CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Năm 2015: Thế giới đứng trước những nguy cơ xung đột nào?

Năm 2014, khi các điểm “nóng” trước đó như Syria, Iraq vẫn chưa kịp “nguội”, thì các xung đột khác đã nảy sinh, đặc biệt là cuộc khủng hoảng ở Ukraine, kéo theo sự đối đầu giữa Nga - phương Tây.
Theo trang Business Insider, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ vừa công bố báo cáo nêu ra những nguy cơ xung đột có thể xảy ra trên khắp thế giới vào năm 2015. Báo cáo dựa trên những phân tích của các quan chức chính phủ, các chuyên gia đối ngoại. Báo cáo còn xét tới mức độ những xung đột này ảnh hưởng tới Mỹ
Nội chiến ở Iraq (Tác động cao; khả năng xảy ra cao)
Hiện trường một vụ đánh bom xe ở Baghdad 15 tháng 3 năm 2007.
Tình trạng bạo lực ở Iraq tiếp tục xấu đi do các cuộc đụng độ giữa người Sunni và Shia. Nếu bạo lực phe phái tiếp tục diễn ra, Iraq có thể sẽ lâm vào hỗn loạn nghiêm trọng, thậm chí là nội chiến.
Khủng bố tấn công Mỹ (Tác động cao; khả năng xảy ra vừa phải)
Al-Qaeda và các tổ chức khủng bố khác vẫn tiếp tục đe dọa tấn công nước Mỹ trong hơn một thập kỉ qua sau cuộc khủng bố ngày 11/9/2001.
Lầu Năm Góc (Mỹ).
Mặc dù Mỹ đã tiêu diệt thành công hầu hết các lãnh đạo cấp cao của al-Qaeda nhưng các chi nhánh của tổ chức này và các nhóm cực đoan khác như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập, và Lashkar-e-Taiba, đang ngày càng mạnh.
Ngoài ra, các vụ khủng bố do chính công dân Mỹ thực hiện như vụ đánh bom khủng bố tại Marathon Boston hồi tháng 4/2013 cũng rất đáng lo ngại.
Khủng hoảng Triều Tiên (Tác động cao; khả năng xảy ra vừa phải)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên  Kim Jong-un (áo đen, giữa).
Việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thanh trừng các quan chức cấp cao, trong đó có ông chú Jang Song-taek, tăng nguy cơ bất ổn chính trị và tình trạng bất ổn trong nước. Điều này cũng có thể gây ra những nguy cơ nguy hiểm, dẫn đến sự can thiệp của các cường quốc láng giềng.
Hơn nữa, các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, Triều Tiên đã có đủ plutonium để sản xuất 5 vũ khí hạt nhân.
Đối đầu vũ trang ở Biển Đông (Tác động cao, khả năng diễn ra vừa phải)
Một sĩ quan hải quân Philippines trong một cuộc tập trận với hải quân Mỹ.
Các cuộc tranh chấp ở Biển Đông có thể leo thang thành  xung đột quân sự giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Việc Trung Quốc hung hăng tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biền Đông có thể gây bất ổn cho khu vực.
Khủng hoảng hạt nhân Iran (Tác động cao; khả năng xảy ra vừa phải)
Tổng thống Iran Hassan Rouhani.
Gần đây có một số bước đột phá trong việc giải quyết những bế tắc về chương trình hạt nhân của Iran, nhưng hiện vẫn chưa có biện pháp giải quyết lâu dài vấn đề này. Sau khi Tổng thống Hassan Rouhani lên nắm quyền hồi tháng 6/2013, Iran đã bày tỏ mong muốn đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc giải quyết những bất đồng với Mỹ về hoạt động làm giàu hạt nhân của Iran.
Từ năm 2006, LHQ đã thông qua 9  nghị quyết  về Iran, nhưng Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAIA) vẫn không thể xác nhận được khả năng quân sự tiềm năng trong các hoạt động hạt nhân bí mật của Iran.
Xung đột Israel-Palestine leo thang (Tác động vừa phải; khả năng xảy ra cao)
Cuộc không kích của Israel nhằm vào Dải Gaza trong mùa hè năm 2014 đã khiến nhiều thường dân thiệt mạng.
Vụ 3 thanh niên Israel và một thanh niên Palestine bị giết hại trong mùa hè năm 2014 đã thổi bùng các cuộc đụng độ tại các lãnh thổ Palestine và khơi mào cho cuộc đối đầu quân sự giữa quân đội Israel và Hamas, một nhóm Hồi giáo Sunni ở Gaza. Tháng 8/2014, Hamas đã bắn nhiều tên lửa về phía Israel. Đáp lại, Israel phát động cuộc không kích ác liệt vào Dải Gaza, khiến nhiều thường dân, trong đó có nhiều trẻ em. Sau đó, cuộc đối đầu chấm dứt với một thỏa thuận ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian.
Tuy vậy, nguy cơ xung đột bùng phát trở lại ở khu vực này vẫn đang rất cao.
Bạo lực ở Đông Ukraine (Tác động vừa phải; khả năng xảy ra cao)
Hiện trường thảm kịch MH17.
Những bất ổn chính trị cuối năm 2013 đã leo thang thành khủng hoảng ở Ukraine. Cuộc khủng hoảng này dẫn đến sự đối đầu khốc liệt giữa Nga và phương Tây. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế mạnh mẽ đối với Moscow nhằm ngăn cản Moscow can thiệp vào tình hình Ukraine. Mặc dù, chính phủ Ukraine gần đây liên tục nỗ lực để duy trì lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine, nhưng lệnh ngừng bắn này vẫn rất mong manh.
Hiện có rất nhiều mối đe dọa trong cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine. Kiev cũng đang phải đối mặt với không ít nguy cơ xung đột sẽ diễn ra rộng lớn hơn. Mối quan hệ bị tổn thương giữa Nga – Mỹ cũng làm mất đi sự hợp tác trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
Nội chiến ở Syria (Tác động vừa phải; khả năng xảy ra cao)
Một chiến binh nổi dậy trong cuộc đối đầu với quân đội Syria.
Bất ổn hiện tại đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức thánh chiến. Đáng chú ý nhất là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). IS hiện đang kiểm soát một phần lãnh thổ rộng lớn của Syria, thực hiện các hành động bạo lực chống lại người Shia, người Kitô hữu, người Sunni.
Ngoài ra, tình trạng bạo lực này còn có thể tạo ra một nơi trú ẩn an toàn cho các  nhóm cực đoan khác đang hoạt động ở Syria, như Nusra Front và Hezbollah có liên kết với al-Qaeda.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét