Hệ thống tên lửa liên lục địa Yars của Nga. |
Giới chuyên gia nhận định, Mỹ đang cố đẩy Nga ra khỏi Hiệp ước cấm thử nghiệm các loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo để thiết lập "liên minh" mới hỗ trợ EU.
Tờ New York Times cho biết hôm 28/7, sau khi Moscow thử nghiệm một tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, Washington đã cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước tên lửa tầm trung (INF) được Mỹ và Liên Xô ký kết vào năm 1987. Trong đó, hiệp ước INF cấm các bên tham gia thử nghiệm các loại tên lửa hạt nhân phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500 – 5.500 km.
Các phương tiện truyền thông phương Tây không nhắc tới loại tên lửa mà Nga thử nghiệm mà chỉ cáo buộc đây là hai loại vũ khí có thể "phá hủy hòa bình".
Tên lửa đạn đạo liên lục địa tối tân RS-26 Rubezh được nhắc đến trước tiên. Theo một số quan chức quân sự hàng đầu, tên lửa này đã được thử nghiệm vài lần với phạm vi bắn từ 2.000 – 5.700 km, nhật báo RBC Daily cho hay.
Theo Aleksey Arbatov, một thành viên trong Học viện Khoa học Nga, tầm bắn của Rubezh đã nằm trong giới hạn cực điểm mà hiệp ước thử nghiệm tên lửa đạn đạo quy định.
Loại thứ hai là tên lửa hành trình R-500 được phóng từ bệ phóng mặt đất 9K720 Iskander và tầm bắn của nó vẫn chưa được tiết lộ.
Theo giới chuyên gia quân sự, R-500 là phiên bản nâng cấp của tên lửa 3M10 Granat được sản xuất dưới thời Liên Xô với tầm bắn 2.600 km. Loại tên lửa này vốn được thiết kế để phóng từ tàu ngầm. Trong khi đó, toàn bộ tên lửa Granat được phóng từ mặt đất đã buộc phải tiêu hủy theo hiệp ước INF. Tuy nhiên, INF không áp dụng với các loại tên lửa do hải quân sử dụng.
Trước khi Mỹ đưa ra lời cáo buộc nghi ngờ Nga vi phạm hiệp ước INF, một số nguồn tin cho rằng chương trình phát triển và thử nghiệm tên lửa R-500 đã buộc phải dừng lại do thiếu nguồn kinh phí.
Hệ thống tên lửa Iskander được triển khai trong một cuộc tập trận.
Ngoài ra, Không quân Nga cũng đang sở hữu tên lửa hành trình chiến lược, phù hợp phóng từ mặt đất. Một số báo cáo tiết lộ tầm bắn tối đa của X-101 là 5.500 km nhưng không rơi vào vòng cấm của INF.
Hiện nay, một vài quốc gia gần biên giới với Nga cũng đang sở hữu các loại tên lửa tầm trung như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và khả năng cả Iran và Triều Tiên.
Theo New York Times, hôm 28/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi một bức thư tới Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong đó, Mỹ cáo buộc Nga thử nghiệm tên lửa hành trình đất đối đất vượt quá tầm bắn quy định.
Vụ thử nghiệm đầu tiên được cho rằng Nga tiến hành vào năm 2008. Tuy nhiên, tới năm 2013, các quan chức giám sát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ mới đặt câu hỏi liệu tên lửa của Nga có vi phạm INF. Ngay cả khi thông tin Nga thử nghiệm tên lửa phóng từ mặt đất xuất hiện trên các trang báo quốc tế vào tháng 1/2014, chính quyền Mỹ vẫn chưa có bất cứ lời bình luận nào về vấn đề này.
Chia sẻ với hãng tin RIA Novosti, chuyên gia Valery Fenenko tại Viện Các vấn đề an ninh quốc tế nhấn mạnh, Mỹ đang cố gắng đẩy Nga ra khỏi hiệp ước INF để tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Âu.
Ông Fenenko cho rằng những lời cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước INF là một phần trong chiến lược mở rộng triển khai lá chắn tên lửa đạn đạo tại châu Âu của Mỹ.
"Nếu Nga tái triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung, đây sẽ là mối đe dọa trực tiếp tới các quốc gia trong khối EU và cả các nước Đông Âu và Tây Âu", ông Fenenko nhận định.
Tên lửa di động tầm trung RSD-10 Pioneer (SS-20) do Liên Xô cũ sản xuất.
Phát biểu với hãng tin RT, nhà phân tích quân sự thuộc Học viện Plekhanov tại Moscow, ông Andrey Koshkin cho biết Washington sử dụng những lời cáo buộc vi phạm hiệp ước INF nhằm làm leo thang căng thẳng liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina và áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Nga.
"Họ cố gắng đổ lỗi cho Nga vào mỗi sáng, mỗi chiều và mỗi tối. Họ cố gắng đẩy dư luận phương Tây đổ lỗi cho Nga", Willy Wimmer, cựu thư ký của Bộ Quốc phòng Đức chia sẻ trên RT.
'So găng' sức mạnh hỏa lực chiến hạm Nga - Mỹ
Trong khi các tàu chiến của Mỹ có hệ thống phòng thủ nhiều tầng nhiều lớp thì tàu chiến Nga có sức mạnh tấn công đáng sợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét