CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Mỹ viện trợ QS cho Kiev, Nga cấp vũ khí cho Donbass?

Một nghị sĩ Nga vừa đề xuất là nếu Mỹ cung cấp súng đạn cho Kiev thì Nga cũng chuyển giao vũ khí cho Donbass.

Nghị sĩ Nga đề nghị đưa quân sang Ukraine hoặc cung cấp vũ khí cho Donbass
Ngày hôm qua - 28/12 một thành viên của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) nêu khả năng cung cấp vũ khí Nga cho lực lượng ly khai đông nam Ukraine. Vị nghị sĩ này cho rằng, nếu Mỹ cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev thì Nga có thể xem xét khả năng cung cấp trang thiết bị quân sự cho Donbass.
Theo Interfax, hạ nghị sĩ Franz Klintsevich, thành viên Ủy ban Quốc phòng Duma cho biết ý kiến vào ngày 28-12, khi ông bình luận về phát biểu của Tổng thống Mỹ cho biết Washington có thể chuyển toàn bộ các thiết bị quân sự hiện có ở Afghanistan cho Ukraina.
"Việc chuyển các thiết bị từ Afghanistan đến Ukraina là một bước làm rất nguy hiểm, chắc chắn sẽ dẫn đến sự leo thang bạo lực ở đông nam Ukraina" - ông Klintsevich tuyên bố với các phóng viên và cho biết rằng, số lượng vũ khí Mỹ ở Afghanistan là vô cùng lớn.

"Tận dụng mọi khả năng của một nghị sĩ Quốc hội khóa IV, tôi sẽ đề xuất Duma Quốc gia kiến nghị Tổng thống Nga thông qua quyết định cung cấp cho các nước Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk thiết bị quân sự của Nga" - ông Klintsevich cho biết.
Như nghị sĩ nhấn mạnh, lúc này còn chưa quá muộn để dừng lại. Ông sẽ công khai đề nghị Tổng thống Mỹ "vô cùng cân nhắc, suy tính về những hậu quả mà việc làm này có thể gây nên" bởi vùng đất Donbass nhỏ bé có thể sẽ bị hủy diệt vì các vũ khí hạng nặng của Mỹ.
Nghị sĩ Nga đề nghị Nga cung cấp vũ khí cho lực lượng ly khai Donbass
Nghị sĩ Nga đề nghị Nga cung cấp vũ khí cho lực lượng ly khai Donbass
Hồi tuần trước, một nghị sĩ Nga còn đưa ra biện pháp đáp trả mạnh bạo hơn khi đưa ra đề xuất là Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) nên tái trao quyền cho Tổng thống Nga Putin có thể sử dụng lực lượng vũ trang Nga ở Ukraine nếu Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine làm chiến sự thêm căng thẳng.
Ngày 13-12 vừa qua, ngay sau khi thượng viện Mỹ phê chuẩn “Luật hỗ trợ tự do Ukraine”, một nghị sĩ cánh tả Nga đã đề xuất những động thái đáp trả cứng rắn khi cho rằng, Nga nên có các biện pháp thích hợp, chẳng hạn như triển khai quân đội trên lãnh thổ Ukraine, trước khi sự đe dọa đến an ninh Liên bang trở nên quá nguy hiểm.
Ông Mikhail Yemelyanov - Phó Chủ tịch “Đảng nước Nga Công bằng” tuyên bố với các phóng viên là: “Quyết định của Thượng viện Mỹ là cực kỳ nguy hiểm. Nếu nó được tổng thống Mỹ và Nhà Trắng hậu thuẫn thì Nga cần phải hành động ngay lập tức bằng những biện pháp thích hợp”.
Ông cho rằng, quyết định của Thượng viện Mỹ nên được đáp trả bằng quyết định của Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga), trao cho Tổng thống Putin quyền sử dụng lực lượng quân sự đánh phủ đầu trên lãnh thổ Ukraine. Nga không nên chờ đợi cho đến khi Ukraine có vũ trang và trở nên thực sự nguy hiểm.
Được biết, vào ngày 1-3 năm nay, Thượng viện Nga đã thông qua một nghị quyết cho phép Tổng thống Putin “sử dụng lực lượng quân sự trên lãnh thổ Ukraine” cho đến khi “tình hình xã hội và chính trị tại Ukraine trở lại bình thường”.
Các chiến binh thuộc lực lượng ly khai đông nam Ukraine
Các chiến binh thuộc lực lượng ly khai đông nam Ukraine
Tuy nhiên, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố rằng, tuy nhân dân Nga đã trao cho ông quyền can thiệp quân sự vào Ukraine nhưng ông không muốn sử dụng quyền đó. Vào ngày 25-6, Hội đồng Liên bang Nga đã bỏ phiếu hủy bỏ đạo luật trên, sau khi ông Putin gửi thư đề nghị thu hồi quyết định cho phép điều động quân đội đến Ukraine.
Ông Yemelyanov cũng lưu ý, quyết định của Thượng viện Mỹ hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine đã thể hiện rằng Washington không hề quan tâm đến sự leo thang xung đột miền đông Ukraine và thực chất Hoa Kỳ đang tìm cách biến Ukraine thành một "chiến binh quốc tế làm bàn đạp tấn công vào Liên bang Nga."
Ông nhấn mạnh: "Trong một vài năm tới, chắc chắn là Ukraine sẽ trở thành một quốc gia nghèo đói với một chính phủ chống Nga, chính quyền này sẽ dạy cho dân chúng căm thù Nga. Mỹ và Ukraine sẽ tuyên truyền cho dân chúng rằng người láng giềng Liên bang Nga là nhân tố khiêu khích, khơi lên các xung đột”.
Mỹ cấp viện trợ quân sự, Ukraine xây quân đội hàng đầu châu Âu
Được biết, phản ứng giận dữ của các nghị sĩ Nga xuất phát từ nguyên nhân Mỹ đã ban hành đạo luật “Luật hỗ trợ tự do Ukraine”, được điện Kremlin cho là một "quả bom hủy diệt " quan hệ song phương Mỹ - Nga, bởi trong khi Moscow viện trợ lương thực cho nhân dân Donbass thì Washington viện trợ vũ khí cho chính quyền Kiev
“Luật hỗ trợ tự do Ukraine” được Tổng thống Mỹ Barak Obama ký ban hành đạo luật vào ngày 19-12 vừa qua. Các nghị sỹ Ukraine gọi đây là “quyết định mang tính lịch sử” bởi lâu nay chính quyền ở Kiev đã hối thúc phương Tây hỗ trợ quân sự nhưng đến nay chỉ nhận được những thiết bị không sát thương.
Mỹ đã phê chuẩn cung cấp 350 triệu USD viện trợ quân sự cho quân đội Ukraine
Mỹ đã phê chuẩn cung cấp 350 triệu USD viện trợ quân sự cho quân đội Ukraine
Trong “Luật hỗ trợ tự do Ukraine”, chính quyền ở Kiev được Washington coi là “đồng minh chủ chốt không thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO” của Mỹ, một vị thế mà Mỹ cũng dành cho Gruzia và Moldova - những quốc gia thuộc Liên Xô cũ và hiện đang mâu thuẫn với Nga về vấn đề ly khai lãnh thổ.
Đạo luật mới của Mỹ sẽ mở đường để Washington viện trợ số vũ khí hạng nặng trị giá 350 triệu USD cho Ukraine. Luật cũng đe dọa sẽ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga trong bối cảnh đồng Rúp sụt giá thê thảm vì ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt cũng như giá dầu thế giới giảm xuống mức kỷ lục.
Nga lên án quyết định cung cấp cho Ukraine khối lượng vũ khí tổng trị giá 350 triệu USD là ý đồ phá hoại nên hòa bình. Đối với một đất nước mới gần đây ký vào thỏa thuận ngừng bắn chỉ vì phải đối mặt với những biến động bất lợi trên mặt trận, đạo luật mới của Mỹ có thể là động lực cho hành vi xâm lược mới.
Theo Nga, việc “xuất khẩu dân chủ, thay đổi chế độ” và tổ chức những cuộc "cách mạng màu" ở những khu vực khác nhau trên thế giới, áp dụng các phương pháp khác để áp đặt ý chí của nước khác cho các quốc gia chủ quyền mà không quan tâm đến truyền thống và đặc điểm dân tộc của họ là một yếu tố gây bất ổn nghiêm trọng.
Căng thẳng được đẩy lên đến đỉnh điểm khi Quốc hội Ukraine hôm 23-12 đã bỏ phiếu thông qua dự luật xóa bỏ trạng thái không liên kết của nước này, mở đường cho phép Kiev gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời tăng ngân sách quốc phòng lên mức 5% để mua sắm vũ khí trang bị phục vụ cho chiến tranh.
Ukraine quyết định tăng ngân sách quốc phòng lên mức 5% để xây dựng
Ukraine quyết định tăng ngân sách quốc phòng lên mức 5% để xây dựng "quân đội hàng đầu châu Âu"
Trong bối cảnh nền kinh tế bị phá sản, Bộ Quốc phòng Ukraine vẫn đưa ra kế hoạch chi khoảng 475 triệu USD để mua sắm vũ khí để xây dựng một “quân đội hàng đầu châu Âu”. Trong đó, khoảng 110 triệu USD để mua vũ khí của nước ngoài trong năm 2015, cùng với 365 triệu USD chi cho việc sản xuất vũ khí trong nước.
Ngày 20-12, thư ký Hội đồng Quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine Oleksandr Turchynov tuyên bố, nước này sẽ chi khoảng 86 tỷ Hryvnia (khoảng 5,4 tỷ USD) cho ngân sách quốc phòng và an ninh năm 2015. Trong đó, 80 tỷ sẽ được đưa vào ngân sách chung và 6 tỷ sẽ được sử dụng mua vũ khí, trang thiết bị quân sự đáp ứng nhu cầu của các lực lượng vũ trang.
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Poltorak cũng cho biết sẽ gọi nhập ngũ 40.000 người trong năm 2015 và huấn luyện 10.500 lính chuyên nghiệp. Đồng thời, Kiev sẽ tuyển mộ thêm binh sĩ để thay thế những người đã hoàn thành thời gian đi nghĩa vụ quân sự, nâng tổng số quân nhân trong lực lượng vũ trang Ukraine từ 232.000 tăng lên 250.000.
Ukraine đã dỡ bỏ quy định đi nghĩa vụ quân sự bắt buộc hồi tháng 10-2013. Trong năm đó, Ukraine chỉ có 130.000 quân nhân trong lực lượng vũ trang của mình và gọi nhập ngũ chưa đến 25.000 người. Kiev chỉ mới khôi phục quy định này hồi tháng 5 vừa qua sau sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga và cuộc xung đột với lực lượng ly khai ở miền Đông nước này.
Chỉ tính riêng từ tháng 11 đến cuối năm 2014, Bộ quốc phòng Ukraine đã mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự trị giá 792 triệu Hryvnia (gần 60 triệu USD). Cơ quan mua sắm vũ khí và kỹ thuật quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine đã ký kết 30 hợp đồng, thỏa thuận và hợp đồng bổ sung cấp nhà nước để sản xuất, đại tu các vũ khí trong nước.
  • Thiên Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét