Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi lên cầm quyền đã tung ra chiến dịch quét tham nhũng trên diện rộng và bây giờ đến lượt đài truyền hình trung ương (CCTV) rơi vào tầm ngắm.
Theo RFI, nhật báo Le Monde quan tâm đến Trung Quốc qua bài viết: "Thanh trừng hàng loạt tại đài truyền hình trung ương Trung Quốc". Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi lên cầm quyền đã tung ra chiến dịch quét tham nhũng trên diện rộng và bây giờ đến lượt đài truyền hình trung ương (CCTV) rơi vào tầm ngắm.
Theo Giang Triển Chiêu (Zhan Jiang), giáo sư ngành báo chí trường đại học ngoại ngữ Bắc Kinh, có ít nhất 8 hay 9 nhân viên CCTV bị bắt giữ những tháng gần đây.
Theo Le Monde, trong số đó, trường hợp của một nhà báo nổi tiếng Nhuế Thành Cương (Rui Chenggang) là gây ầm ĩ nhất. Nhân vật này đã bị bắt giữ để điều tra vì dính líu đến các vụ tham nhũng.
Năm nay 36 tuổi, hướng dẫn viên chương trình này nổi tiếng là một người theo chủ nghĩa dân tộc. Chính ông đã huy động dư luận Trung Quốc trên các trang blog và kênh truyền hình vào năm 2007 nhằm đánh bật cửa hiệu cà phê Starbucks ra khỏi Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, điều đó cũng không ngăn cản ông chạy xe hơi thể thao Juagar, diện Âu phục của Ý.
Trong số các quan chức của CCTV bị bắt giữ có Giám đốc điều hành chương trình quảng cáo của CCTV-2, trên kênh thông tin kinh tế. Nhân vật này trước đây thăng tiến được nhờ ông Lý Đông Sinh, cựu Giám đốc CCTV đỡ đầu.
Ông Lý vốn nằm trong guồng máy của Chu Vĩnh Khang cũng đã bị bắt giữ. Hàng loạt các nhân vật tên tuổi này đều bị hạ bệ, trong chiến dịch bài trừ tham nhũng lớn nhất từ trước tới nay tại Trung Quốc.
Một giáo sư báo chí thuộc trường đại học Quảng Đông nhận định: "Làm việc cho CCTV mở ra nhiều cơ hội thành công, nhưng khi tiến gần đến quyền lực thì rủi ro cũng tăng".
Theo Le Monde, trong các cuộc điều tra hiện nay, thật không thể phân biệt nguyên nhân bắt giữ các nhân vật này là di vi phạm đạo đức nghề nghiệp hay chỉ để thanh trừng đối thủ chính trị.
Đối với giáo sư Giang Triển Chiêu thuộc đại học Bắc Kinh, cũng không nên vơ đũa cả nắm. Một bộ phận nhân viên CCTV thu nhập thấp, lại phải chịu kiểm duyệt nên họ rất bức xúc.
Cũng theo ông Giang, tại CCTV, hiện tượng "thông đồng hối lộ" nở rộ. Để một nhãn hiệu hay một nhân vật được giới thiệu trên truyền hình quốc gia, các đối tượng phải chi tiền mua chuộc trực tiếp giới lãnh đạo CCTV, giúp các quan chức này một điều gì đó hoặc mua quảng cáo trên đài.
Theo Giang Triển Chiêu (Zhan Jiang), giáo sư ngành báo chí trường đại học ngoại ngữ Bắc Kinh, có ít nhất 8 hay 9 nhân viên CCTV bị bắt giữ những tháng gần đây.
Theo Le Monde, trong số đó, trường hợp của một nhà báo nổi tiếng Nhuế Thành Cương (Rui Chenggang) là gây ầm ĩ nhất. Nhân vật này đã bị bắt giữ để điều tra vì dính líu đến các vụ tham nhũng.
Năm nay 36 tuổi, hướng dẫn viên chương trình này nổi tiếng là một người theo chủ nghĩa dân tộc. Chính ông đã huy động dư luận Trung Quốc trên các trang blog và kênh truyền hình vào năm 2007 nhằm đánh bật cửa hiệu cà phê Starbucks ra khỏi Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, điều đó cũng không ngăn cản ông chạy xe hơi thể thao Juagar, diện Âu phục của Ý.
Trong số các quan chức của CCTV bị bắt giữ có Giám đốc điều hành chương trình quảng cáo của CCTV-2, trên kênh thông tin kinh tế. Nhân vật này trước đây thăng tiến được nhờ ông Lý Đông Sinh, cựu Giám đốc CCTV đỡ đầu.
Ông Lý vốn nằm trong guồng máy của Chu Vĩnh Khang cũng đã bị bắt giữ. Hàng loạt các nhân vật tên tuổi này đều bị hạ bệ, trong chiến dịch bài trừ tham nhũng lớn nhất từ trước tới nay tại Trung Quốc.
Một giáo sư báo chí thuộc trường đại học Quảng Đông nhận định: "Làm việc cho CCTV mở ra nhiều cơ hội thành công, nhưng khi tiến gần đến quyền lực thì rủi ro cũng tăng".
Theo Le Monde, trong các cuộc điều tra hiện nay, thật không thể phân biệt nguyên nhân bắt giữ các nhân vật này là di vi phạm đạo đức nghề nghiệp hay chỉ để thanh trừng đối thủ chính trị.
Đối với giáo sư Giang Triển Chiêu thuộc đại học Bắc Kinh, cũng không nên vơ đũa cả nắm. Một bộ phận nhân viên CCTV thu nhập thấp, lại phải chịu kiểm duyệt nên họ rất bức xúc.
Cũng theo ông Giang, tại CCTV, hiện tượng "thông đồng hối lộ" nở rộ. Để một nhãn hiệu hay một nhân vật được giới thiệu trên truyền hình quốc gia, các đối tượng phải chi tiền mua chuộc trực tiếp giới lãnh đạo CCTV, giúp các quan chức này một điều gì đó hoặc mua quảng cáo trên đài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét