CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Nhìn Ukraine, Phần Lan giữ trung lập, quan hệ tốt với Nga

 Dường như rút được kinh nghiệm từ khủng hoảng Ukraine, giới chức lãnh đạo Phần Lan liên tiếp chuyển tải thông điệp trung lập và giữ quan hệ tốt với Nga.

Phần Lan sẽ duy trì quan hệ tốt với Nga
Ngày 1-1-2015, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö đã tuyên bố, Phần Lan dự định tiếp tục đối thoại với Nga, bởi Moscow đã và sẽ luôn luôn là láng giềng tốt của Helsinki. “Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì sự hợp tác chặt chẽ" - người đứng đầu nhà nước Phần Lan cho biết.
Trong “Thông điệp Năm Mới”  gửi tới toàn thể người dân nước này, Tổng thống Niinistö cho biết, tới đây Phần Lan có kế hoạch tiếp tục đối thoại và hợp tác chặt chẽ với Nga. Trong thời gian qua, 2 nước vẫn duy trì quan hệ tốt và nước này cũng chịu ảnh hưởng không lớn trước tình trạng kinh tế bất ổn ở Nga.
Tuy nhiên, ông cũng đưa ra một tuyên bố “nước đôi” khi lưu ý rằng Phần Lan cũng ủng hộ quan điểm của EU liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị và nội chiến ở Ukraine và tình trạng Crimea.
"Mục tiêu của chúng tôi là để tạo điều kiện cho bất kỳ động thái nào nhằm giải quyết mâu thuẫn ở Ukraine và sử dụng tất cả các hình thức hợp tác trong mọi trường hợp" - ông Niinistö tuyên bố và bày tỏ hy vọng, Nga sẽ nhận thức được rằng Phần Lan đang và vẫn sẽ là một phần của phương Tây.
Theo ông, cuộc khủng hoảng Ukraine gây bất hòa trong quan hệ giữa phương Tây và Nga, và Phần Lan cũng cảm thấy sự căng thẳng này. "Điều quan trọng đối với Ukraine là tìm một giải pháp hòa bình cho các bên xung đột và ngăn chặn vòng luẩn quẩn đối đầu" - Tổng thống Phần Lan nói.

Trong bài phỏng vấn của mình, ông Niinisto thừa nhận nước mình cũng đã bị thiệt hại do các lệnh trừng phạt của EU đối với Moscow. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Nga, việc nhập khẩu lương thực và ngành du lịch Phần Lan đã sụt giảm một lượng lớn doanh thu có được từ những khách hàng Nga.
Trước đó, Phần Lan cũng đã không ủng hộ lệnh cấm vận mới đối với Nga khi cho rằng, lệnh trừng phạt mới sẽ không đem lại kết quả gì, Liên minh châu Âu cần phải đánh giá lại tác dụng của lệnh trừng phạt hiện đang áp dụng và tìm biện pháp cách giải quyết tình hình.
Phần Lan khẳng định sẽ không gia nhập NATO để chống lại Nga
Phần Lan khẳng định sẽ không gia nhập NATO để chống lại Nga
Tuyên bố trong buổi phỏng vấn của tờ Yle, Bộ trưởng ngoại giao Phần lan Erkki Tuomioa không ủng hộ áp dụng các lệnh trừng phạt mới đối với Nga, bởi vì sẽ không có tác dụng gì thêm. Ông cho rằng, hiệu quả từ cấm vận sẽ thể hiện trong tương lai dài hạn và đang gặm nhấm kinh tế Nga, vì thế không nhất thiết phải áp dụng các lệnh cấm vận mới.
Theo lời ông, mặc dù mâu thuẫn leo thang tại Ukraine, vẫn có tiếng súng nổ và khả năng mở rộng khủng hoảng nhưng chưa có phía nào có ý định ra khỏi thỏa thuận Minsk. Vì thế hiện nay cần thiết phải tiến hành các cuộc đàm phán mới với sự tham gia của Nga, Mỹ, Liên minh Châu Âu và Ukraine.
Ông cũng bày tỏ hy vọng thế giới không trở lại thời kỳ chia làm hai trục đông - tây và tái hiện chiến tranh lạnh giữa Nga với Mỹ và châu Âu, bởi điều đó sẽ không có lợi cho hòa bình, ổn định trên thế giới, đi ngược lại xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.
Được biết, trước đó Phần Lan cũng không đáp trả lệnh cấm vận nông sản của châu Âu vào Nga mặc dù họ cũng nằm trong phạm vi đối tượng bị cấm. Bởi vì, mặc dù Nga cấm xuất khẩu nhưng vẫn cho phép các doanh nghiệp Phần Lan có cơ sở sản xuất ở Nga tiếp tục các hoạt động kinh doanh.
Song song với duy trì mối quan hệ tốt, vào hồi cuối tháng 11 năm 2014, giới chức lãnh đạo Phần Lan cũng đã tuyên bố nước này, vốn đang theo đuổi chính sách cân bằng giữa Nga và NATO, sẽ giữ nguyên trạng thái trung lập và không gia nhập khối này, bất chấp cuộc khủng hoảng ở Ukraine và lời kêu gọi từ các chính khách trong nước.
Phần Lan sẽ giữ trạng thái trung lập, không gia nhập NATO
Trao đổi với tờ Washington Post trong một cuộc họp báo ở Helsinki, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö nói: “Nếu Phần Lan gia nhập NATO sẽ làm tổn hại quan hệ của chúng tôi với Nga. Phần Lan có đường biên giới dài 1.300 km chung với Nga và đây chẳng khác nào một con đường huyết mạch sống còn”,.
Phần Lan có đường biên giới dài 1.300 km chung với Nga
Phần Lan có đường biên giới dài 1.300 km chung với Nga
Tuyên bố của ông Niinisto cũng đã được Bộ trưởng Ngoại giao Erkki Tuomioja chuyển tải trước đây rằng, theo quan điểm của Phần Lan và cũng là của Nga, sẽ tốt đẹp và ít rắc rối nhất nếu nước này duy trì trạng thái trung lập. Helsinki không muốn biên giới nước mình bị sử dụng cho các hành động hung hăng chống Moscow.
Tổng thống Phần Lan cũng khéo léo nhắc lại rằng, Nga đã vi phạm không phận nước này 5 lần trong mùa hè qua với ý định cho nước này thấy rằng, Moscow đang hiện diện ngay gần đây và không muốn bất ổn lan tới khu vực này. Ông Niinisto cho biết, nếu muốn gia nhập NATO, Phần Lan nên làm từ 2 thập kỉ trước khi Nga vẫn còn đang suy yếu.
Ông Niinisto đã từng được đảng đối lập kêu kêu gọi tăng cường hợp tác với NATO vào đầu năm nay. Tuy nhiên, ông cho biết Phần Lan không phải là một phần của NATO, nhưng lại thuộc về EU và phương Tây. Việc nước này duy trì chính sách an ninh cân bằng là đúng, khi xem xét tới tình hình bất ổn của Gruzia và Ukraine.
Vị Tổng thống Phần Lan nhấn mạnh, nước này vẫn có và hiện đang duy trì một lực lượng quân đội mạnh với 250.000 binh sĩ. Chính sách này sẽ khiến Phần Lan không chịu bất kì rủi ro nào từ phía đông (chỉ Nga). Nhưng tốt nhất là tránh để xảy ra tình trạng đối đầu với Moscow, bởi điều đó không có lợi cho Helsinki.
Người Phần Lan đã có bài học xương máu từ cuộc “Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan”, hay còn gọi là “Chiến tranh Mùa đông” (30-11-1939 - 13-3-1940). Đây là cuộc chiến giữa Liên bang Xô Viết và Phần Lan, trong bối cảnh thời kỳ đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai, khi quân đội Đức đã tràn vào Áo, Tiệp Khắc, Ba Lan.
Cuộc chiến bùng nổ xuất phát từ một số yêu sách về lãnh thổ của Liên Xô nhằm chặn đường tiến của quân Đức. Mặc dù đã gây cho Liên bang Xô Viết nhiều tổn thất nhưng với tổng dân số chỉ bằng quân số của quân đội Liên Xô, trang bị, vũ khí ít ỏi nên Phần Lan đã thất bại. Ngày 12 tháng 3 năm 1940, chính phủ Phần Lan đã phải chấp thuận các điều kiện ban đầu của Liên Xô.
Xe tăng T-26 của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Karelia tháng 12-1939
Xe tăng T-26 của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Karelia tháng 12-1939
Sau khi chiến tranh kết thúc, trên phần đất chiếm được của Phần Lan (chiếm 11% lãnh thổ của Phần Lan trước chiến tranh), Liên Xô đã thành lập Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Tự trị Karelia và sáp nhập vào Liên Xô do Otto Kusinen (một nhà chính trị Phần Lan lưu vong ở Liên Xô) lãnh đạo.
Cuộc chiến khốc liệt cùng với Hiệp định giữa Liên Xô-Phần Lan đã đánh dấu thất bại của Liên Xô nhằm biến Phần Lan trở thành một nước phụ thuộc hoặc là một nước Cộng hòa Xô viết. Nhưng Liên Xô đã đoạt được các khu vực chiến lược nhằm củng cố phòng thủ và lấy thêm nhiều cơ sở kinh tế của Phần Lan trên vùng đất mới Karelia (30% sản lượng kinh tế Phần Lan đã rơi vào tay Liên Xô).
Sự căm phẫn trong dân chúng và chính phủ Phần Lan, khiến họ bắt buộc phải từ bỏ chính sách trung lập và tham gia cùng với quân Đức tấn công Liên Xô trong Chiến tranh Xô-Đức năm 1941. Dù vậy, sau khi giành lại các vùng đất bị mất năm 1940, Phần Lan đã dừng lại, không tiếp tục tiến vào lãnh thổ Liên Xô cùng phát xít Đức.
Năm 1944, Hồng quân Liên Xô phản công và phải trả một giá đắt mới đánh bại được quân Phần Lan, đồng thời chiếm lại các vùng đất này.
Phần Lan và Liên Xô sau đó đã ký kết hòa ước: Phần Lan công nhận chủ quyền của Liên Xô tại Karelia, trong khi Liên Xô đảm bảo sẽ không đưa quân vào Phần Lan và cũng không thuê cảng biển của Phần Lan nữa (do mối đe dọa từ Đức đã sắp kết thúc).
Từ sau năm 1944, 2 nước có quan hệ ngoại giao khá tốt, Phần Lan là một trong số ít nước phương Tây không gia nhập NATO và duy trì quan hệ hợp tác kinh tế, kỹ thuật với Liên Xô trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Và Helsinki vẫn tiếp tục duy trì quan hệ tốt với nước Nga thời kỳ hậu Liên Xô. 
Thiên Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét