Trong cuộc họp với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 7-6, nhà lãnh đạo Pháp Francois Hollande giải thích rằng Paris không muốn từ bỏ việc bán “Mistral” cho Nga do đã quen thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Pháp, ông Laurent Fabius tuyên bố: “Chúng tôi giải thích rằng, hợp đồng đã được ký kết từ hồi năm 2011. Chúng tôi đã nhận phần lớn tiền (trong tổng giá trị hợp đồng là 1,66 tỷ USD) nên không thể từ bỏ”.
Ngoại trưởng Pháp Fabius đã “giãi bày tâm sự” của Tổng thống Francois Hollande trong buổi phát sóng hôm 7-6 trên đài phát thanh RTL, đồng thời khẳng định, thỏa thuận này đã cho phép Pháp tạo ra không ít công ăn việc làm cho người lao động.
“Nước Pháp có một truyền thống, đó là chúng tôi luôn tuân thủ các điều khoản của hợp đồng” - ông L.Fabius nhấn mạnh. Trước đó, chính quyền Mỹ đã chỉ trích Pháp vì việc nước này không muốn từ chối hợp đồng cung cấp các tàu chở máy bay trực thăng “Mistral”cho Nga.
Thậm chí vào ngày 29-5, một nhóm nghị sỹ Mỹ đã gửi một lá thư cho Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen để yêu cầu thuyết phục Pháp hủy bỏ kế hoạch bán 2 chiếc Mistral cho Nga, để bán hoặc cho NATO thuê.
Những người ký tên trong thư bao gồm: Hạ nghị sỹ Eliot Engel của bang New York, người đứng đầu Đảng Dân chủ tại Ủy ban đối ngoại Hạ viện; Hạ nghị sỹ Michael Turner của bang Ohio, chủ tịch phái đoàn Mỹ tại Nghị viện NATO; và Hạ nghị sỹ William Keating của bang Massachusetts, người đứng đầu Đảng Dân chủ tại tiểu ban châu Âu của Hạ viện.
Trước đó, Pháp cho rằng họ sẽ tiếp tục thực hiện thỏa thuận này vì nếu hủy bỏ thì Paris sẽ thiệt hại nhiều hơn là Moscow. Hợp đồng, trị giá 1,66 tỷ USD, đã tạo ra khoảng 1.000 việc làm và còn bao gồm lựa chọn bán thêm 2 chiếc nữa.
Nếu hợp đồng bị hủy bỏ thì Pháp sẽ phải bồi thường hơn 1,2 tỷ euro (khoảng 1,7 tỷ USD) cho Nga. Số tiền trên bao gồm số tiền trong thỏa thuận mua 2 chiếc tàu chiến và tiền phạt vì chấm dứt hợp đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét