CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Trung Quốc đổi giọng về Biển Đông: Thân thiện như thế nào?

(Tin tức 24h) - Đề nghị một hiệp ước “thân thiện” với ASEAN nhưng Trung Quốc vẫn muốn giải quyết căng thẳng Biển Đông trong nội bộ các nước liên quan.

Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và các nước trong Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục đàm phán các vấn đề trên Biển Đông trong sự leo thang về tình hình tranh chấp chủ quyền tại Thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại Naypyitaw, Myanmar.
“Trung Quốc sẵn sàng là nước đầu tiên kí vào hiệp ước hợp tác hoà bình và phát triển với các nước ASEAN”, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói với các lãnh đạo có mặt trong Hội nghị ASEAN đang diễn ra tại Myanmar.

Ông Lý cho biết thêm sẽ sẵng sàng kí kết thỏa thuận với các nước trong khu vực trên tinh thần hữu nghị và hợp tác. Hơn nữa, Thủ tướng Trung Quốc vẫn khẳng định quyết tâm giữ vững lập trường của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông cần được giải quyết trực tiếp hơn là thông qua các tổ chức trung gian.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề nghị một hiệp ước thân thiện với ASEAN
Thủ tướng Lý sẽ có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo trong khối ASEAN sau khi kết thúc hội nghị vào ngày 13/11.
Những ngôn từ thân thiện, hữu hảo như thế này được Trung Quốc sử dụng nhiều lần tại APEC lần này. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tuyên bố: "Trung Quốc muốn sống hài hòa với tất cả các nước láng giềng". Thế nhưng rõ ràng Bắc Kinh không thay đổi lập trường cách giải quyết căng thẳng trên Biển Đông.
Các nhà phân tích cho rằng, chính quan điểm “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc, cũng như lựa chọn giải quyết song phương là nguồn gốc của sự bất đồng với ASEAN. Điều này khiến các nước nghi ngờ ý định thành thật của Trung Quốc khi đưa ra các đề xuất hữu nghị.
Phản ứng lại đề nghị hiệp ước "thân thiện" của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết nước này đã tỏ ra “lạnh nhạt” khi cho rằng hành động này không thực tế, và cũng chỉ tương tự như lời đề nghị được đưa ra bởi Manila mà Bắc Kinh đã bác bỏ vào năm 2012.
Trước đó, ông Tập Cận Bình đã ca ngợi Malaysia về việc nước này đã có cách tiếp cận ngoại giao "im lặng" trong việc giải quyết tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.
Theo Thủ tướng Malaysia Najib Razak: "Ngài Chủ tịch Tập Cận Bình thừa nhận rằng cách tiếp cận ngoại giao im lặng của Malaysia là phương pháp tốt nhất, vì nó nhấn mạnh vào việc thảo luận hơn là đối đầu hoặc đưa vấn đề Biển Đông ra quốc tế".
An Nhiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét