CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Những âm mưu ám sát Tổng thống Obama táo tợn - kỳ 2

Năm 2011 đánh dấu 10 năm vụ tấn công ngày 11/9 xảy ra tại Mỹ. Do vậy, đội mật vụ và các cơ quan an ninh càng tăng cường cảnh giác khi bảo vệ Tổng thống trong khoảng thời gian này.

Khalid Kelly, một người Hồi giáo tuyên bố ủng hộ al-Qaeda, bị bắt vì công khai tuyên bố ám sát Tổng thống Obama. Ảnh: Daily Mail
Khalid Kelly, một người Hồi giáo tuyên bố ủng hộ al-Qaeda, bị bắt vì công khai tuyên bố
 ám sát Tổng thống Obama. Ảnh: 
Daily Mail
Tháng 5/2011, 10 ngày trước khi Tổng thống Obama công du đến Ireland, cảnh sát ở Dublin đã bắt giữ một phần tử Hồi giáo sùng bái tư tưởng thánh chiến là Khalid Kelly. Kelly bị bắt vì công khai đe dọa ám sát ông Obama. Trong một cuộc phỏng vấn báo Sunday Mirror, Khalid quả quyết rằng al-Qaeda sẽ lên kế hoạch sát hại Tổng thống ngay tại Ireland, và y muốn đích thân thực hiện. "Làm sao tôi có thể không vui sướng khi chính tay mình tiễn kẻ thù lớn nhất của thế giới Hồi giáo rời khỏi cuộc đời", Khalid nói. Nửa năm sau đó, Nhà Trắng chứng kiến một sự cố an ninh nghiêm trọng hơn. Sự việc xảy ra vào đêm ngày 11/11/2011, khi Oscar Ramiro Ortega-Hernandez nã súng trường bán tự động Cugir từ xe ôtô đậu ở đại lộ Consitution. Y đã bắn 9 phát đạn, trong đó có một viên ghim trúng cửa sổ phòng khách trong Nhà Trắng. Tuy nhiên, Tổng thống Obama khi đó không ở nhà vì đang dự hội nghị APEC ở Hawaii.

Vụ Glendon Scott Crawford bắn súng vào Nhà Trắng năm 2011 là một trong những bê bối của mật vụ Mỹ. Ảnh: CNN
Vụ Glendon Scott Crawford bắn súng vào Nhà Trắng năm 2011 là một trong những bê bối của mật vụ Mỹ
. Ảnh: CNN
Mãi đến 5 ngày sau, cảnh sát mới bắt Hernandez tại một khách sạn ở Indiana, bang Pennsylvania. Quá trình điều tra cho thấy Hernandez là một trong những kẻ luôn nung nấu thực hiện kế hoạch tấn công Tổng thống Obama, xem ông là "quỷ dữ". Trong phiên tòa ngày 31/3/2014, hãng AP cho biết thẩm phán đã tuyên án 25 năm tù giam với Hernandez vì tội phá hoại tài sản, nổ súng tấn công và âm mưu khủng bố.

Năm 2012: Âm mưu lật đổ chính phủ từ trong quân đội

Năm 2012, bốn binh sĩ trong lục quân Mỹ tại bang Georgia phải ra hầu tòa vì âm mưu thành lập một nhóm phiến quân lật đổ chính quyền liên bang và ám sát Tổng thống Mỹ. Các bị cáo gồm binh nhì Isaac Aguigui, binh nhất Michael Burnett, trung sỹ Anthony Peden và binh nhất Christopher Salon. Các bị cáo đã mua những khẩu súng và nguyên liệu chế tạo bom, tổng giá trị 87.000 USD. Bốn người âm mưu chiếm đoạt căn cứ Stewart, đánh bom ở thành phố Savannah (bang Georgia) và bang Washington. Thậm chí, Peden còn giết hại cựu quân nhân Micheal Roark cùng bạn gái 17 tuổi của anh vì hai nFBI mất 15 tháng theo dõi hành tung của Crawford. Vào tháng 6/2013, ngay sau khi bắt cả 2 đối tượng, FBI phát hiện ra loại vũ khí nguy hiểm này bên trong một chiếc xe tải. Các chuyên gia xác nhận thiết bị này có khả năng hoạt động và đủ sức gây chết người. Theo FBI, "kẻ thù" của Crawford là những người theo đạo Hồi và một số người Mỹ, trong đó có Tổng thống Obama.gười này biết về kế hoạch thành lập nhóm phiến quân lật đổ.

Bức thư chứa chất độc ricin
Vào ngày 16/4/2013, các nhân viên an ninh ở Washington nhận được nhiều lá thư bôi chất độc ricin, một chất độc gây chết người, tới các quan chức chính phủ và cả Tổng thống Obama. Tất cả những lá thư này đều gửi từ Memphis, bang Tennessee. 


Trung sỹ Anthony Peden ra hầu tòa vì âm mưu lập nhóm phiến quân lật đổ và ám sát tổng thống. Ảnh: AP
Trung sỹ Anthony Peden ra hầu tòa vì âm mưu lập nhóm phiến quân lật đổ và
ám sát Tổng thống. Ảnh: 
AP


Trong phiên tòa tuyên án vào tháng 5/2014, tòa án tuyên Peden mức tù chung thân cùng khả năng phóng thích sau khi thi hành án ít nhất 30 năm. Thẩm phán lý giải việc xử khoan hồng vì những thành tích mà bị cáo từng lập khi còn trong quân đội. Trong khi đó, Salmon và Aguigui nhận bản án tù chung thân và không có cơ hội giảm án. Cả hai từng thỉnh cầu xin thoát án tử hình. Theo điều tra viên, Aguigui chính là thủ lĩnh nhóm phiến quân, y dự định cung cấp tài chính đến 500.000 USD. Số tiền này chính là tiền bảo hiểm mà Aguigui nhận được sau khi vợ y cùng người con trong bụng cô qua đời. Tuy nhiên, nhà điều tra khẳng định Aguigui đã thắt cổ vợ đến chết nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm. Binh nhất Burnett trước đó đã đồng ý làm nhân chứng vạch ra tội trạng của những đồng phạm để nhận khoan hồng. Hiện Burnett vẫn chưa nhận bản án chính thức.

Năm 2013: chất độc chết người và vũ khí ám sát công nghệ cao

Lực lượng an ninh New York đã bắt Glendon Scott Crawford, 49 tuổi, sau khi phát hiện y dầy công nghiên cứu và thiết kế hệ thống phóng tia X-quang cực mạnh, đủ tạo ra lượng bức xạ gây chết người. Thiết bị này hiện đại tới mức có thể kích hoạt từ xa. Crawford cũng chiêu dụ thêm Eric J. Feight, 54 tuổi, tham gia chế tạo vũ khí.

Glendon Scott Crawford, tác giả âm mưu ám sát tổng thống và nhiều người bằng vũ khí tia X-quang. Ảnh: AP
Glendon Scott Crawford, tác giả âm mưu ám sát tổng thống và nhiều người bằng vũ khí tia X-quang. Ảnh: AP

FBI mất 15 tháng theo dõi hành tung của Crawford. Vào tháng 6/2013, ngay sau khi bắt cả 2 đối tượng, FBI phát hiện ra loại vũ khí nguy hiểm này bên trong một chiếc xe tải. Các chuyên gia xác nhận thiết bị này có khả năng hoạt động và đủ sức gây chết người. Theo FBI, "kẻ thù" của Crawford là những người theo đạo Hồi và một số người Mỹ, trong đó có Tổng thống Obama.

Tuy vũ khí chưa hoàn thiện và FBI không tìm thấy kế hoạch rõ ràng về âm mưu ám sát Tổng thống Obama, nhưng các công tố viên đều đề nghị truy tố 2 bị cáo âm mưu khủng bố, cụ thể là việc chế tạo loại vũ khí có khả năng giết người hàng loạt.


Bức thư chứa chất độc ricin
Vào ngày 16/4/2013, các nhân viên an ninh ở Washington nhận được nhiều lá thư bôi chất độc ricin, một chất độc gây chết người, tới các quan chức chính phủ và cả Tổng thống Obama. Tất cả những lá thư này đều gửi từ Memphis, bang Tennessee. 

Everett Dutschke đã gửi các lá thư bôi chất độc ricin đến Tổng thống Obama và một số quan chức. Ảnh: AP
Everett Dutschke đã gửi các lá thư bôi chất độc ricin đến Tổng thống Obama và một số quan chức. Ảnh: AP

Ngày 27/4, cơ quan điều tra khám xét nhà nghi phạm chính là Everett Dutschke. Sau đó gần 2 tháng, một tòa án buộc tội Dutschke 5 tội danh, trong đó có tội sản xuất và sử dụng chất độc chết người làm vũ khí, tội đe dọa ám sát Tổng thống và các thượng nghị sĩ.

Âm mưu ám sát bằng thư độc tái diễn vào tháng 6/2013, khi lá thư bôi ricin khác gửi tới ông Obama. Nữ diễn viên Shannon Richardson sau đó đã đến đồn cảnh sát tố cáo chồng cô, Nathan Richardson, là người đứng sau sự việc. 
Tuy nhiên, điều tra viên nhanh chóng lật tẩy lời nói dối này, khẳng định Shannon mới là người gửi lá thư, sau đó âm mưu đổ tội cho chồng vì anh ta muốn ly hôn với cô. Shannon nhận tội vào cuối năm 2013. Một tòa án đã tuyên 18 năm tù giam đối với Shannon kể từ tháng 7/2014.

MINH ANH


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét