Lãnh đạo Nga - Nhật (ảnh minh họa) |
Tác giả Clint Richards nhận định rằng sự tăng cường hiện diện của Nga ở Đông Nam có lẽ sẽ tạo ra nhiều căng thẳng với Nhật Bản, quốc gia hiện đang có tranh chấp lãnh thổ với Nga ở khu vực Vladivostok, đồng thời là đồng minh quan trọng số một của Hoa Kỳ ở Đông Á nói riêng và châu Á nói chung.
Nhận định của Biên tập viên Tạp chí học giả ngoại giao Clint Richards cũng gần giống với giả thuyết ít có khả năng xảy ra được nhóm cộng đồng tình báo có tên là “Biệt đội đỏ” hay còn được biết đến với những phân tích trái dòng, khác với những bình luận địa chính trị thông thường khác đó là giả thiết Nga muốn xây dựng quan hệ làm ăn với Nhật Bản và coi Nhật là thị trường lớn để tiêu thụ lượng khí đốt bán cho châu Âu trong lúc đang bị liên minh này trừng phạt.
Tuy nhiên, cũng khó có thể chắc chắn được rằng Nga thực sự sẽ chuyển trọng tâm chiến lược hẳn sang hướng Đông và cân nhắc xem chiến lược này tác động đối với Nhật Bản như thế nào trong khi cả hai vẫn đang cố gắng duy trì quan hệ làm ăn, bất chấp thực tế là Nhật Bản đã bày tỏ phản đối, thậm chí trừng phạt Nga vì sự liên quan của Moscow đến tình hình khủng hoảng ở Ucraine cũng như thực tế là Tokyo đang nằm trong quỹ đạo và chính sách an ninh, ngoại giao của Hoa Kỳ.
Hôm thứ Hai đầu tuần này, Nhật Bản đã tiến hành áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga sau khi đổ lỗi rằng Moscow phải chịu trách nhiệm vì đã ủng hộ lực lượng đòi ly khai chống chính quyền Kiev ở phía Đông Ucraine, đặc biệt là sau vụ một chiếc máy bay Boeing-777 mang số hiệu MH17 của Malaysia bị rơi tại Donetsk.
Đòn trừng phạt Nga của Nhật Bản được tiến hành đồng thời với những gì mà nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 và Liên minh châu Âu đã sử dụng để bắt Nga phải trả giá.
Phản ứng phụ của những gì mà Tokyo đã tuyên bố và hành động đã có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Nhật Bản và Nga bởi nó làm cho Nga thiệt hại cả về kinh tế lẫn chính trị.
Động thái của Nhật Bản rõ ràng cho thấy Tokyo đứng về phía, hành động theo Washington - người bảo trợ an ninh lớn nhất của nước này trong các cuộc đàm phán liên quan đến tranh chấp với Nga về Quần đảo Kuril hay Phần lãnh thổ phía Bắc, thậm chí là cả những thỏa thuận mua bán năng lượng có thể xuất hiện trong tương lai với Moscow.
Không chỉ dừng lại ở đó, ngay sau khi tuyên bố trừng phạt Nga chỉ một ngày, có hai sự kiện nữa có thể sẽ khiến quan hêh ngoại giao và hợp tác Nga – Nhật trở lên tồi tệ hơn trước.
Đây cũng có thể là trạng thái hay nói cách khác là viễn cảnh tương lai ở khu vực Đông Á khi Nga đã không còn có được một chính phủ thân Moscow ở Kiev và các nước châu Âu tiếp tục các biện pháp trừng phạt, phá hủy các lợi ích của Nga ở khu vực châu lục già này.
Hai sự kiện này là việc ngày 28/7/2014, Bộ ngoại giao Nga đã lên tiếng phản pháo động thái trừng phạt Moscow của Nhật Bản.
Nga tuyên bố rằng hành động của Nhật chỉ có tác dụng ngược, ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương, rằng, sự quả quyết của Tokyo trong quan hệ với Moscow thực ra chỉ là màn ngụy trang che đậy sự bất lực của các chính trị gia Nhật Bản khi không thể tự mình thực hiện các chính sách ngoại giao của chính mình trước “cơn sóng từ Washington”.
Cũng trong ngày 28/7, khi gặp gỡ với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian ở Tokyo, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã lên tiếng bày tỏ quan ngại với kế hoạch chuyển giao một 2 tàu đổ bộ mang mang máy bay trực thăng lớp Mistral cho Nga.
Ông Itsunori Onodera cho rằng việc Pháp bán tàu đổ bộ mang trực thăng cỡ lớn cho Nga có thể khiến cho cân bằng an ninh tại khu vực Đông Á bị phá vỡ.
Quan chức quốc phòng của Nhật Bản cũng đã sử dụng ngôn ngữ hiếm thấy nói rằng Tokyo quan ngại một cách nghiêm túc đồng thời hối thúc Pháp hủy bỏ kế hoạch bán tàu chiến cho Nga.
Nhật Bản cũng cảm thấy lo ngại vì tình hình đã diễn ra ở Ucraine cũng như việc Nga đang tăng cường bổ sung năng lực quân sự cho hướng Đông Á, cụ thể là ở Vladivostok.
Nhật Bản cũng quan ngại đến khả năng Nga chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Á. Giới chuyên gia quân sự của Nhật Bản cho rằng việc Moscow có kế hoạch đưa loại trang bị mua của Pháp đến Vladivostok – sân khấu lớn ở hướng Đông là chỉ dấu cho thấy quân đội Nga đang nâng cao năng lực chiến thuật phục vụ cho mục tiêu chuyển hướng từ Tây sang Đông, nhấn mạnh khu vực Đông Á nơi Kremli cảm thấy có ít sự thù địch hơn là từ phía các nước láng giềng ở hướng Tây.
Nhiều khả năng Nga sẽ xây dựng quan hệ đặc biệt với Bắc Triều Tiên trong khi Bình Nhưỡng đang ở thế bị thế giới cô lập và đang mong muốn tạp thế cân bằng với Bắc Kinh, không quá lệ thuộc vào Trung Quốc.
Một đối tác lớn khác của Nga ở phía Đông là Trung Quốc, nước vốn không ưa gì sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Đông Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung.
Trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 5 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký với TQ một hợp đồng trị giá nhiều trăm tỷ USD để bán khí đốt cho TQ trong vòng 10 năm. Với hợp đồng này, việc làm ăn đã và tiếp tục bị gián đoạn của Nga ở châu Âu đã có nguồn khác thay thế.
Trong khi Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai nước có lực lượng quân sự hùng hậu, hiện đại nhất hiện nay ở Đông Á thì việc Nga chuyển trong tâm sang hướng Đông có thể làm cân bằng sức mạnh quân sự ở khu vực thay đổi, đặc biệt là khi quan hệ giữa Moscow – Bắc Kinh đang ấm lên như đang giữa mùa trăng mật như hiện nay.
Chính vì vậy giả thiết trái triều rằng Nhật Bản có cơ hội trở thành khách hàng tuyệt với cho hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga ở châu Á giống như Trung Quốc là khó xảy ra.
Mặc dù không thể không thừa nhận rằng Nhật Bản là đất nước có nền công nghiệp sản xuất phát triển, nhu cầu nhập khẩu và sử dungh năng lượng là rất lớn nhưng trên hết, Tokyo đang nằm trong quỹ đạo chính trị, ảnh hưởng và là đồng minh số 1 của Mỹ tại châu Á.
Nhật Bản chưa thể từ bỏ điều đó để hợp tác và làm ăn với Nga, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay dù Nhật Bản có thể gặp khó khăn về vấn đề năng lượng sau khi rỡ bỏ các nhà máy điện hạt nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm.
Vậy Nhật Bản sẽ giải quyết vấn đề năng lượng như thế nào một khi không cần đến Nga. Câu trả lời là Tokyo cần các đối tác khác hơn Nga đó là Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh.
Thực tế là Nhật Bản đã xúc tiến các giải pháp này từ lâu và đang gặt hái thành công. Uy tín, sức mạnh của nền công nghiệp sant xuất Nhật Bản luôn được các quốc gia ở Đông Nam Á, châu Mỹ Latin đón nhận.
Trong khi có nhiều hứu hẹn về giải quyết tranh chấp lãnh thổ, thỏa thuận mua bán năng lượng tiềm năng đang hối thúc cả Nga và Nhật nhưng các lợi ích chiến lược lớn hơn của hai cường quốc này lại bị phân hóa, không giống nhau.
Đối với Nga, việc Nhật Bản đang thực hiện quá trình bình thường hóa hoạt động của quân đội vốn liên minh chặt chẽ với Mỹ về bản chất đã là một đối tác không thể tin cậy dài hơi. Làm thế nào để chuyển hướng sang thị trường phía Đông mà vẫn phải chấp nhận thực tế này là bài toán hóc búa thực sự với Moscow.
Đây cũng là một trong những lý do mà Putin – Tổng thống Nga đã ký kết thỏa thuận bán khí đốt cho Trung Quốc trước chứ không phải Nhật Bản mặc dù thừa biết chơi với TQ là chơi với dao hai lưỡi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét