nước chống lại các mối đe dọa từ bên trong và bên ngoài, cải thiện mức sống cho 90 triệu người dân.

Phát triển kinh tế hiện là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Việt Nam. Mặc dù gần đây đã gia nhập hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình, nhưng Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau trong quá trình phát triển. Vì vậy, đối với nền kinh tế xuất siêu Việt Nam, những ưu tiên phát triển hiện nay là công nghệ, đầu tư và thị trường.
Nga và Việt Nam có mối quan hệ hợp tác truyền thống trên nhiều lĩnh vực. 
Mục tiêu phát triển kinh tế này cũng đã tác động tới chính sách đối ngoại hướng tới phát triển tối đa mạng lưới các quan hệ đối tác của Việt Nam. Sau sự kiện Chiến tranh Biên giới năm 1979, chính phủ Việt Nam một mặt cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc, mặt khác mở rộng quan hệ với các đối tác khác như Mỹ, Nga, Ấn Độ, các nước châu Âu, Đông Á và Đông Nam Á.

Mối quan hệ gần gũi giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ xuất phát từ sự tương đồng về văn hóa, chính trị, sự gần gũi về địa lý và còn trên cơ sở mối quan hệ kinh tế. Mối quan hệ này có một lịch sử dài sóng gió, nhưng sẽ sai lầm nếu nói rằng có sự chia rẽ giữa Việt Nam và Trung Quốc, ông Svetovekspert nhấn mạnh.

Trong nỗ lực đa dạng hóa quan hệ, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã thúc đẩy hợp tác với người bạn mới Washington. Kể từ sau khi hai nước thiết lập bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 tới nay, hợp tác song phương đã tăng nhanh chóng, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế.

Trong năm 2014, quan hệ Việt-Mỹ đã có thêm hai động lực mạnh mẽ. Thứ nhất là Mỹ đã đồng ý xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Thứ hai, hai nước đã ký kết và phê chuẩn Hiệp định 123, trong đó cho phép các công ty Mỹ có thể cung cấp các thiết bị cho nhà máy điện hạt nhân Việt Nam, quốc gia đang có nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng.

Nhờ chủ trương và nỗ lực duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam đang cố gắng không bị lôi kéo vào cuộc đối đầu giữa hai cường quốc đối thủ này. 
Khi cần phải lựa chọn bạn, theo ông Svetovekspert, Moscow hãy lựa chọn một cách trung thực.
Tuy nhiên, ông Svetovekspert cho rằng Việt Nam vẫn cần Nga. Trong quan hệ Nga-Việt hiện nay có ba hướng phát triển rất hứa hẹn. Thứ nhất là sự hợp tác trên lĩnh vực quân sự-kỹ thuật, theo đó Nga đã bán 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo cho phía Việt Nam. Những thiết bị này có thể giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên Biển Đông một cách hiệu quả.

Thứ hai, sự hợp tác trên lĩnh vực năng lượng cũng hứa hẹn đưa mối quan hệ Nga-Việt trở nên gần gũi hơn. Ngoài những dự án hợp tác trên lĩnh vực dầu khí từ năm 1980, Nga và Việt Nam cũng đang xem xét hợp tác trong dự án giúp Việt Nam nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Ninh Thuận 1.

Thứ ba, thỏa thuận thiết lập giữa Liên minh kinh tế Á Âu (EEU) và Việt Nam dự kiến được ký kết trong năm 2015 sẽ là một trong những dự án đa phương lớn nhất đối với hai nước, hứa hẹn sẽ góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng doanh thu của Nga và Việt Nam.

Dẫu vậy, cũng còn có một số rào cản trong việc thúc đẩy hợp tác song phương như khó khăn từ khâu vận chuyển hàng hóa, sự cạnh tranh của các đối thủ khác ngay trong cả những lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa hai bên.

Theo ông Svetovekspert, để mối quan hệ cũ được củng cố trong bối cảnh mới, đã đến lúc nghĩ về việc liệu Nga có thể cung cấp cho Việt Nam thứ gì đó mà các đối tác khác không thể làm được.

Ông Svetovekspert tin rằng cả Trung Quốc và Việt Nam đều là đối tác chiến lược của Nga. Nhưng nếu xảy ra xung đột giữa Bắc kinh và Hà Nội, Nga sẽ phải lựa chọn. Tuy nhiên, ông Svetovekspert thúc giục Moscow hãy lựa chọn một cách trung thực và nên biết rõ ai là người chọn Nga. Lịch sử phong phú của các mối quan hệ, sự phát triển của các cuộc đối thoại chính trị và quân sự-kỹ thuật là một nền tảng vững chắc của quan hệ song phương. Nếu một mối quan hệ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, nó sẽ nhanh chóng sụp đổ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét