CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Giới tài phiệt gây áp lực để Mỹ bắt tay Nga

gioi tai phiet
Nếu có một cụm từ lột tả được hết bức tranh thế giới trong năm 2014 thì không gì chính xác hơn là u ám, một sự u ám bao trùm toàn thế giới là bức tranh của năm 2014. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã qua nhưng thế giới vẫn đang vật lộn trong sự phục hồi và giới tài phiệt phương Tây cũng chịu thiệt hại nặng nề

Nhưng năm 2014 đã qua để nhường chỗ cho năm 2015, những sự u ám cũng sẽ phải nhường chỗ cho những điều tích cực hơn, khi sự u ám đã buộc người ta phải xích lại gần nhau hơn, đặc biệt là Nga và Mỹ.

Không khó để nhận ra cuộc xung đột quân sự ở Ukraine đã gây ra những hậu quả trầm trọng như thế nào cho bức tranh thế giới vốn đã quá ảm đạm bởi sự phục hồi kinh tế chậm chạp. Các nước phương Tây dù coi Nga như một thị trường đầy tiềm năng và là một phần quan trọng trong bức tranh kinh tế thế giới nhưng vẫn buộc phải đưa ra các lệnh trừng phạt kinh tế sau sự việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và dính dáng đến xung đột ở các tỉnh phía Đông Ukraine. 
Phương Tây đã quay lưng với Nga bất kể các doanh nghiệp của họ đang thiệt hại lớn do mất đi một thị trường quan trọng, còn Nga thì cũng trải qua một năm đầy chật vật vì khủng hoảng kinh tế trong đó một phần là do các lệnh trừng phạt đem lại. Tình trạng hiện tại đang không đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Cùng với đó, những thay đổi về tình hình thế giới cũng đang vô tình đẩy Nga và Mỹ xích lại gần nhau hơn. Arab Saudi và OPEC, vốn có mối quan hệ tốt với Mỹ giờ đây đang phát động một cuộc chiến với nền kinh tế số một thế giới để tranh giành thị phần trên thị trường dầu thế giới. Trong bối cảnh công nghệ khai thác dầu đá phiến phát triển, Mỹ đang có tiềm năng trở thành nước có sản lượng khai thác dầu lớn nhất thế giới vào năm 2020. 
Do đó, ý định của Mỹ là vừa vươn lên trở thành một quyền lực mới trên thị trường dầu, nhưng vẫn muốn OPEC vốn chiếm 40% lượng dầu toàn thế giới vẫn phải đóng góp vai trò với thị trường dầu. OPEC và Arab Saudi đã không chấp nhận, buộc Mỹ phải lao vào một cuộc đọ sức mà Mỹ bị đánh giá là yếu thế hơn.
Dễ hiểu rằng ở thời điểm hiện tại, Mỹ đang cần một đồng minh, dù là tạm thời, để ép OPEC phải nhượng bộ. Vì thế Nga được xem như đối tượng khả dĩ nhất khi Nga đang là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và cũng đang phải căng sức trong cuộc chiến giá dầu với OPEC. 
Quan trọng hơn, là sức ép từ chính giới tài phiệt thương mại Mỹ và các nước Châu Âu đang buộc Nhà Trắng phải có một biện pháp hữu hiệu hơn để giải quyết ổn thỏa vấn đề Ukraine vốn vẫn đang dậm chân tại chỗ mà không có những bước tiến đáng kể nào. Tiếp tục cuộc phong tỏa kinh tế Nga không phải là một chính sách có lợi khi nó đang gây ra thiệt hại lớn cả cho kinh tế Nga lẫn kinh tế phương Tây.
Vì thế, vấn đề đưa ra một giải pháp hiệu quả để xử lý vấn đề tồn tại với Nga được xem là một trọng tâm hàng đầu của Mỹ trong những ngày đầu của năm 2015. Các cuộc họp quan trọng để xử lý vấn đề với Nga đã được lên lịch ở Nhà Trắng, theo đó xu hướng chủ đạo là tìm biện pháp giảm căng thẳng với Nga, trong đó giải pháp được đề xuất là Mỹ và phương Tây sẽ dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt kinh tế để đổi lấy việc Nga ngưng sự hỗ trợ cho lực lượng quân sự đối lập ở Luhansk và Donetsk, vấn đề Crimea sẽ được xem xét một cách độc lập. 
Đây được xem là một nỗ lực tiến tới thỏa hiệp giữa hai bên để giảm căng thẳng ở thời điểm hiện tại vốn không có lợi cho cả hai bên. Giải pháp này được đánh giá là rất có tiềm năng khi ngoại trưởng Mỹ John Kerry và ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov có mối quan hệ thân thiện.
Một khi vấn đề miền Đông Ukraine được tháo gỡ, không chỉ đem lại sự ổn định nhất định cho mối quan hệ chính trị giữa hai bên, mối quan hệ kinh tế cũng sẽ được dần nối lại vốn là điều được cả Nga và phương Tây cùng quan tâm. Quan trọng không kém là Nga có thể tiếp tục duy trì chính sách không giảm sản lượng dầu của mình cùng với Mỹ để buộc OPEC phải thỏa hiệp. 
Một thị trường dầu được chia đều hơn cho ba bên là điều mà cả Mỹ và Nga đều hướng đến thay vì OPEC đang độc chiếm như trong quá khứ. Viễn cảnh Nga và Mỹ có thị phần lớn hơn trên thị trường dầu thế giới sẽ là một đòn bẩy cần thiết để hai nước phục hồi kinh tế nhanh hơn, đồng thời mối quan hệ kinh tế giữa Nga và phương Tây được khơi thông trở lại cũng sẽ là điểm sáng cho nền kinh tế thế giới trong năm 2015. Đã đến lúc các bên cần bắt tay nhau thay vì tiếp diễn cuộc xung đột hao tiền tốn của như đã làm trong năm 2014.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét