Đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, chỉ còn lại rất ít lựa chọn cho cuộc khủng khoảng Ukraina, và dường như chúng đều không khả quan.
Ông Putin bị mắc kẹt giữa một bên là phương Tây yêu cầu ông phủ nhận lực lượng nổi dậy thân Nga ở Ukraina, với một bên là sức ép trong nước thúc giục phái quân đội Nga.
Thảm họa máy bay Malaysia lại dẫn đến một vòng trừng phạt mới của Mỹ và EU, trong đó lần đầu tiên nhằm mục tiêu vào toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Nga, "bó chân tay" Putin. Ông có thể sẵn sàng cắt đứt quan hệ với phiến quân, nhưng cũng cần tìm cách để làm việc đó, sao cho không bị mất mặt - một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn trong bối cảnh áp lực của phương Tây ngày càng gia tăng.
Nhượng bộ trước những đòi hỏi của phương Tây có thể sẽ là một cách tự sát chính trị đối với nhà lãnh đạo Nga. Dưới sức ép của phương Tây, ông Putin có thể chọn cách làm leo thang khủng hoảng và dấn thân vào một cuộc đối đầu toàn diện. Nhưng ông Putin không có kế hoạch để mọi việc diễn ra như vậy.
Mùa thu năm ngoái, ông đã sử dụng sức ép và trợ cấp để ngăn Ukraina không ký một thỏa thuận liên kết với EU, đồng thời thu hút Ukraina vào liên minh do Nga đứng đầu. Nhưng khủng hoảng đã nổ ra ở Ukraina với hàng loạt cuộc biểu tình rầm rộ. Putin coi đó là âm mưu của phương Tây và Nga nhanh chóng sáp nhập bán đảo Crimea vào nước này.
Phương Tây, đặc biệt là Châu Âu, từ lâu đã cho thấy sự không sẵn sàng tiến hành những hành động trừng phạt Putin. Nhưng việc chiếc máy bay MH17 của Malaysia bị bắn hạ là một sự cố không lường trước được, buộc phương Tây phải hành động.
Dường như ông Putin hiện đang tuyệt vọng tìm kiếm một lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Dưới đây là một số kịch bản có thể xảy ra:
Nga tấn công thỏa hiệp
Ngay từ đầu, ông Putin đã muốn thỏa thuận với phương Tây để Nga duy trì lợi thế đòn bẩy của mình với Ukraina. Nga mong muốn Ukraina gia nhập liên minh kinh tế do Nga đứng đầu. Khi hy vọng đó tan biết sau vụ lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych, Nga bắt đầu thúc đẩy "liên bang hóa" Ukraina để các tỉnh ở nước này có thể liên hệ trực tiếp với Nga.
Phiến quân sau đó ủng hộ đề nghị này bằng cách tiến hành các cuộc trưng cầu dân ý độc lập mà cả Ukraina và phương Tây đều không công nhận. Điện Kremlin sau đó dịu giọng và bắt đầu kêu gọi một cách mơ hồ một cuộc "đối thoại" giữa chính quyền trung ương và các vùng, cho phép các vùng có tiếng nói lớn hơn trong những vấn đề địa phương.
Giờ đây, với tác động tiêu cực của vụ máy bay, ông Putin có thể chấp nhận bất kỳ thỏa thuận mơ hồ nào cho phép Nga chỉ duy trì mức độ ảnh hưởng mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, một thỏa thuận như vậy sẽ phải có sự đồng thuận của cả hai đảng, một điều rất khó đạt được trong bối cảnh hiện tại.
Thêm trừng phạt, thêm đáp trả cứng rắn
Ông Putin có thể sợ rằng, bất cứ sự nhượng bộ nào sẽ chỉ dẫn đến sức ép lớn hơn từ phương Tây, và có thể chọn cách duy trì thách thức. Nếu ông từ chối tách ra khỏi quân nổi dậy, phương Tây sẽ miễn cưỡng tham gia vào các cuộc đàm phán. Chiến sự ở phía đông, vốn đã có sự tham gia của pháo binh và rocket hạng nặng bắn phá vào các khu dân cư, sẽ gia tăng sức ép buộc ông Putin phải can thiệp quân sự.
Tổng thông Putin đã đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt trong nước của những người theo chủ nghĩa dân tộc vì không gửi quân. Trường hợp có thể xảy ra là, ông Putin có thể gửi thêm vũ khí cho phiến quân, bất chấp biện pháp trừng phạt của phương Tây. Sức ép của phương Tây có thể đẩy nhà lãnh đạo Nga vào tình huống mà bất cứ thỏa hiệp nào sẽ giống như khuất phục phương Tây.
Hỗn loạn gia tăng, hậu quả khó lường
Một số nhà phân tích ở phương Tây hy vọng rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ khuyến khích giới tinh hoa Nga cũng như công chúng yêu cầu có sự thay đổi. Nhưng hệ thống chính trị được kiểm soát chặt chẽ của Nga có rất ít không gian cho việc này.
Các ông trùm tỉ phú, trong đó một số có mối quan hệ gần gũi với ông Putin, muốn nhà lãnh đạo Nga mềm hóa chính sách của mình. Nhưng cũng không hy vọng gì về việc có có thể thuyết phục được tổng thống rút khỏi cuộc đối đầu.
Nhiều người ở Washington hy vọng những doanh nhân bạn bè của Putin - những người bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ hồi tháng 3 - có thể khiến ông Putin xuống thang. Nhưng điều đối nghịch đã xảy ra. Tay vì khuyến khích phe đối lập thân phương Tây, lệnh trừng phạt mới có thể sẽ siết chặt hơn nữa bàn tay cứng rắn của Kremlin, do vậy có thể tiếp tục sẽ có đối đầu. Trong một nghĩa nào đó, nhà lãnh đạo Nga đã trở thành con tin của chính chiến dịch tuyên truyền rằng phương Tây là kẻ thù của Nga.
Thảm họa máy bay Malaysia lại dẫn đến một vòng trừng phạt mới của Mỹ và EU, trong đó lần đầu tiên nhằm mục tiêu vào toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Nga, "bó chân tay" Putin. Ông có thể sẵn sàng cắt đứt quan hệ với phiến quân, nhưng cũng cần tìm cách để làm việc đó, sao cho không bị mất mặt - một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn trong bối cảnh áp lực của phương Tây ngày càng gia tăng.
Nhượng bộ trước những đòi hỏi của phương Tây có thể sẽ là một cách tự sát chính trị đối với nhà lãnh đạo Nga. Dưới sức ép của phương Tây, ông Putin có thể chọn cách làm leo thang khủng hoảng và dấn thân vào một cuộc đối đầu toàn diện. Nhưng ông Putin không có kế hoạch để mọi việc diễn ra như vậy.
Mùa thu năm ngoái, ông đã sử dụng sức ép và trợ cấp để ngăn Ukraina không ký một thỏa thuận liên kết với EU, đồng thời thu hút Ukraina vào liên minh do Nga đứng đầu. Nhưng khủng hoảng đã nổ ra ở Ukraina với hàng loạt cuộc biểu tình rầm rộ. Putin coi đó là âm mưu của phương Tây và Nga nhanh chóng sáp nhập bán đảo Crimea vào nước này.
Phương Tây, đặc biệt là Châu Âu, từ lâu đã cho thấy sự không sẵn sàng tiến hành những hành động trừng phạt Putin. Nhưng việc chiếc máy bay MH17 của Malaysia bị bắn hạ là một sự cố không lường trước được, buộc phương Tây phải hành động.
Dường như ông Putin hiện đang tuyệt vọng tìm kiếm một lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Dưới đây là một số kịch bản có thể xảy ra:
Nga tấn công thỏa hiệp
Ngay từ đầu, ông Putin đã muốn thỏa thuận với phương Tây để Nga duy trì lợi thế đòn bẩy của mình với Ukraina. Nga mong muốn Ukraina gia nhập liên minh kinh tế do Nga đứng đầu. Khi hy vọng đó tan biết sau vụ lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych, Nga bắt đầu thúc đẩy "liên bang hóa" Ukraina để các tỉnh ở nước này có thể liên hệ trực tiếp với Nga.
Phiến quân sau đó ủng hộ đề nghị này bằng cách tiến hành các cuộc trưng cầu dân ý độc lập mà cả Ukraina và phương Tây đều không công nhận. Điện Kremlin sau đó dịu giọng và bắt đầu kêu gọi một cách mơ hồ một cuộc "đối thoại" giữa chính quyền trung ương và các vùng, cho phép các vùng có tiếng nói lớn hơn trong những vấn đề địa phương.
Giờ đây, với tác động tiêu cực của vụ máy bay, ông Putin có thể chấp nhận bất kỳ thỏa thuận mơ hồ nào cho phép Nga chỉ duy trì mức độ ảnh hưởng mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, một thỏa thuận như vậy sẽ phải có sự đồng thuận của cả hai đảng, một điều rất khó đạt được trong bối cảnh hiện tại.
Thêm trừng phạt, thêm đáp trả cứng rắn
Ông Putin có thể sợ rằng, bất cứ sự nhượng bộ nào sẽ chỉ dẫn đến sức ép lớn hơn từ phương Tây, và có thể chọn cách duy trì thách thức. Nếu ông từ chối tách ra khỏi quân nổi dậy, phương Tây sẽ miễn cưỡng tham gia vào các cuộc đàm phán. Chiến sự ở phía đông, vốn đã có sự tham gia của pháo binh và rocket hạng nặng bắn phá vào các khu dân cư, sẽ gia tăng sức ép buộc ông Putin phải can thiệp quân sự.
Tổng thông Putin đã đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt trong nước của những người theo chủ nghĩa dân tộc vì không gửi quân. Trường hợp có thể xảy ra là, ông Putin có thể gửi thêm vũ khí cho phiến quân, bất chấp biện pháp trừng phạt của phương Tây. Sức ép của phương Tây có thể đẩy nhà lãnh đạo Nga vào tình huống mà bất cứ thỏa hiệp nào sẽ giống như khuất phục phương Tây.
Hỗn loạn gia tăng, hậu quả khó lường
Một số nhà phân tích ở phương Tây hy vọng rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ khuyến khích giới tinh hoa Nga cũng như công chúng yêu cầu có sự thay đổi. Nhưng hệ thống chính trị được kiểm soát chặt chẽ của Nga có rất ít không gian cho việc này.
Các ông trùm tỉ phú, trong đó một số có mối quan hệ gần gũi với ông Putin, muốn nhà lãnh đạo Nga mềm hóa chính sách của mình. Nhưng cũng không hy vọng gì về việc có có thể thuyết phục được tổng thống rút khỏi cuộc đối đầu.
Nhiều người ở Washington hy vọng những doanh nhân bạn bè của Putin - những người bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ hồi tháng 3 - có thể khiến ông Putin xuống thang. Nhưng điều đối nghịch đã xảy ra. Tay vì khuyến khích phe đối lập thân phương Tây, lệnh trừng phạt mới có thể sẽ siết chặt hơn nữa bàn tay cứng rắn của Kremlin, do vậy có thể tiếp tục sẽ có đối đầu. Trong một nghĩa nào đó, nhà lãnh đạo Nga đã trở thành con tin của chính chiến dịch tuyên truyền rằng phương Tây là kẻ thù của Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét